VIII. Những đóng góp mới của đề tài
1.5. Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học ở trường thpt
1.5.1.Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học nói chung
Đánh giá thực trạng giáo dục Việt Nam, tài liệu chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 đã khẳng định: “Chương trình, giáo trình, phương pháp giáo dục
thi cử, chưa chú trọng đến tính sáng tạo, năng lực thực hành và hướng nghiệp; chưa gắn bó chặt chẽ với thực tiễn phát triển kinh tế-xã hội cũng như nhu cầu của người học; chưa gắn bó chặt chẽ với nghiên cứu khoa học-công nghệ và triển khai ứng dụng”.
Nền giáo dục mang tính “hàn lâm, kinh viện”: khái niệm tính “hàn lâm, kinh viện” chỉ một nền giáo dục định hướng vào việc truyền thụ một hệ thống tri thức được quy định sẵn dựa trên cơ sở các môn khoa học chuyên ngành, nhưng ít chú ý đến việc rèn luyện tính tích cực nhận thức, tính độc lập, sáng tạo cũng như khả năng vận dụng những tri thức đó trong thực tiễn. Trong nền giáo dục mang tính ”hàn lâm, kinh viện” thì phương pháp dạy học chủ yếu dựa trên quan điểm GV là trung tâm, trong đó người thầy đóng vai trò chính trong việc truyền thụ tri thức cho HS. PPDH chủ yếu là các phương pháp thông báo tri thức, HS tiếp thu tri thức một cách thụ động. Các PPDH phát huy tính tích cực nhận thức của HS cũng như việc rèn luyện phương pháp tự học ít được chú trọng.
Nền giáo dục “ứng thí”: việc học tập của HS mang nặng tính chất đối phó với các kỳ thi, chạy theo bằng cấp mà ít chú ý đến việc phát triển nhân cách toàn diện cũng như năng lực vận dụng kiến thức đã học trong thực tiễn. Đối với cấp THPT, vấn đề này càng nặng nề, vì tâm lý chung của HS là muốn học lên đại học, trong khi đó chỉ tiêu vào học hàng năm chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng số HS tốt nghiệp THPT. Từ đó dẫn tới xu hướng học lệch, học tủ nhằm mục đích đối phó với các kỳ thi. [9]
Phương pháp thuyết trình, thông báo tri thức của GV vẫn là phương pháp dạy học được sử dụng quá nhiều, dẫn đến tình trạng hạn chế hoạt động tích cực của HS; Trong các giờ Hoá học, học sinh ít được hoạt động, kể cả hoạt động chân tay và đặc biệt là hoạt động tư duy. Học sinh chưa được trở thành chủ thể hoạt động. Học sinh chủ yếu còn nghe giảng và học theo hình thức hỏi đáp là nhiều. Giáo viên ít cầu kì và đầu tư trong các giờ dạy và các hình thức dạy học mới ít được áp dụng. [6, 7]
Việc sử dụng phối hợp các PPDH cũng như sử dụng các PPDH phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo còn ở mức độ hạn chế; Một thực trạng thấy rất rõ ở các trường trung học phổ thông và các hệ tiểu học và trung học cũng vậy giáo viên có áp dụng theo phương pháp mới nhưng chỉ là theo hình thức mà hiệu quả chưa cao. Hầu hết các trường học đang sử dụng phương pháp truyền thống là chủ yếu như phương pháp thuyết trình, đàm thoại và tự nghiên cứu sách giáo khoa. Nhất là các môn xã hội thì phương pháp thuyết trình được sử dụng rất nhiều và lời nói chiếm ưu thế trong các giờ học như vậy.
Việc gắn nội dung dạy học với các tình huống thực tiễn chưa được chú trọng; Dạy học thí nghiệm, thực hành, dạy học thông qua các hoạt động thực tiễn ít được thực hiện. Việc sử dụng phương tiện dạy học mới, công nghệ thông tin chỉ bước đầu thực hiện ở một số trường. Việc rèn luyện khả năng vận dụng tri thức liên môn để giải quyết các chủ đề phức hợp gắn với thực tiễn chưa được chú ý đúng mức.
Thực trạng trên đây dẫn đến hệ quả là thế hệ trẻ được đào tạo trong trường phổ thông mang tính thụ động cao, hạn chế khả năng sáng tạo và năng lực vận dụng tri thức đã học để giải quyết các tình huống thực tiễn cuộc sống. Điều đó có nghĩa là giáo dục chưa đáp ứng đầy đủ mục tiêu đặt ra là “giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo…”.[*]
Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn trên đây, việc cải cách toàn diện giáo dục THPT và đổi mới PPDH là một yêu cầu cấp thiết nhằm đạt mục tiêu giáo dục phổ thông.
Kết quả nghiên cứu thực tiễn cho thấy ở một số trường THPT trong một số năm gần đây đã đạt được những tiến bộ trong việc đổi mới PPDH. Ở những trường đã bồi dưỡng cho đội ngũ GV về đổi mới PPDH và trang bị PTDH mới thì tình hình sử dụng các PPDH đã được cải thiện. Mặc dù thuyết trình vẫn còn là PPDH được sử dụng thường xuyên nhất, nhưng đã có sự kết hợp với các PPDH khác, tăng cường thí nghiệm, thực hành, làm việc nhóm, sử dụng các PPDH tích cực.