Đảm bảo các chìa khóa dẫn tới việc học tập hợp tác thành công

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học hợp tác trong dạy học môn tự nhiên và xã hội lớp 3 (Trang 69)

8. Cấu trúc đề tài

3.2.3. Đảm bảo các chìa khóa dẫn tới việc học tập hợp tác thành công

ỘHọc tập hợp tácỢ không giống như kiểu học nhóm truyền thống, nhưng nó là cách học duy nhất có thể phát triển các ý tưởng của cá nhân học sinh thông qua việc cùng chia sẻ và trao đổi các ý kiến khác nhau trong nhóm nhỏ.

Có một số chìa khoá dẫn tới Ộhọc tập cộng tácỢ thành công, đó là: (1) mối quan hệ học tập, (2) việc chia nhóm, (3) thời điểm bắt đầu, và (4) thời điểm kết thúc.

Mối quan hệ học tập:

Mối quan hệ học tập giữa các học sinh là rất quan trọng. Điều này khác với mối quan hệ dạy học vốn chỉ là mối quan hệ một chiều. Giao tiếp trong quan hệ học tập bắt đầu với câu hỏi do học sinh không hiểu bài đặt ra: ỘMình có thể giải bài này thế nào?Ợ Trong mốắ quan hệ học tập, nếu không có câu hỏi của học sinh không hiểu bài, thì các em học sinh hiểu bài sẽ không bao giờ chủ động dạy cho em đó học. Tuy nhiên, một khi được yêu cầu giúp đỡ là các em thực lòng đáp ứng ngay lời yêu cầu đó. ỘSự quan tâm điềm tĩnhỢ này tạo nên mối quan hệ học tập. Mối quan hệ này xây dựng và thúc đẩy học tập cộng tác.

Việc chia nhóm

Về việc chia nhóm, ta nên chia thành nhóm 4 học sinh có cả nam lẫn nữ thì tốt hơn. Việc gộp cả nam lẫn nữ là cần thiết nhằm làm cho học tập cộng tác sinh động hơn. Nếu các nhóm chỉ toàn nam hoặc toàn nữ thôi, thì học sinh sẽ chỉ ngồi tán gẫu với nhau và chẳng đem lại cái gì cho học tập cả. Cơ cấu 4 thành viên là tối ưu cho tất cả các em học sinh cùng nhau lắng nghe, cùng nhau bàn bạc, và học tập lẫn nhau. Nếu số thành viên trong nhóm nhiều hơn 5, thì lập tức một vài em trong số đó sẽ chỉ là những Ộquan sát viênỢ. Và ngược lại, nếu số HS trong nhóm chỉ dưới 3, thì các em khó có thể trao đổi được nhiều ý kiến khác nhau.

Thời điểm bắt đầu

Về thời điểm bắt đầu, có 2 cơ hội để bắt đầu. Cơ hội thứ nhất giúp việc học tập của cá nhân học sinh có tắnh chất cộng tác, trong khi cơ hội thứ hai nhằm vươn cao và tạo những bước nhảy trong học tập cộng tác. Trong khi tầm quan trọng to lớn của học tập cộng tác nằm trong cơ hội thứ hai, thì cơ hội thứ nhất cũng cần được tắch cực tận dụng. Học tập cá nhân thường được

giao. Trong trường hợp này, em nào hiểu bài sẽ hoàn thành bài tập của mình rất nhanh, trong khi các em không hiểu bài thì ngồi cắn bút và không làm được gì. Và chẳng em nào học tập thực sự. Cho nên ngay cả việc học tập cá nhân cũng nên nâng lên thành học tập theo nhóm. Tuy nhiên, toàn bộ ý nghĩa của hoạt động nhóm là Ộhọc tập cộng tácỢ để vươn cao và tạo bước nhảy. Nếu nhiều em còn lúng túng, thì ta nên lập tức để các em thành lập nhóm tiến hành Ộhọc tập cộng tácỢ. GV có tận dụng được dịp may này để triển khai học nhóm và đưa các em vào thế vươn cao và tạo bước nhảy hay không chắnh là bắ quyết dẫn tới thành công của bài học.

Thời điểm kết thúc

Về thời điểm kết thúc, nên kết thúc học nhóm ngay trước khi học sinh không thể tập trung vào việc học tập. Mặc dù giáo viên dự trù các hoạt động theo nhóm trong 5 phút, nhưng nếu các em thắch học thì nên dành hẳn 15 phút cho các hoạt động đó. Ngược lại, mặc dù dự trù 15 phút cho các hoạt động nhóm, nhưng nếu thấy các em không tập trung vào học tập thì ta có thể dừng lại sau 5 phút. Quyết định kịp thời này của giáo viên là một bắ quyết thành công của học tập hợp tác.

