0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Các chương trình máy tính cho phân tích hạt nhân phóng xạ 1 Đặc điểm chung

Một phần của tài liệu EBOOK ĐẦU DÒ BÁN DẪN VÀ ỨNG DỤNGPHẦN 2 (Trang 54 -55 )

Chương 5 Các ứng dụng

5.1. Các chương trình máy tính cho phân tích hạt nhân phóng xạ 1 Đặc điểm chung

5.1.1. Đặc điểm chung

Trong phần này ta sẽ thảo luận về đặc điểm của các chương trình máy tính hiện đại, dùng trong các phép phân tích mô tả trong chương 3 và 4, nhận diện sự có mặt của các hạt nhân phóng xạ trong nguồn và tính tốc độ phân rã của các hạt nhân phóng xạ. Các thao tác nối tiếp có thểcó trong một chương trìnhđược minh hoạ trong hình 5.1. Cácđặc điểm này được được khai báo cho chương trình máy tính để phân tích các phổ có thành phần gần giống nhau một cách tự động. Các mô tả dành cho phổ tia gamma, nhưng các nét đặc trưngcũng được áp dụng cho phổ tia X.

Một số các chương trình máy tính như GAMANAL được phát triển bởi Gunnink và Niday (1972), HYPERMET được phát triển bởi Phillips và Marlow (1976), SAMPO được Koskelo (1981) phát triển, GAUSS VIII đều có thể xử lý rất tốt các phổ. Đáng tiếc là một số chương trình không còn phù hợp với các máy tính mới hiện nay. Hai hãng sản xuất thiết bị điện tử hạt nhân nổi tiếng là Ortec và Canberra đã cung cấp các chương trình xử lý kèm theo các thiết bị đo như Geni 2000, Gammavison có thể chạy được trên các hệ điều hành mới nhất hiện nay. Các chương trình chuyên dụng có thể xử lý và khớp phổ với độ chính xác cao cũng được cung cấp theo yêu cầu của người sử dụng khi đặt hàng. Về thuật toán, các chương trình mới đa số đều được có giao diện đồ hoạ nên rất thuận tiện cho người sử dụng.

Các thao tác khi xử lý trong các chương trình này về cơ bản có thể chia thành bốn bước dưới đây:

1. Các quá trình chuẩn và các thao tác khác trước khi khớp đỉnh.

2. Phân tích xác định năng lượng và diện tích của các đỉnh và các nhân phóng xạ có thể xuất hiện.

3. Phân tích xác định diện tích của các đỉnh được tương ứng với các nhân phóng xạ đãđược nhân diện, nhưng chưa phù hợp trong lần phân tích đầu tiên.

Lưu đồ thuật toán của các chương trình này thường theo các bướcsau:

Hình 5.1. Lưu đồ thuật toán chung của các chương trình xử lý.

Một phần của tài liệu EBOOK ĐẦU DÒ BÁN DẪN VÀ ỨNG DỤNGPHẦN 2 (Trang 54 -55 )

×