Thực trạng sử dụng lược đồ tư duy

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng lược đồ tư duy trong dạy học hóa học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học hóa học hữu cơ lớp 11 (Trang 52 - 54)

VIII. Những đóng góp mới của đề tài

1.5.2. Thực trạng sử dụng lược đồ tư duy

Đổi mới phương pháp dạy và học xưa nay thường gắn nhiều với khoa học công nghệ, đòi hỏi hạ tầng cơ sở vật chất tốt. Những điều kiện này lại thường khó thực hiện ở vùng sâu vùng xa, nơi kinh tế còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên với lược đồ tư duy, nhiều trường học ở các tỉnh vùng sâu, vùng cao đã hưởng ứng rất tích cực và hào hứng tham gia.

Có một số số huyện thì tất cả các trường học đã áp dụng lược đồ tư duy vào trong dạy học. Không chỉ là các trường THPT mà còn các cấp nhỏ hơn cũng đã sử dụng lược đồ tư duy vào trong dạy học. Các giáo viên dùng lược đồ tư duy để sử dụng trong dạy học và sử dụng vào nhiều giai đoạn với nhiều mục đích khác nhau. Hơn nữa nhiều giáo viên đã hướng dẫn và yêu cầu học sinh tự tổng hợp kiến thức dưới dạng lược đồ tư duy, và sử dụng lược đồ vào trong dạy học. Đây là một phương pháp mới và hiệu quả khá cao trong sự kích thích trí não cũng như sự thu

nhận kiến thức của học sinh nên các ban lãnh đạo cũng như các nhà giáo dục tìm mọi cách để thúc đấy tiến hành và ngày một phổ biến hơn.

Trong dạy học hóa học thì lược đồ tư duy đã được ứng dụng nhưng chưa nhiều. Hóa học là một môn học mà học sinh đánh giá là có nhiều kiến thức nhỏ và nhiều phản ứng hóa học xảy ra, nhiều hợp chất khác nhau thì có tính chất hóa học khác nhau và dẫn đến khi học sẽ hay bị nhầm lẫn và không nhớ chính xác. Nhưng khi sử dụng lược đồ tư duy thì chúng ta có thể so sánh hợp nhất này và hợp chất kia và giúp cho học sinh cái nhìn khái quát về hóa học. Mặt khác Hóa học rất thực tế và gắn liền với đời sống thường ngày bằng cách dùng LĐTD có kèm theo các hình ảnh minh họa, các phương trình phản ứng hay các cơ chế phản ứng thì học sinh dễ bị thu hút, kích thích và dễ dàng khắc sâu kiến thức, không còn cảm thấy hóa học khô khan, xa rời thực tế. Các thầy cô trực tiếp giảng dạy bằng phương pháp lược đồ tư duy đều có chung một nhận xét rằng, để làm lược đồ tư duy rất đơn giản và có thể dùng bất cứ điều kiện nào của các nhà trường hiện nay, đặc biệt là đối với các vùng khó khăn. Lược đồ tư duy có thể được vẽ trên giấy bìa, bảng phụ, sử dụng bút chì, màu, phấn tẩy…hoặc cũng có thể thiết kế trên powerpoint hay các phần mềm chuyên dùng để hổ trợ. Với các trường có cơ sở hạ tầng thông tin tốt, có thể cài vào phần mềm máy tính cho cán bộ giáo viên và học sinh sử dụng.[19]

Đổi mới phương pháp – nâng cao chất lượng dạy học đang là mục tiêu hàng đầu của ngành giáo dục. Các nghiên cứu khoa học, các tiểu luận, khóa luận, luận văn, luận án… trong thời gian gần đây cho thấy sự quan tâm của giáo dục đối với các phương pháp dạy học phức hợp trong đó có lược đồ tư duy, bởi lẽ nó có tác dụng tích cực trong quá trình truyền đạt kiến thức và rèn luyện kĩ năng cho HS. Tuy nhiên, việc vận dụng LĐTD vào dạy học chưa thực sự hiệu quả mà chỉ áp dụng theo hình thức, học sinh và cả giáo viên đều nhận thấy là hiệu quả đạt được chưa cao. LĐTD được sử dụng trong dạy học phần lớn đều là lược đồ đầy đủ, còn ít sử dụng lược đồ dạng khuyết và chưa sử dụng lược đồ dạng câm nên chưa phát huy hết ưu điểm của LĐTD.

CHƯƠNG II

THIÊT KẾ VÀ SỬ DỤNG LƯỢC ĐỒ TƯ DUY

TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng lược đồ tư duy trong dạy học hóa học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học hóa học hữu cơ lớp 11 (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)