Ngoài ra, một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào thành công của tiết học chắnh là môi trường học tập. Với bất cứ tiết học nào thì việc giáo viên tổ chức các hình thức và hoạt động dạy học cũng cần phải chú ý đến việc tạo ra không gian, môi trường học tập sao cho thuận tiện nhất. Khi sử dụng dạy học hợp tác, GV nên sắp xếp chỗ ngồi cho HS hoạt động nhóm sao cho đảm bảo được sự thoải mái khi thảo luận. Thông thường GV tổ chức cho các em thảo luận nhóm bằng cách 2 bàn quay mặt vào nhau. Như vậy vẫn không thể đạt được hiệu quả cao. Có rất nhiều cách sắp xếp nhằm tạo ra môi trường học tập hợp tác có hiệu quả. Vắ dụ, GV có thể cho HS kê lại bàn ghế thành những nhóm, quây tròn lại với nhau hoặc cho HS di chuyển chỗ ngồi để cùng thảo

luận nhóm. Tránh tình trạng HS ở cuối lớp lại được sắp xếp làm việc nhóm với HS ở đầu lớp mà không có sự di chuyển chỗ ngồi. Khi học tập hợp tác, các em trong một nhóm phải được ngồi gần nhau, tiếp xúc trực tiếp với nhau.

Trong quá trình HS tiến hành thảo luận, GV nên thường xuyên bám sát HS để đưa ra sự giúp đỡ kịp thời, gợi mở vấn đề khi các em gặp khó khăn. Cần tạo ra những tình huống có vấn đề để kắch hứng thú và sự tò mò mạnh mẽ, các em sẽ tha thiết học và muốn được học nữa; động viên và khen ngợi kịp thời giúp HS có thêm động lực để học tốt hơn. Động cơ mạnh mẽ sẽ thúc đẩy và củng cố việc học của HS. Khi HS làm việc nhóm, cần phải cho các em đủ thời gian. GV thường hối thúc HS nhưng trong một hoàn cảnh hối thúc như vậy, HS không bao giờ học được điều gì và không hoàn thành được nhiệm vụ.

HS được học tập trong một môi trường thoải mái sẽ đem lại hiệu quả cao hơn so với việc phải học trong những điều kiện bị hạn chế. Với những bài học cần phải khám phá ngoài thiên nhiên, GV nên tổ chức cho HS học tập ngoài trời theo nhóm để các em tự do tìm hiểu, tìm tòi và phát hiện ra những điều mới lạ liên quan đến bài học. HS được tự đào sâu suy nghĩ, tự mình trải nghiệm thực tế trong giờ học và hợp tác làm việc với các bạn dựa trên những kinh nghiệm, kiến thức đã biết trong cuộc sống hàng ngày. Như vậy HS có thể học tốt hơn rất nhiều vì được phối hợp các giác quan khác nhau thay vì chỉ lắng nghe và làm theo GV.

3.3. Minh họa vận dụng dạy học hợp tác trong dạy học TN&XH lớp 3 Một bài dạy TN&XH lớp 3 thông thường bao gồm các hoạt động ứng với từng yêu cầu và nội dung cụ thể. Theo sách GV và sách thiết kế bài giảng, các hoạt động được đưa ra đều gắn liền với nội dung bài học và yêu cầu đối với HS được đặt ra ở mức độ vừa phải so với trình độ chung của các em. Để

chúng ta nên đưa học tập nhóm với yêu cầu ở mức độ nâng cao hơn vào bài dạy. Trong quá trình giảng dạy, nên có sự luân phiên thay đổi kiểu hoạt động nhóm để HS không nhàm chán. Dưới đây là một số minh họa các biện pháp vận dụng dạy học hợp tác mà người nghiên cứu đưa ra nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học môn TN&XH lớp 3.

Bài: ỘLá câyỢ (Bài 45, TN&XH 3) Mục tiêu chung của bài học: Sau bài học, HS:

- Biết mô tả sự đa dạng về màu sắc, hình dạng và độ lớn của lá cây. - Nêu được đặc điểm chung về cấu tạo ngoài của lá cây.

- Biết phân loại lá cây sưu tầm được. - Có ý thức giữ gìn và bảo vệ cây xanh.

Chuẩn bị đồ dùng dạy-học: SGK, VBT, phiếu thảo luận, giấy khổ to, băng

dắnh.

Nội dung phiếu thảo luận:

Stt Tên lá Màu sắc của lá Hình dạng của lá Độ lớn của lá ... ... ... ... ...

Dự kiến tổ chức bài học vận dụng dạy học hợp tác

Hoạt động Mục tiêu PP/HTTC hoạt động

Hoạt động 1: Thảo luận

nhóm

HS mô tả được sự đa dạng về màu sắc, hình dạng và độ lớn của lá cây. Sử dụng trò chơi, hoạt động nhóm 4 hoặc 6 Hoạt động 2: Làm việc với vật thật

HS phân loại được lá cây sưu tầm được.

