Cách sử dụng lược đồ tư duy trong dạy học hóa học

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng lược đồ tư duy trong dạy học hóa học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học hóa học hữu cơ lớp 11 (Trang 71)

VIII. Những đóng góp mới của đề tài

2.3.2. Cách sử dụng lược đồ tư duy trong dạy học hóa học

2.3.2.1. Sử dụng lược đồ đầy đủ

Lược đồ đầy đủ có thể sử dụng trong các dạng bài nghiên cứu tài liệu mới hay dạng hoàn thiện kiến thức. Có thể dùng để nghiên cứu hay tổng hợp kiến thức của từng phần như danh pháp, cấu tạo, đồng đẳng, đồng phân, danh pháp, tính chất hóa học hay điều chế và ứng dụng, tổng kết khái quát lại một bài học, một chương hay cả chương trình học. Lược đồ đầy đủ khi sử dụng với dạng bài hoàn thiện kiến thức có quy mô áp dụng rộng rãi và đa dạng hơn lược đồ áp dụng vào giai nghiên cứu kiến thức mới. Giúp cho học sinh có cái nhìn tổng quát và thu gọn kiến thức trong lược đồ.

Lược đồ đầy đủ phải làm nổi bật được cốt lõi của vấn đề, phải thực hiện được sự so sánh giữa phần kiến thức này hay phần kiến thức khác, phải nổi bật được kiến thức trọng tâm của bài.

Lược đồ này được giáo viên sử dụng theo phương pháp thuyết trình kết hợp đàm thoại nêu vấn đề để khái quát,chứng minh, khẳng định và nhấn mạnh các vùng kiến thức trọng tâm.

Ví dụ như khi dạy phần tính chất hóa học của anken thì giáo viên chuẩn bị lược đồ đầy đủ phần tính chất hóa học của anken. Giáo viên tiến hành dạy bài mới như sau:

Bước 1: Giáo viên giới thiệu lược đồ đầy đủ phần tính chất hóa học của anken.

Bước 2: Giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình, đàm thoại nêu vấn đề đi từng phản ứng cụ thể:

+) Phản ứng cộng:

GV yêu cầu học sinh nhận xét về công thức cấu tạo của anken? Từ đó suy ra tính chất hóa học đặc trưng của anken?

Sau đó giáo viên giới thiệu anken có khả năng tham gia phản ứng cộng với H2, X2,HX.

GV có thể tiến hành biểu diễn thí nghiệm etilen tác dụng với brom cho học sinh quan sát. Yêu cầu học sinh nêu hiện tượng viết các phương trình phản ứng minh họa.

Với phản ứng cộng HX giáo viên viết các sản phẩm tạo thành nêu sản phẩm chính, sản phẩm phụ. Từ đó yêu cầu học sinh nêu quy tắc Maccopnhicop.

Các phản ứng khác tương tự.

Bước 3: Khái quát lại toàn bộ kiến thức vừa học xong. Nhấn mạnh các trọng tâm để học sinh khắc sâu được kiến thức.

Bước 4: Giáo viên cho học sinh làm các bài tập dạng đơn giản áp dụng để học sinh bước đầu thu nhận kiến thức mới.

Bài 1: Viết phương trình phản ứng của 2 – metyl propen (isobutilen) với: a. H2

b. Dung dịch Brom c. Dung dịch HBr

Bài 2: Bằng phương pháp hóa học nhận biết hai lọ mất nhãn chứa hai khí: etan và etilen.

Bước 5: Đưa ra lược đồ đầy đủ khái quát lại cho học sinh kiến thức vừa lĩnh hội để củng cố lại bài học.

Cuối cùng giáo viên kết luận lại một lần nữa các kiến thức có trên lược đồ nhằm khắc sâu thêm kiến thức cho các em.

2.3.2.2. Vận dụng lược đồ khuyết.

Nếu ví lược đồ tư duy như là một bức tranh thì lược đồ dạng đầy đủ như là bức tranh hoàn mĩ và học sinh có thể tin vào đó như là một chân lí, một mốc đáng tin cậy để so sánh; còn lược đồ dạng khuyết như là một bức tranh thiếu miếng ghép, là dạng chưa được tô màu và trau chuốt chưa hoàn hảo. Bằng sự suy luận và liên kết hình ảnh học sinh sẽ tìm dần và tạo nên một bức tranh hoàn mĩ mới mà chính học sinh là những chủ nhân mới của công trình vĩ đại đó. Lược đồ dạng khuyết có thể áp dụng vào giai đoạn nghiên cứu tài liệu mới hay giai đoạn hoàn thiện kiến thức.

