VIII. Những đóng góp mới của đề tài
1.3.2. Phương pháp trực quan
1.3.2.1. Khái niệm phương pháp trực quan
Trong dạy học Hoá học, học sinh nhận thức tính chất các chất và các hiện tượng Hoá học không chỉ bằng mắt nhìn, mà còn bằng các giác quan như nghe, ngửi, sờ và trong một số ít trường hợp có thể nếm nữa. Như vậy, tất cả các đối tượng nghiên cứu (sự vật, hiện tượng, thiết bị và mô hình đại diện cho hiện thực khách quan), nguồn phát ra thông tin từ sự vật và hiện tượng, làm cơ sở cho sự lĩnh hội trực tiếp (nhờ các giác quan) những kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo về các sự vật và hiện tượng được nghiên cứu đều gọi là các phương tiện trực quan. [8, 9]
1.3.2.2. Các phương tiện trực quan tạo hình
Bảng vẽ sơ đồ và các dụng cụ máy móc
Đây là phương tiện trực quan được sử dụng phục vụ cho các loại hình biểu diển thí nghiệm kèm theo lời giảng của giáo viên. Có thể sử dụng hình thức thứ nhất hay hình thức thứ ba của sự kết hợp lời nói với các phương tiện trực quan. Trong thực tế giáo viên thường sử dụng hình thức ba nhưng sử dụng hình thức một thì đem lại hiệu quả cao hơn rất nhiều.
Sử dụng đèn chiếu và phim xi-nê giáo khoa
Sử dụng phim đền chiếu và phim xi-ne giáo khoa là một hình thức mà được sử dụng khá rộng rãi ở trên các nước trên thế giới và một số trường ở nước ta. Hình thức này có thể được sử dung vào cuối buổi học nhưng lúc này thì học sinh chi quan sát và khẳng định lại kiến thức đã học. Chúng ta có thể sử dụng ngay trong quá trình cung cấp kiến thức mới nhưng chú ý khi sử dụng loại hình này nên biết cắt từng đoạn để tương ứng với từng đơn vị kiến thức để học sinh dể hiểu và thu được kết quả cao hơn.
Biểu diển mô hình và hình mẫu
Thường dùng những mô hình và hình mẫu để mô phỏng cho từng phần và được sử dụng cho phương pháp biểu diển kết hợp với lời nói của giáo viên.
Trong giảng dạy hoá học thường có sử dụng:
- Hình mẫu các máy móc sử dụng trong sản xuất hoá học. - Hình mẫu các thiết bị nhà máy.
Các đồ dùng trực quan khối gần giống với vật thể ở dạng tự nhiên nên trong lúc giảng dạy nếu sử dụng kết hợp với phương tiện trực quan khác thì sẽ càng có ý nghĩa.
Sử dụng mẫu vật phân phát (vật thực)
Trong giảng dạy hoá học người ta sử dụng bộ sưu tầm các loại quặng tự nhiên, mẫu các chất nguyên chất (Oxit, axit, bazơ, muối, hợp chất hữu cơ) và các chi tiết máy máy móc, thiết bị dùng làm vật thực đem phát cho học sinh quan sát, nghiên cứu. Có thể coi việc sử dụng các mẩu vật phân phát đó như là sự biểu diễn các vật thể ở trên bàn của học sinh. Mục đích của công việc này là để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự nghiên cứu dạng bề ngoài của đối tượng và các tính chất có thể tri giác trực tiếp được bằng các giác quan. Công việc chính của học sinh trong quá trình này là dùng mắt quan sát và ngoài ra có thể sử dụng các giác quan khác để hỗ trợ.
1.3.2.3. Thí nghiệm hóa học
Khái niệm: Thí nghiệm thực hành là hình thức thí nghiệm do học sinh tự
làm khi hoàn thiện kiến thức nhằm minh hoạ, ôn tập, cũng cố kiến thức đã học và rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo.
Nhiệm vụ: Củng cố những kiến thức mà học sinh đã học trong các giờ học
trước đó và rèn luyện những kĩ xảo về kĩ thuật thí nghiệm hoá học. Bằng thực nghiệm có thể giúp các em khẳng định và khắc sâu những kiến thức đã học.
Vai trò:
- Là phương tiện cụ thể hoá củng cố kiến thức.
- Là phương tiện quan trọng giúp rèn luyện cho học sinh kĩ năng, kĩ xảo thực hiện các thí nghiệm đơn giản nhất.
- Thí nghiệm thực hành dạy cho học sinh cách vận dụng kiến thức một cách độc lập để giải thích các hiện tượng quan sát được và rút ra những kết luận trên cơ sở quan sát được.
- Dạy học sinh cách giải quyết các bài tập thực nghiệm - giải quyết bằng con đường thực nghiệm những nhiệm vụ thực tiễn hay lí thuyết vừa sức.