Sử dụng kĩ thuật nhóm động não Hoạt động 3: Trò chơi ỘThẻ hoa đúng- saiỢ Giúp HS củng cố các kiến thức vừa học về lá cây. Dạy học cá nhân

Mô tả cụ thể tiến trình bài học có sử dụng dạy học hợp tác

* Hoạt động 1: Tìm hiểu lá cây ngoài thiên nhiên

Phần 1: Dự kiến hoạt động hợp tác nhóm

- Các nhóm có nhiệm vụ tìm thật nhiều loại lá cây, tìm hiểu về màu sắc,

hình dạng, độ lớn của lá cây, chỉ được các bộ phận của lá.

- Sử dụng kiểu nhóm 4 hoặc nhóm 6, HS được học tập nhóm ngoài thiên nhiên. Qua đó phát triển cho các em những kĩ năng quan sát, phân tắch, hợp tác nhóm,...

- Dự kiến kiểm tra, đánh giá thông qua việc tổng hợp kết quả từ phiếu thảo luận và phần trình bày của các nhóm trước lớp.

Phần 2: Xây dựng kế hoạch dạy học hợp tác và thực hiện

i) Chia nhóm và sắp xếp nhóm làm việc: GV chia nhóm HS từ 4 đến 6 người,

hướng dẫn phân công nhóm trưởng, thư kắ,...

ii) Giao nhiệm vụ cho nhóm làm việc:

- GV tập trung lớp ngoài sân trường, phát phiếu thảo luận và tổ chức trò chơi Ộtìm lá cây Ợ trong vòng 5 phút. Các nhóm tham gia chơi tìm thật nhiều loại lá cây khác nhau trong vườn trường, sân trường, đồng thời tìm hiểu về một số đặc điểm của chúng và hoàn thành vào phiếu thảo luận nhóm, sau đó trình bày kết quả ở trong lớp về:

+ Màu sắc, hình dáng và kắch thước các lá cây em tìm và quan sát được như thế nào? (màu sắc, hình dạng, kắch thước của lá cây là khác nhau: tròn, dài, ngắn, mỏng, dẹt, xanh, đỏ, vàng,...).

+ Chỉ đâu là cuống lá, phiến lá, gân lá của một số lá cây vừa tìm và sưu tầm được.

- Các nhóm tham gia chơi tìm lá cây và các đặc điểm của chúng, hoàn thành phiếu thảo luận dưới sự bao quát và hướng dẫn của GV. Thư kắ của nhóm có nhiệm vụ ghi lại tất cả các kết quả của nhóm mình .

- GV giám sát chặt chẽ quá trình học sinh tìm lá cây và hoàn thành phiếu thảo luận để có sự giúp đỡ kịp thời.

iv) Các nhóm báo cáo kết quả:

- GV tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả trước lớp về màu sắc, hình dạng, độ lớn của các loại lá nhóm mình sưu tầm được, các nhóm khác theo dõi,bổ sung.

- Một số HS lên chỉ đâu là cuống lá, phiến lá, gân lá của một số lá cây tìm được.

v) Kiểm tra, đánh giá kết quả làm việc nhóm:

- GV tổ chức cho HS nhận xét.

- GV tuyên dương nhóm tìm được nhiều loại lá cây, nêu được chắnh xác các đặc điểm của chúng và chỉ đúng các bộ phận của lá.

- GV kết luận: Lá cây thường có màu xanh lục, một số ắt lá cây có màu

đỏ hoặc vàng. Lá cây có hình dạng và độ lớn khác nhau. Mỗi chiếc lá thường có cuống lá và phiến lá, trên phiến lá có gân lá.

* Hoạt động 2: Làm việc với vật thật

Phần 1: Dự kiến hoạt động hợp tác nhóm

- Các nhóm có nhiệm vụ sắp xếp và phân loại được các loại lá theo các nhóm khác nhau có chung một đặc trưng. Thảo luận và trả lời được các câu hỏi kể cả câu hỏi nâng cao.

- Sử dụng nhóm động não, việc đánh giá dựa trên việc nhóm phân loại đúng, chắnh xác các loại lá cây, trả lời được các câu hỏi trong đó có câu hỏi nâng cao; phát triển các kĩ năng cần thiết như: hoạt động nhóm, đưa ra ý kiến,...

Phần 2: Xây dựng kế hoạch dạy học hợp tác và thực hiện

i) Chia nhóm và sắp xếp nhóm làm việc: giữ nguyên nhóm 4 như ban đầu.