Lược đồ dạng này cho phép giáo viên sử dụng kết hợp phương pháp đàm thoại với hệ thống câu hỏi, phương pháp trực quan với hệ thống hình ảnh, nhóm các phương pháp nghiên cứu.

Bước 1: Giáo viên giới thiệu cho học sinh thấy lược đồ tư duy khuyết đã được chuẩn bị sẵn. Giới thiệu cho học sinh trên lược đồ phải tìm cách gọi tên của các hợp chất là: - Dẫn xuất halogen - Ancol - Phenol - Andehit - Xeton - Axit cacboxylic

Phân công nhiệm vụ cho học sinh: trên lược đồ có các hình ảnh liên quan đến cấu trúc phân tử của một số hợp chất đặc trưng. Lớp sẽ chia làm 6 nhóm nhỏ nhiệm vụ là bằng những kiến thức đã học mỗi nhóm hãy hoàn thành cách gọi tên của 6 hợp chất và sau đó điền thông tin vào chỗ trống trên lược đồ.

Ở bước này thì giáo viên có thể áp dụng kèm theo nhiều phương pháp khác nhau để hướng học sinh trả lời được các từ khóa để điền vào chỗ trống.

- Dùng phương pháp thuyết trình và lần lượt điền thông tin vào trong bảng - Dùng phương pháp đàm thoại với hệ thống câu hỏi và gợi ý để học sinh tự đưa ra các câu trả lời và cho đáp án vào các chỗ trống.

- Dùng phương pháp sử dụng hệ thống bài tập và cho học sinh hoàn thành các bài tập đó và rút ra kiến thức.

Bước 2: Giáo viên chỉnh sửa các phần mà học sinh đã làm nếu đã đúng tất cả thì không cần phải đưa ra lược đồ hoàn chỉnh, nhưng nếu chưa đúng thì giáo viên có thể cho học sinh xem lược đồ đầy đủ và hoàn chỉnh mà giáo viên đã chuẩn bị trước.

Giáo viên nhấn mạnh và so sánh kiến thức cần nhớ ở trong lược đồ:

Như ví dụ trên thì ta nhận thấy các hợp chất dẫn xuất hidrocacbon thì có các bước gọi tên giống nhau nhưng các hợp chất có đuôi gọi là khác nhau:

- Ancol: ol - Anđêhit: al - Xeton: on

- Axit cacboxylic: oic

Bước 3: Giáo viên đưa ra các bài tập yêu cầu học sinh làm vận dụng thêm có trên biểu tượng cuốn sách có trên từng nhánh của lược đồ.

Bước 4: Yêu cầu học sinh hoàn thành thêm một số lược đồ khuyết dựa vào kiến thức đã được học.

Sử dụng lược đồ khuyết vào giai đoạn này cũng với mục tiêu là hệ thống lại kiến thức, chính xác hóa kiến thức và vận dụng kiến thức. Nhưng quá trình diễn biến tâm lí của học sinh khi hoàn thành các dạng lược đồ khuyết này phức tạp hơn, học sinh phải động não, phải so sánh, phân tích và tư duy nhiều hơn. Sử dụng dạng này khó hơn so với dạng lược đồ đầy đủ nên giáo viên cần phải xây dựng hệ

thống câu hỏi cũng như bài tập kèm theo để gợi ý học sinh hoàn thành lược đồ. Loại lược đồ này tạo sự hứng thú và đam mê tìm tòi nhiều hơn.

2.3.2.3. Vận dụng lược đồ câm

Khi sử dụng lược đồ câm thì nên dùng cho từng mục nhỏ của bài học. Lược đồ câm phức tạp hơn buộc học sinh phải tư duy phân tích, so sánh để hoàn thành chính xác lược đồ. Ngoài ra lược đồ câm còn mang tính định hướng chỉ đường cho học sinh tránh những sai sót không đáng có. Loại lược đồ này tạo sự hứng thú và đam mê tìm tòi nhiều hơn so với lược đồ đầy đủ.

Với dạng này chủ yếu chúng tôi yêu cầu hoặc hướng dẫn học sinh tự thiết kế lược đồ; Sau đó cho học sinh trình bày trước lớp, thảo luận cuối cùng góp ý chỉnh sửa. Lược đồ câm phù hợp với dạng bài hoàn thiện kiến thức

Giáo viên sẽ sử dụng phương pháp đàm thoại với hệ thống câu hỏi, các hình ảnh trực quan giúp học sinh suy luận, tìm kiếm thông tin để hoàn chỉnh lược đồ. Sử dụng phương pháp đàm thoại – dạy học nêu vấn đề.

