Phân tích kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng lược đồ tư duy trong dạy học hóa học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học hóa học hữu cơ lớp 11 (Trang 96)

VIII. Những đóng góp mới của đề tài

3.6. Phân tích kết quả thực nghiệm

3.6.1.Phân tích định tính

Sau khi kết thúc phần dạy chúng tôi đã tiến hành điều tra ý kiến của học sinh và nhận được kết quả sau: Đa số các học sinh thấy thích thú và bị thu hút bởi phương pháp lược đồ tư duy. Có nhiều ý kiến cho rằng học lược đồ tư duy không căng thẳng như học các phương pháp khác, nó giống như một trò chơi. Ngoài ra lược đồ đã so sánh kiến thức mới với kiến thức cũ, triển khai các kiến thức rất có hệ thống, các ý mạch lạc, rõ ràng nên dễ dàng nhớ và kiến thức được khắc sâu hơn. Thái độ học tập của HS nhóm lớp TN hăng say và tích cực hơn so với lớp ĐC. Các hình ảnh có trong LĐTD làm cho HS thấy Hóa học gắn liền với đời sống, có tính ứng dụng cao.

Chúng tôi cũng đã thăm dò ý kiến của các giáo viên dự giờ trong các tiết học đó và đa số các thầy cô nhận xét đây là một sự sáng tạo trong dạy học và mức độ hiểu của học sinh cao hơn các phương pháp thông thường. Cô giáo Nguyễn Thị Ánh Tuyết_giáo viên dạy môn hóa học (trường THPT Cửa Lò ) đã cho nhận xét: “Đây là phương pháp sáng tạo và có khả năng liên hệ thực tế cao trong dạy học hóa học. Phương pháp này giúp cho học sinh khắc sâu và tự hệ thống được kiến thức dễ dàng. Đây là phương pháp dễ làm đối với cả giáo viên và học sinh, Tôi nghĩ rằng đây là phương pháp sẽ mang lại hiệu quả rất cao và dễ dàng kết hợp với các phương pháp khác như hoạt động nhóm, phương tiện trực quan, hệ thống bài tập... Phương pháp này không thể thay bảng đen nhưng là phương pháp tốt trong hệ thống và phát triển kiến thức”.

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng lược đồ tư duy trong dạy học hóa học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học hóa học hữu cơ lớp 11 (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)