VIII. Những đóng góp mới của đề tài
3.3.3. Tiến hành thực nghiệm sư phạm
Chúng tôi đã tổ chức trao đổi với giáo viên giảng dạy về hướng sử dụng lược đồ tư duy vào bài giảng, sử dụng các bài giảng do chúng tôi đề nghị ở những lớp thực nghiệm. Ở các lớp đối chứng dạy theo giáo án cũ. Sau đó, chúng tôi kiểm tra đồng thời ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng để xác định hiệu quả, tính khả thi của phương án thực nghiệm.
Sau khi lựa chọn bài dạy và thiết kế giáo án bài dạy, chúng tôi tiến hành thực nghiệm theo các bước sau:
+ Tiến hành giờ dạy theo kế hoạch:
- Các giờ dạy tiến hành theo đúng phân phối chương trình.
- Tại lớp thực nghiệm dạy theo giáo án đề xuất trong phụ lục của luận văn, lớp đối chứng dạy theo phương pháp thông thường của giáo viên thường sử dụng.
+ Tiến hành kiểm tra đánh giá:
- Việc kiểm tra đánh giá được tiến hành 2 lần:
Lần 1: Được thực hiện ngay sau tiết học nhằm xác định tình trạng nắm vững bài học và vận dụng kiến thức của hoc sinh.
Lần 2: Được thực hiện sau thời gian 2 tuần với mục đích xác định độ bền của việc nắm kiến thức và xác định sự phát triển kiến thức sau mỗi bài học ở học sinh.
- Nội dung các đề bài kiểm tra được trình bày ở phần phụ lục của luận văn. - Chấm bài học sinh theo thang điểm 10 và phân loại học sinh theo 4 nhóm: *Nhóm giỏi có điểm 9, 10
* nhóm khá có điểm 7, 8
* Nhóm trung bình có điểm 5, 6 * Nhóm yếu kém có điểm dưới 5
+ Xử lý kết quả thực nghiệm bằng phương pháp thống kê toán học.