Ví dụ: khi dạy bài luyện tập ancol – phenol trong mục tính chất hóa học ancol giáo viên giới thiệu cho học sinh lược đồ câm sau:

Sau đó yêu cầu học sinh hoàn thành sơ đồ trên.

Giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi để phân tích lược đồ trên: - Nhìn vào lược đồ ta thấy ancol có bao nhiêu tính chất hóa học? - Trong các tính chất hóa học đó có những phản ứng như thế nào? Học sinh sẽ phân tích được rằng ancol có 4 tính chất hóa học: - Phản ứng thế H

- Phản ứng thế H của nhóm –OH - Phản ứng tách nước

Trong đó khi ancol tham gia phản ứng thế H của nhóm –OH có thể tác dụng với axit vô cơ, axit hữu cơ hoặc với ancol. Khi ancol tham gia phản ứng oxi hóa cho các loại sản phẩm khác nhau tùy vào bậc ancol. Ancol bậc 1 bị oxi hóa cho sản phẩm anđêhit, bậc 2 cho xeton, bậc 3 không bị oxi hóa. Sau khi phân tích được như vậy học sinh sẽ điền đúng vào lược đồ trên.

Giáo viên chỉnh sửa các phần mà học sinh đã làm nếu đã đúng tất cả thì không cần phải đưa ra lược đồ hoàn chỉnh, nhưng nếu chưa đúng thì giáo viên có thể cho học sinh xem lược đồ đầy đủ và hoàn chỉnh mà giáo viên đã chuẩn bị trước.

Sau khi đã hoàn thành lược đồ câm ở trên giáo viên yêu cầu học sinh viết các phương trình phản ứng minh họa cho các tính chất hóa học và làm một số bài tập vận dụng.

Giáo viên hướng dẫn học sinh thiết kế lược đồ tư duy.

a. Hướng dẫn học sinh xây dựng lược đồ

Lược đồ tư duy là một lược đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lí, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể “thể hiện” nó dưới dạng lược đồ tư duy theo một cách riêng, do đó việc lập lược đồ tư duy phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của mỗi học sinh. Vì vậy sử dụng lược đồ tư duy do chính học sinh tự làm sẽ phát huy được tính tích cực của học sinh, nâng cao hiệu quả giờ học.

Giáo viên có thể sử dụng giờ học ngoại khóa để hướng dẫn học sinh thiết kế lược đồ tư duy. Trước hết giáo viên nêu angorit thiết kế lược đồ:

Bước 1: Xác định nội dung – phân tích nội dung

Bước 2: Chọn chủ đề trung tâm – phác thảo ý tưởng lược đồ. Bước 3: Lựa chọn công cụ vẽ lược đồ.

Bước 4: Vẽ các tiêu đề - xác định các ý chính. Bước 5: Hoàn thiện lược đồ.

Giáo viên đi từng bước cụ thể:

Bước 1: Xác định nội dung – phân tích nội dung

Trước khi thiết kế một lược đồ bao giờ chúng ta cũng phải xác định nội dung cần vẽ. Phân tích xem nội dung chính của lược đồ, các ý nhỏ hơn minh họa. Trên lược đồ chúng ta sẽ ghi những ý chính, các ý trên lược đồ phải súc tích và ngắn gọn.

Bước 2: Chọn chủ đề trung tâm – phác thảo ý tưởng lược đồ.

Sau đó chúng ta sẽ chọn chủ đề trung tâm và vẽ chủ đề trung tâm ở chính giữa để từ đó vẽ các nhánh được dễ dàng. Tiếp theo chúng ta sẽ vẽ phác thảo sơ đồ. Xem sơ đồ có bao nhiêu ý thì vẽ bấy nhiêu nhánh tỏa ra xung quanh.

Bước 3: Lựa chọn công cụ vẽ lược đồ.

Chúng ta có thể vẽ trên giấy hoặc vẽ trên máy tính tùy thích.  Vẽ trên giấy: Cần chuẩn bị giấy A4, bút màu, bút viết.

 Vẽ trên máy tính: cần có máy tính cài phần mềm imindmap để vẽ lược đồ.

Bước 4: Vẽ các tiêu đề - xác định các ý chính.

Tiếp theo ta sẽ vẽ các tiêu đề, các ý chính, các ý đồng cấp rồi viết nội dung lên đó.

Bước 5: Hoàn thiện lược đồ.

Khi hoàn thành lược đồ, chúng ta có thể trang trí theo ý thích, vẽ thêm các hình ảnh liên quan.

Bước 6: Trình bày sản phẩm.

