Tầm quan trọng của hóa học hữu cơ

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng lược đồ tư duy trong dạy học hóa học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học hóa học hữu cơ lớp 11 (Trang 54 - 56)

VIII. Những đóng góp mới của đề tài

2.1.Tầm quan trọng của hóa học hữu cơ

Cùng với hóa học đại cương, hóa học vô cơ, các kiến thức hóa học hữu cơ tạo thành một hệ thống kiến thức toàn vẹn của chương trình hóa học phổ thông đáp ứng mục tiêu cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức, kĩ năng phổ thông cơ bản, hiện đại và thiết thực có thể giải quyết được một số vấn đề xảy ra trong đời sống sản xuất có liên quan đến hóa học. Các chất hóa học hữu cơ xuất hiện ngày càng nhiều trong cuộc sống với các ứng dụng thực tiễn thiết thực và rộng khắp trong các ngành kinh tế quốc dân như may mặc, dược phẩm, năng lượng và vật liệu xây dựng…

Khi nghiên cứu hóa học hữu cơ học sinh có được khái niệm đầy đủ toàn vẹn về các chất hóa học và những biến đổi của chúng vì việc nghiên cứu các chất hữu cơ để hình thành khái niệm chất hữu cơ, ngành hóa học hữu cơ, từ đó phát triển hoàn thiện khái niệm chất hóa học và giúp cho học sinh thấy được sự đa dạng phong phú của thế giới vật chất xung quanh chúng ta.

Do đặc điểm cấu tạo của nguyên tử cacbon, sự lai hóa các obitan trong nguyên tử và khả năng liên kết dạng mạch mà nguyên tử cacbon đã tạo nên hàng triệu chất hữu cơ có trong tự nhiên. Khi nghiên cứu các quá trình biến đổi các chất hữu cơ sẽ giúp học sinh hình thành khái niệm phản ứng hóa học hữu cơ đồng thời phát triển hoàn thiện khái niệm chung về phản ứng hóa học. Các kiến thức về sự phân cắt đồng li, dị li các liên kết cộng hóa trị trong phân tử các chất hữu cơ là cơ sở để học sinh hiểu được bản chất, quá trình phản ứng hóa học hữu cơ và lí giải được vì sao các phản ứng hữu cơ lại xảy ra chậm, theo nhiều hướng khác nhau, tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau. Nghiên cứu các loại phản ứng hữu cơ (Thế, cộng, tách, hủy…), cơ chế cơ bản của từng loại phản ứng, các quy luật chi phối quá trình biến đổi các chất hữu cơ giúp học sinh thấy được sự khác nhau giữa các phản ứng vô cơ và phản ứng hữu cơ, các cơ sở phân loại phản ứng hóa học, từ đó mà hiểu được tính đa dạng của sự vận động hóa học của vật chất và các quy luật chi phối sự vận động đó.

Thông qua việc nghiên cứu tính chất các chất hữu cơ giúp cho học sinh hiểu sâu sắc hơn về mối liên hệ biện chứng giữa các thành phần, cấu tạo phân tử với tính chất các chất hữu cơ, ảnh hưởng của sự phân bố không gian của các nguyên

điều chế, sản xuất, tổng hợp các chất hữu cơ hình thành ở học sinh các kiến thức kĩ thuật hóa học cơ bản của nền sản xuất hóa học hữu cơ, công nghệ sản xuất, tổng hợp hữu cơ hiện đại và các kĩ năng thiết lập quy trình tổng hợp các chất hữu cơ từ các nguyên liệu đã có. Đây chính là các kiến thức kĩ thuật tổng hợp mang tính hướng nghiệp cần hình thành và phát triển cho học sinh trong quá trình dạy học hóa học. Kiến thức ứng dụng thiết thực, phong phú của các hợp chất hữu cơ với các ứng dụng thực tiễn của chúng, ý nghĩa của việc nghiên cứu tính chất của các chất phục vụ lợi ích con người và vai trò to lớn của hóa học trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội phát triển đất nước.

Như vậy kiến thức phần hóa học hữu cơ là phần không thể thiếu được trong chương trình hóa học phổ thông giúp cho học sinh có được kiến thức hóa học phổ thông cơ bản, toàn diện, có nhận thức đúng đắn về thế giới tự nhiên, vai trò của hóa học với sự phát triển xã hội mà có nhân sinh quan sống đúng đắn, thể hiện thái độ tích cực của mình đối với trách nhiệm học tập hóa học với tự nhiên môi trường.

Cấu trúc chương trình hóa học hữu cơ lớp 11:

Chương 4: Đại cương về hóa học hữu cơ

Bài 20: Mở đầu về Hóa hữu cơ

Bài 21: Công thức phân tử hợp chất hữu cơ Bài 22: Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ Bài 23: Phản ứng hữu cơ.

Bài 24: Luyện tập: Hợp chất hữu cơ, công thức phân tử và công thức cấu tạo

Chương 5: Hidrocacbon no

Bài 25: Ankan Bài 26: Xicloankan.

Bài 27: Luyện tập ankan và xicloankan

Bài 28: Bài thực hành số 3: Phân tích định tính nguyên tố. Điều chế và tính chất của metan

Chương 6: Hidrocacbon không no Bài 29: Anken

Bài 30: Ankadien

Bài 31: Luyện tập anken và ankadien. Bài 32: Ankin và luyện tập ankin

Chương 7: Hidrocacbon thơm. Nguồn hidrocacbon thiên nhiên. Hệ thống hóa về hidrocacbon

Bài 34: Benzen và đồng đẳng. Một số hidrocacbon thơm khác Bài 35: Luyện tập: Hidrocacbon thơm

Bài 36: Nguồn hidrocacbon thiên nhiên. Bài 37: Hệ thống hóa về hidrocacbon

Chương 8: Dẫn xuất halogen. Ancol. Phenol

Bài 38: Dẫn xuất halogen của hidrocacbon. Bài 39: Ancol

Bài 40: Phenol

Bài 41: Luyện tập: Dẫn xuất halogen, ancol, phenol.

Bài 42: Bài thực hành số 5: Tính chất của etanol, glixerol, phenol

Chương 9: Andehit - Xeton - Axit cacboxylic

Bài 43: Andehit và xeton Bài 45: Axit cacboxylic

Bài 46: Luyện tập: Andehit -Xeton -Axit cacboxylic

Bài 47: Bài thực hành số 6: Tính chất của andehit và axit cacboxylic

Với cấu trúc chương trình có nhiều kiến thức mới, các kiến thức phức tạp, trừu tượng đòi hỏi khả năng tư duy cao của học sinh. Tuy nhiên học sinh mới học phần Hóa học vô cơ ở đầu chương trình lớp 11, còn chưa khái quát được chương trình Hóa hữu cơ. Chắc chắn nhiều học sinh sẽ lúng túng trong việc tiếp thu kiến thức mới và ghi nhớ kiến thức đã học. Khi chúng tôi sử dụng lược đồ tư duy vào chương trình Hóa học hữu cơ 11 thấy học sinh ghi nhớ kiến thức dễ dàng hơn, phát huy được khả năng tư duy độc lập, sáng tạo, tạo cho học sinh hứng thú học tập. Phát huy tính tích cực tự học, tự tìm tòi của người học; tạo điều kiện để người học có thể học ở mọi nơi, mọi lúc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng lược đồ tư duy trong dạy học hóa học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học hóa học hữu cơ lớp 11 (Trang 54 - 56)