Chương 5 Các ứng dụng
5.1.4 Các thao tác trước khi khớp đỉnh
Trước khi các đỉnh phổ được khớp, phải xác định các vị trí gần đúng của đỉnh và định nghĩa các khoảng kênh sẽ được sử dụng trong khi khớp từng nhóm các đỉnh. Với các phép đo chính xác, các thao tác này luôn được người xử lý quyết định và quan tâm đến những vấn đề được thảo luận trong phần 3.2 và 3.3. Trong phần này, ta chỉ trình bày những đặc điểm dùng cho các phân tích tự động.
Hầu hết các quy trình tìm đỉnh hiện đại đều dựa vào phương pháp đạo hàm hoặc các phương pháp đã thảo luận trong phần 3.2. Mọi thủ tục tìm đỉnh phải có một tham số quy định độ nhạy thay đổi được để có thể tìm được nhiều hoặc ít đỉnh hơn. Mức nhạy tối ưu sẽ phụ thuộc vào yêu cầu cụ thể của phép đo. Ví dụ, chỉ chọn phân tích các đỉnh mạnh rõ ràng hoặc tìm hết tất cả các đỉnh có thể có. Tuy nhiên việc thay đổi tham số để chọn phân tích nhiều đỉnh là không nên vì dễ gặp phải các đỉnh giả. Khi gặp các đỉnh chập ta nên sử dụng các thủ tục khớp đỉnh hơn là tìmđỉnh tự động.
Ngoài việc nhận diện các đỉnh, chương trình phải xác định về khoảng các kênh được dùng trong mỗi lần khớp. Vùng các kênh được dùng để khớp có thể chỉ gồm một đỉnh đơn hoặc một nhóm các đỉnh. Các chương trình phân tích khác nhau, có thể thực hiện việc này theo các cách rất khác nhau. Với một đỉnh đơn, một vùng quanh trọng tâm có thể được xác định là một vài bội số của FWHM. Sự thành công của phương pháp sẽ phụ thuộc rất nhiều vào quy trình tìmđỉnh. Nếu một đỉnh yếu nằm trong vùng bịmở rộng bởi đỉnh khác, chương trình có thể gặp khó khăn khi xác định phông thích hợp. Việc này có thể dẫn đến diện tích các đỉnh bị tính sai, đặc biệt là với các đỉnh yếu.
Vùng đỉnh trong một số chương trìnhđược xác định theo cách làm trơn. Phổ đo được làm trơn lặp đi lặp lại nhiều lần đến khi phổ có dạng gần với phổ phông. Nhóm các kênh có số đếm vượt cao một cách đáng kể trong phổ đã làm trơn được chọn là vùng đỉnh và còn lại là các thành phần của phông.
Hình 5.2. Phổ thu được sau 1, 3, 7 và 30 lần làm trơn (Punam và các cộng sự 1985). Một ví dụ về các vùng khớp được chọn theo cách làm trơn với một vùng phổ phức tạp được minh hoạ trong hình 5.3. Trong ví dụ này sự mở rộng các vùng khớp để bao gồm cả phông được giới hạn rõ ràng trong một số trường hợp có sự xuất hiện của các đỉnh khác. Hạn chế của phương pháp này là có thể làm mất các đỉnh yếu, đặc biệt là các đỉnh yếu nằm gần cuối khoảng khớp.
Các quá trình xử lý tự động đều có thể cung cấp các số liệu không đáp ứng với yêu cầu của người sử dụng, Vì vậy, luôn có một số chức năng để người sử dụng can thiệp, sửa chữa các kết quả của các thủ tục, các vị trí đỉnh và các vùng khớp cho phù hợp. Trong một số chương trình, việc này được thực hiện bằng cách cung cấp giao diện cho người sử dụng quan sát các kết quả trung gian và sửa chữa chúng trực tiếp (có thể thêm hoặc xoá bỏ các đỉnh từ danh sách vị trí các đỉnh và thay đổi khoảng kênh được khớp).
Hình 5.3. Ví dụ về tìm kiếm đỉnh và các vùng khớp bằng phương pháp làm trơn (chương trình GAUSS VIII). Mũi tên đậm: các đỉnh đã tìmđược trong quá trình tìmđỉnh, Mũi tên trắng: các đỉnh tìmđược trong quá trình khớp.
Để xác định tốc độ phát tia gamma hoặc hoạt độ của các hạt nhân từ một phổ, ta cần xác định thêm thời gian sống của phép đo. Nếu tốc độ đếm cao thì cần thêm hiệu chỉnh trùng phùng ngẫu nhiên. Các hiệu chỉnh này được trình bày trong phần 4.6.