Học sinh trình bày sản phẩm của mình trước lớp và thuyết trình nội dung của lược đồ. Sau đó giáo viên và tập thể học sinh cùng tiến hành nhận xét, chỉnh sửa để hoàn thiện lược đồ.

b. Tiến hành lên lớp.

Có thể tổ chức theo các bước sau đây:

Bước 1: Cho học sinh lập lược đồ tư duy theo nhóm hay cá nhân với gợi ý của giáo viên.

Bước 2: Đại diện của các nhóm học sinh lên báo cáo, thuyết minh về lược đồ tư duy mà nhóm mình đã thiết lập. Qua hoạt động này giáo viên vừa biết rõ việc hiểu kiến thức của học sinh vừa là một cách rèn cho học sinh khả năng thuyết trình trước đám đông, giúp học sinh tự tin hơn, mạnh dạn hơn, đây cũng là một trong những điểm cần rèn luyện của học sinh nước ta hiện nay.

Bước 3: Học sinh thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện lược đồ tư duy về kiến thức của bài học đó. Giáo viên sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp học sinh hoàn chỉnh lược đồ tư duy, từ đó dẫn dắt đến kiến thức của bài học.

Bước 4: Củng cố kiến thức bằng một lược đồ tư duy mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn hoặc lược đồ tư duy mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hoàn chỉnh, cho học sinh lên trình bày, thuyết minh về kiến thức đó.

Ví dụ như trong bài luyện tập ankan và xiclo ankan, giáo viên chia học sinh thành 4 nhóm. Yêu cầu nhóm học sinh 1: lập lược đồ tư duy cho phần tính chất hóa học của ankan và xicloankan. Nhóm học sinh 2: lập lược đồ tư duy cho phần tính chất vật lí của ankan và xicloankan. Nhóm học sinh 3: lập lược đồ tư duy cho phần đồng đẳng, đồng phân, danh pháp và cấu tạo của ankan và xicloankan. Nhóm học sinh 4: lập lược đồ tư duy cho phần điều chế và ứng dụng của ankan và xicloankan.

Sau đó cho đại diện của từng nhóm lên báo cáo rồi cho các nhóm khác nhận xét. Giáo viên chỉnh sửa và kết luận lại phần kiến thức đó, có thể cho học sinh xem lược đồ đầy đủ mà giáo viên đã chuẩn bị.

Lược đồ tư duy do học sinh vẽ có thể tự vẽ ở nhà hoặc vẽ trên lớp. Sau khi học xong một bài nào đó ta có thể hướng dẫn học sinh về nhà tự vẽ lại. Nếu là giờ luyện tập, ôn tập thì giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ trên lớp. Có thể chia nhỏ các thông tin của lược đồ cho từng nhóm học sinh rồi ghép lại thành lược đồ lớn hoặc cho học sinh vẽ phần trọng tâm bài cần ôn luyện rồi giáo viên cùng học sinh chỉnh sửa để hoàn thiện lược đồ.

Ví dụ: Dạy bài ancol tôi sử dụng sơ đồ tư duy khuyết sau:

Và sau khi học xong tôi yêu cầu các em tự vẽ lại ở nhà và nạp lại cho tôi vào giờ luyện tập ancol – phenol vào tiết sau. Sau đây là một số sơ đồ tư duy của các em:

TIỂU KẾT CHƯƠNG II

Trong chương này sau khi đã nghiên cứu chương trình hóa học hữu cơ lớp 11 chúng tôi đã tiến hành thiết kế lược đồ tư duy và nêu các cách sử dụng các loại lược đồ áp dụng vào phần hóa học hữu cơ chương trình lớp 11. Chúng tôi đã thiết kế được 51 lược đồ tư duy và phân thành 3 loại: lược đồ dạng đầy đủ: 29 lược đồ, lược đồ dạng khuyết: 10 lược đồ, lược đồ dạng câm: 12 lược đồ

CHƯƠNG III.THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm:

- Khẳng định hướng đi đúng đắn và cần thiết của đề tài trên cơ sở lý luận và thực tiễn.

- Xác định tính hiệu quả của việc sử dụng lược đồ tư duy trong dạy học hóa học ở giai đoạn hoàn thiện kiến thức và nghiên cứu tài liệu mới.

- Đánh giá sự phù hợp của các hoạt động học tập được tổ chức trong giờ học - Kiểm nghiệm tính phù hợp của các lược đồ tư duy đầy đủ, lược đồ khuyết,

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng lược đồ tư duy trong dạy học hóa học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học hóa học hữu cơ lớp 11 (Trang 71)