Hướng dẫn HS đổi vị trắ nhóm trưởng và thư kắ mới.

ii) Giao nhiệm vụ cho nhóm làm việc:

- GV phát giấy khổ to và băng dắnh cho các nhóm.

- GV yêu cầu các nhóm sắp xếp, phân loại các lá cây mà nhóm vừa tìm và sưu tầm được theo từng nhóm có kắch thước và hình dạng tương tự nhau sau đó giới thiệu và trình bày về bộ sưu tập các loại lá cây của nhóm mình trước lớp.

- Nêu câu hỏi thảo luận: tại sao ở một số lá mặt trên lại có màu đậm hơn

mặt dưới?

+ Tại sao cuống lá của một số cây sống dưới nước lại dài hơn cuống lá của cây sống trên cạn?

- Nêu câu hỏi tiếp theo cho HS:

+ Xung quanh trường và trong vườn trường, các em thấy lá cây có những màu sắc, hình dạng, độ lớn như thế nào?

+ Chúng ta cần phải làm gì để lá cây luôn tươi đẹp?

iii) Tổ chức HS làm việc nhóm:

Các nhóm thảo luận để giải quyết các nhiệm vụ: phân loại lá, trả lời câu

hỏi động não.

- Phân loại lá:

+ Nhóm lá hình bầu dục: lá bàng, lá đa, lá mắt, ... + Nhóm lá nhỏ: lá phượng, lá me,...

+ Nhóm lá dài: lá cau, lá cọ,..

+ Nhóm lá kim: cây đinh lăng, cây tùng pháp,...

+ Xung quanh trường lớp, lá cây có nhiều hình dạng, màu sắc , độ lớn khác nhau, chúng rất đẹp và đa dạng.

+ Chúng ta cần bảo vệ, chăm sóc chúng như tưới nước, bắt sâu, tỉa cành, không ngắt lá,...

- GV giám sát các nhóm làm việc và có sự giúp đỡ kịp thời.

iv) Các nhóm báo cáo kết quả:

- GV tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả về phân loại lá, trả lời câu hỏi GV đưa ra, các nhóm khác theo dõi, bổ sung.

v) Kiểm tra, đánh giá:

- GV tổ chức cho các nhóm nhận xét.

- GV nhận xét, đánh giá tinh thần và kết quả làm việc của nhóm, tuyên dương nhóm làm tốt.

- GV kết luận: Lá cây có nhiều hình dạng, màu sắc và độ lớn khác nhau

tạo cho cảnh sắc thiên nhiên thêm tươi đẹp. Hàng ngày, em cần chăm sóc chúng như tưới nước, bắt sâu ăn lá,...

Bài : ỘHọ nội, họ ngoạiỢ (Bài 20, TN&XH 3) Mục tiêu chung của bài học: Sau bài học, HS:

- Giải thắch được thế nào là họ nội, họ ngoại. - Xưng hô đúng với các anh, chị, em của bố mẹ. - Giới thiệu được về họ nội, họ ngoại của mình.

- Ứng xử đúng, biết yêu thương, quan tâm và giúp đỡ những người họ hàng của mình.

Chuẩn bị đồ dùng dạy- học: SGK, phiếu thảo luận, giấy khổ to, băng dắnh.

Phiếu thảo luận

Quan sát hình 1 trang 4, SGK và trả lời các câu hỏi dưới đây: 1. Hương đã cho các bạn xem ảnh của những ai?

... 2. Ông bà ngoại của Hương sinh ra những ai trong ảnh?

... 3. Quang đã cho các bạn xem ảnh của những ai?

... 4. Ông bà nội của Quang sinh ra những ai trong ảnh?

...

Dự kiến tổ chức bài học vận dụng dạy học hợp tác

Hoạt động Mục tiêu PP/HT tổ chức dạy học

Hoạt động 1: Làm

việc với SGK

HS giải thắch được những người thuộc họ nội, họ ngoại là những ai.

Hoạt động theo nhóm 4 hoặc 6

Hoạt động 2: Làm

việc theo nhóm

HS biết giới thiệu về họ nội, họ ngoại của mình.

Sử dụng kĩ thuật nhóm cuộc họp thân thiện Hoạt động 3: Đóng

vai

HS biết xử lý các tình huống liên quan đến bài học.

- Biết cư xử, xưng hô lễ phép, thân thiện với những người họ hàng của mình.

Sử dụng kĩ thuật trò chơi sắm vai và ứng tác

Mô tả cụ thể tiến trình bài học có sử dụng dạy học hợp tác

* Hoạt động 1: Tìm hiểu về họ nội và họ ngoại

Phần 1: Dự kiến hoạt động hợp tác nhóm

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học hợp tác trong dạy học môn tự nhiên và xã hội lớp 3 (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)