0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Chuẩn năng lượng và độ phân giả

Một phần của tài liệu EBOOK ĐẦU DÒ BÁN DẪN VÀ ỨNG DỤNGPHẦN 2 (Trang 55 -57 )

Chương 5 Các ứng dụng

5.1.2.1 Chuẩn năng lượng và độ phân giả

Khiđã biết rõ các thành phần của mẫu cũng nhưcác đỉnh năng lượng tươngứng xuất hiện trong phổ, việc chuẩn năng lượng là không quan trọng lắm. Người xử lý chỉ cần quan tâm đến diện tích và tốc độ phátcủa một số đỉnh tươngứng với các hạtnhân phóng xạcó mặt trong mẫu. Việc chuẩn năng lượng chỉtrởnên quan trọng trong các trường hợp

Và như đã trình bày trong phần 2.1, độ phân giải của đỉnh có thể chuẩn theo quan hệ sau:

w(x) = (α + β.x)1/2 (5.2)

Thông thường với các chươngtrình xử lý thương mại, người sử dụng có thể thu được các thông tin chuẩn này theo năm cáchlựa chọn:

1. Nếu người sử dụng không cung cấp cho chương trình một thông tin chuẩn nào, chương trình sẽ nạp một số giá trị mặc định được cài sẵn. Ví dụ, với một ADC 4096 kênh và dải năng lượng đo 3 MeV, có thể có các mặc định E(x) = 0.75x và w(x) = (3.0 + 0.007x)1/2.

2. Người sử dụng cung cấp trực tiếp các giá trị của năm tham số trong các phương trình (5.1) và (5.2).

3. Chương trình tự xác định từ quy trình chuẩn nội, trong đó năm tham số chuẩn đượctính từ các nhóm đỉnh đã được lựa chọn trong phổ. Người sử dụng phải chọn các đỉnh được dùng làm chuẩn (ví dụ bằng cách nhập vào gần đúng vị trí kênh hoặc đánh dấu đỉnh bằng con trỏ trên màn hìnhđồ hoạ) và nhập vào năng lượng và sai số của các tia gamma. Sau đó chương trình sẽ phân tích các đỉnh được lựa chọn để xác định các vị trí, độ rộng của các đỉnh và khớp bình phương tối thiểu tuyến tính theo năng lượng để xác định các tham số của hàm E(x) và w(x). Nếu phổ có từ 6 đến 15 đỉnh đơn mạnh, có năng lượng đã biết tương đối chính xác, phương pháp này sẽ cung cấp đường chuẩn tốt nhất vì nó áp dụng trực tiếp vào phổ được phân tích.

4. Nếu phổ phân tích không chứa các đỉnh thích hợp cho chuẩn nội (các đỉnh không đủ mạnh, năng lượng không được biết chính xác, hoặc đỉnh bị chập). Trường hợp này phải sử dụng quá trình chuẩn từ một phổ khác như trong quá trình (3) và các tham số chuẩn sẽ áp dụng cho phổ phân tích. Phương pháp này không phù hợp với các phép đo năng lượng chính xác, vì sẽ luôn có một số thay đổi trong thang năng lượng giữa hai phép đo, song đây là phương pháp chuẩn thường được áp dụng nhiều nhất trong các quy trình đo. Khi phổ được phân tích không có các đỉnh đơn mạnh và không biết năng lượng đỉnh, có thể sử dụng các tham số chuẩn năng lượng từ một phổ khác, nhưng chuẩn độ rộng thì phải sử dụng phổ đang được phân tích.

5. Với rất nhiều lĩnh vực ứng dụng, các điều kiện của phép đo không thể kiểm soát thích hợp để cho phép sử dụng các phương pháp nói trên với đủ độ tin cậy. Ví dụ, các thay đổi lớn về tốc độ đếm hoặc nhiệt độ có thể gây ra những thay đổi đáng kể trong hàm E(x) và w(x) ngay cả giữa những phổ được đo liên tục. Trường hợp này có thể sử dụng máy phát xung đôi để cung cấp cả chuẩn độ rộng và năng lượng. Phương pháp để thu chuẩn năng lượng được mô tả trong phần 3.5.1. Độ rộng đỉnh từ các xung máy phát sẽ cung cấp độ rộng của một đỉnh gamma tại kênh 0, độ rộng này tương ứng với α1/2 trong phương trình (5.2). Tốc độ đếm thay đổi nên w(x) thay đổi, sự thay đổi này phụ thuộc vào sự thay đổi của α nhiều hơn β. So sánh giá trị của α và β từ phổ chuẩn và từ máy

dùng máy phát xung, có thể sử dụng phương pháp đo phân đoạn hoặc lưu sự kiện theo thời gian để hiệu chỉnh. Phương pháp này chophép hiệu chỉnh và xác định chính xác các tham số.

Nếu một chương trình phân tích cung cấp đủ năm sự lựa chọn trên, thì người sử dụng sẽ có đủ linh hoạt để phân tích mà không cần bất kỳ sự can thiệp nào khác. Sự chính xác có thể thu được với ba phương pháp chuẩn sau được minh hoạ trongphần 5.3.

Một phần của tài liệu EBOOK ĐẦU DÒ BÁN DẪN VÀ ỨNG DỤNGPHẦN 2 (Trang 55 -57 )

×