Giả sử rằng tốc độ đếm không thay đổi nhiều trong suốt thời gian thực hiện phép đo, không có thời gian chết khác trong các khối điện tử trừ thời gian chết của ADC và các mất mát do thời gian chết này được hiệu chỉnh tự động bằng cách vận hành hệ đo trong chế độ thời gian sống (live time). Với một hệ thống, tỉ lệ các sự kiệncủađỉnh bị mất do trùng phùng ngẫu nhiên thu được từ thực nghiệm như là một hàm của năng lượng và tốc độ đếm toàn phần.
Hình 4.30. Sự thay đổi của tỉ số diện tích đỉnh đo được và hoạt độ nguồn với tốc độ đếm (Helmer 1983).
Có thể kiểm chứng điều này bằng các phép đo với một tập hợp các nguồn phát phôtôn của các đồng vị phóng xạ có các năng lượng trong vùng được quan tâm. Một tập hợp năm nguồn như thế gồm 57Co, 133Ba, 54Mn và 65Zn với các tỉ lệ hoạt độ xấp xỉ 1:3:6:10:15, được IAEA cung cấp để thực hiện “các so sánh quốc tế về các phương pháp kiểm tra giá trị hiệu chỉnh thời gian chết và chồng chập cho các phép đo phổ gamma có độ chính xác cao”. Các nguồn tương tự có thể được tạo ra trong các phòng thí nghiệm bằng cách chuẩn bị nguồn từ các dung dịch phóng xạ thích hợp khác nhau. Nếu không có sự mất số đếm do chồng chập xảy ra, các tỉ lệ diện tích đỉnh đo được Ni(i = 1, 2…) và hoạt độ Ai phải độc lập với tốc độ đếm tổng, giả sử rằng khoảng thời gian đo (live time) Tl được chọn cho mỗi lần phân tích là giống nhau. Mọi thay đổi trong tỉ lệ này là một chỉ thị về sự mất số đếm đỉnh do chồng chập và có thể sử dụng sự thay đổi này để thu được mối liên hệ giữa sự mất xung và tốc độ đếm.
Hình 4.30 trình bày các kết quả đo của Helmer (1983) với các nguồn của IAEA sử dụng đầu dò HPGe thể tích 114 cm3, các thiết bị điện tử chuẩn và hằng số thời gian 4 μs. Trong thí nghiệm không sử dụng thiết bị chống chồng chập.Ở từng năng lượng, các tỉ số Ni/(AiTl) đã được khớp như một hàm tuyến tính của tốc độ đếm toàn phần nt. Tỉ số này được định nghĩa như là số đếm tích luỹ Nt trong phổ chia cho thời gian đo (live time) Tl, nt= Nt/Tl. Các số đếm dưới ngưỡng thấp và trên ngưỡng cao của ADC có thể bỏ qua. Các
chỉ hiệu chỉnh thời gian chết của chính nó, chứ không hiệu chỉnh sự mất số đếm đỉnh do chồng chập.
- Sự mất số đếm do chồng chập càng cao khi hằng số thời gian τs của khuyếch đại càng lớn. Với τs = 4 μs thì một hiệu chỉnh thích hợp vào cỡ 1.5% ở nt ≈ 1000 số đếm/giây;
- Một cách gần đúng, 1/C giảm cách tuyến tính theo nt, tối thiểu lên tới 15000 sự kiện/giây vàτs= 4 μs;
- Hiệu chỉnh ứng chồng chập có thể phụ thuộc 1/C, nhưng không cần phụ thuộc về năng lượng. Rất nhiều thành viên tham gia so sánh không tìm thấy sự phụ thuộc năng lượng như được biểu diễn trong hình 4.30.
Cho dù có quan sát được sự phụ thuộc năng lượng hay không thì nó đều bị ảnh hưởng bởi quá trình phân tíchđỉnh. Khi lấy các đỉnh năng lượng thấp để hiệu chỉnh cho các đỉnh năng lượng cao có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi năng lượng. Các qui luật phụ thuộc đã không thể giải thích được khi khớp bằng hàm Gaus do phần đuôi năng lượngthấp không được mô tả. Vì vậy khi tính diện tích đỉnh nếu chú ý đến phần đuôi năng lượng cao sẽ làm giảm hoặc loại trừ sự phụ thuộc năng lượng.
Thay vì sử dụng một nguồn đa nguyên tố với các tỉ lệ hoạt độ đã biết, có thể xác định sự mất số đếm do chồng chập xung trong một khoảng năng lượng nhỏ hơn, bằng phương pháp đơn giản hơn chỉ với hai nguồn mà hoạt độ không được biết. Một nguồn yếu #1 phát các phôtôn có năng lượng E1 (ví dụ 137Cs) được đặt ở một vị trí cố định, trong khi khoảng cách nguồn -đầu dò vớimột nguồn mạnh #2 phát các phôtôn có năng lượng thấp hơn E1 (ví dụ 57Co) để làm thay đổi nt. Các tia gamma từ nguồn #2 phải có năng lượng thấp hơn ½ năng lượng của các tia gamma từ nguồn #1 nên các sự kiện trùng phùng ngẫu nhiên từ nguồn #2 vẫn nằm dưới đỉnh của tia gamma từ nguồn #1. Nếu nguồn #1 được đo một mình, thì nt phải đủ thấp để sự mất do chồng chập là nhỏ. n1= N1/T1 (tốc độ đếm đỉnh E1) được vẽ như là một hàm của nt, ta sẽ thu được kết quả tương tự như hình 4.30 sau khi chuẩn hoá các giá trị ngoại suyở nt= 0 số đếm/giây.
Từ các số liệu trong hình này, ta có thể thu được hiệu ứng thời gian chết τptừ độ dốc của các đường thẳng, nó có thể được biểu diễn bằng quan hệ:
1/C = 1 - ntτp. (4.54)
Một khi τp đã được xác định, hiệu chỉnh chồng chập xung cho các phép đo sai đó có thể được tính từ nt. Tuy nhiên, τpcó thể phụ thuộc vào năng lượng đỉnh và phân bố phổ. Vì vậy có thể phải chú ý đến độ tin cậy khi hiệu chỉnh bằng phương pháp này.
Từ khái niệm về thời gian chết và chồng chập, Wyttenbach (1971) và Cohen (1974) đã tìmđược biểu thức toán học của hệ số hiệu chỉnh và tương đương với biểu thức (4.54). Trong một thảo luận toàn diện và kỹ lưỡng về mọi khía cạnh của phương pháp, Cohen (1974) đã chỉ ra rằng biểu thức (4.54) mang lại một sự hiệu chỉnh đáng tin cậy cho các tốc độ đếm tối thiểu lên đến 105sự kiện/giây với hằng số thời gian cỡ 1 μs.