8. Cấu trúc đề tài
1.2.2.3. Các kĩ thuật hoạt động nhóm hợp tác trong nhà trường
Để tổ chức dạy học hợp tác hiệu quả, GV phải hiểu đúng và sâu về PPDH này. Việc sử dụng các kĩ thuật hoạt động nhóm phù hợp và linh hoạt cũng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào thành công của tiết học. Theo đó, người GV cần nắm được các các kĩ thuật hoạt động nhóm hợp tác trong nhà trường để sử dụng chúng sao cho có hiệu quả nhất. Các kĩ thuật hoạt động nhóm hợp tác bao gồm:
động này giúp HS trưởng thành về mặt xã hội và tự điều khiển các nhiệm vụ nhận thức của mình mà không quá phụ thuộc vào GV.
- Nhóm động não: là hoạt động nhóm dựa vào các kĩ thuật huy động, gợi
mở, khai thác nhiều ý tưởng hay giải pháp đa dạng về những vấn đề có kết thúc mở. HS được thử thách và rèn luyện về hoạt động trắ tuệ.
- Cuộc họp thân thiện: là hoạt động trong môi trường mở. Trong đó HS
được tự do thảo luận về những ý kiến của nhau mà không ngại gì xấu tốt, bộc lộ một cách chân thực nhất. Nhờ đó mà HS có thêm nhiều thông tin bổ ắch và làm sáng tỏ hơn những quan điểm cá nhân.
- Tranh luận và giải đáp: là hình thức hoạt động được tổ chức tương đối
chặt chẽ hơn so với các hoạt động nhóm khác. Mỗi người sẽ đưa ra quan điểm riêng của mình và giải thắch quan điểm đó trong thời gian nhất định, đồng thời đặt câu hỏi cho những người khác.
- Hội nghị: là dạng hoạt động không được tổ chức chặt chẽ. Sự thảo
luận, bàn bạc được tiến hành dựa trên những đề tài được phân chia thành những quan điểm, phạm trù rạch ròi.
- Chơi sắm vai và ứng tác: là những kĩ thuật dùng để khai thác những giá
trị và thái độ bên trong nhóm, phân tắch từng bước một vai trò và những cảm
xúc của con người và đặt người đó vào tình thế của nguời khác.
- Ộ Chậu cáỢ : là kĩ thuật trong đó các thành viên của nhóm ngồi thành
vòng tròn, ở giữa đặt hai chiếc ghế. Người muốn diễn đạt quan điểm ngồi trên một chiếc ghế, một người khác muốn thảo luận quan điểm này ngồi ở chiếc ghế còn lại đối diện người kia. Khi một chiếc ghế trống thì HS khác có thể
tham gia thảo luận.
- Cuộc họp phê bình: là hoạt của nhóm nhằm kiểm tra công việc của các
thành viên. Nhóm đưa ra những nhận định và kiến nghị có tắnh xây dựng về
- Bàn tròn: là hình thức hoạt động gồm 4-5 HS ngồi quanh bàn nói
chuyện với nhau.
- Hội nghị bạn bè: là hình thức hoạt động thảo luận giải đáp, trong đó
các thành viên tương tác với cử tọa (chủ trì hội nghị).
- Hội thẩm: là kĩ thuật dành để thực hiện những vấn đề đánh giá. Trong
đó lớp học được coi như là phòng xử án.
- Biểu quyết theo nguyên tắc số đông: là kĩ thuật đi tới sự nhất trắ hoặc
tuyển chọn người thực hiện nhiệm vụ khi các thành viên của nhóm có những
ý kiến khác nhau. Dựa trên cơ sở ý muốn của đa số mà đưa ra quyết định.
- Biểu quyết nhất trắ: là hoạt động đòi hỏi các thành viên của nhóm phải
nhất trắ để đi tới kết luận hoặc sự tán thành về kế hoạch hành động.
- Báo cáo phối hợp: là hoạt động tổng hợp và tổng kết những quan điểm
hoặc thông tin từ tất cả các thành viên của nhóm sau đó trình bày trước lớp
hoặc GV dưới một văn bản viết hay nói.
- Chương trình nghị sự: là phương pháp chắnh thức để tổ chức nhiệm vụ
nhóm. HS hoặc GV có thể dự kiến chương trình, còn các thành viên khác phải
xem xét nó để hoàn thiện.
Với những biện pháp và kĩ thuật cơ bản trong dạy học hợp tác nêu trên, việc áp dụng hợp lý trong dạy học nói chung và dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở Tiểu học nói riêng sẽ có những thành công nhất định. Trong đó, môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 cũng có những vấn đề thắch hợp để sử dụng hiệu quả
những kĩ thuật và biện pháp này, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.