Ảnh hưởng của mật độ trồng đến đường kính tán cây bí ngồ

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống bí ngồi Hàn Quốc F1 TN 220 vụ đông xuân năm 2011 trên đất cát ven biển tại Nghi Phong Nghi Lộc Nghệ An (Trang 39 - 42)

Đường kính tán là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá quá trình sinh trưởng và phát triển của bí ngồi. Nếu đường kính tán lớn thì lá cây sẽ vươn xa, hấp thụ được nhiều ánh sáng, quang hợp tốt, tích luỹ được nhiều chất hữu cơ nuôi cây. Tuy nhiên đường kính tán vươn quá rộng cây phát triển lá quá mức, ít tập trung dinh dưỡng cho việc hình thành quả. Đường kính tán thể hiện sự sinh trưởng của cây theo chiều ngang và cũng là yếu tố thể hiện sự tăng trưởng sinh khối thực vật.

Kết quả theo dõi đường kính tán được thể hiện qua bảng 3.3

Bảng 3.3 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến đường kính tán cây bí ngồi

Đơn vị: cm Công

thức

Ngày sau gieo

30 37 44 51 58 65 I (Đ/C) 21,52c 28,41c 35,59b 73,44b 99,01b 91,87c II 24,48bc 32,51c 47,52ab 81,32ab 99,45b 94,08bc III 25,30abc 33,39bc 51,23ab 83,14ab 103,18b 98,11b IV 27,55ab 38,65ab 56,27a 87,19a 109,08a 102,93a V 29,10a 39,61a 64,63a 87,87a 112,20a 105,23a LSD0,05 3,85 6,13 20,35 11,04 4,39 4,23 CV% 8,00 9,40 21,20 7,10 2,20 4,23

Qua bảng 3.3 cho thấy:

- Giai đoạn 30 ngày sau khi gieo

Ở giai đoạn này tốc độ tăng trưởng đường kính tán còn chậm vì giai đoạn này cây chủ yếu phát triển chiều dọc, khả năng phát triển chiều ngang còn hạn chế.

Thời kỳ này đường kính tán biến động từ 21,52 – 29,10cm. Công thức trồng ở mật độ càng thưa đường kính tán càng lớn. Công thức đối chứng có đường kính tán thấp nhất đạt 21,52cm, Công thức V có đường kính tán lớn nhất đạt 29,10cm cao hơn công thức đối chứng 7,56cm. Các công thức II, III, IV đều có đường kính tán lớn hơn công thức đối chứng.

Trong giai đoạn này các công thức trồng ở mức mật độ khác nhau đều có sự sai khác về mặt ý nghĩa thống kê, tuy nhiên giữa các công thức III, IV, V ít có sự sai khác.

- Giai đoạn 37 ngày sau khi gieo

Ở giai đoạn này đường kính tán cây bắt đầu tăng trưởng mạnh tuy nhiên mức độ tăng trưởng ở các công thức có mật độ khác nhau thì khác nhau. Ở các công thức trồng với mật độ càng cao thì đường kính tán càng ít phát triển. Nguyên nhân bí ngồi là loại cây có đường kính tán vươn rộng và đòi hỏi nhiều dinh dưỡng. Trồng ở mật độ dày khả năng tiếp nhận chất dinh dưỡng dưỡng và ánh sáng thấp, do đó tán cây phát triển kém.

Qua bảng số liệu cho thấy công thức V trồng với mật độ thưa nhất có đường kính tán lớn nhất đạt 39,61cm, công thức đối chứng có đường kính tán thấp nhất đạt 28,41cm. Các công thức khác đều có đường kính tán lớn hơn công thức đối chứng. Các công thức có sự sai khác về mặt ý nghĩa thống kê.

- Giai đoạn 44 – 51 ngày sau khi gieo

Giai đoạn này cây vừa sinh trưởng sinh dưỡng, vừa bắt đầu chuyển sang giai đoạn ra hoa phát triển quả. Trong thời kỳ này đường kính tán phát triển nhanh chóng, đường kính tán càng vươn rộng thì khả năng quang hợp tổng hợp vật chất hữu cho quá trình phát triển quả càng lớn.

Ở thời kỳ 44 ngày sau khi gieo đường kính tán biến động từ 35,59 – 64,63cm, trong đó công thức đối chứng trồng ở mật độ cao nhất có đường kính tán thấp nhất đạt 35,59cm. Công thức V có đường kính tán rộng nhất đạt 64,63cm, cao hơn công thức đối chứng 29,04cm, các công thức II, III, IV có đường kính tán cao hơn công thức đối chứng 11,53cm ; 15,64cm ; 20,68cm. Ở thời kỳ này đã có sự sai khác lớn giữa các công thức tuy nhiên sự sai khác không có ý nghĩa về mặt thống kê .

Ở thời kỳ 51 ngày sau khi gieo đường kính tán biến động từ 73,44 – 87,87cm, công thức I có đường kính tán đạt 73,44cm, công thức V có đường kính tán đạt 87,87cm, cao hơn công thức đối chứng 14,43cm, các công thức II, III, IV đều có đường kính tán cao hơn công thức đối chứng. Giữa các công thức III, IV, V ít có sự sai khác.

Ở giai đoạn này công thức đối chứng có đường kính tán tăng lên nhanh chóng, thấy rõ trên biểu đồ tăng từ 35,59 – 73,44cm. Giai đoạn này công thức V lại tăng trưởng chậm biến động từ 64,63 – 87,87cm. Công thức III, IV đường kính tán tăng từ 51,23 – 83,14cm, và 56,27 – 87, cm với tốc độ tăng trưởng khá cao.

Như vậy ở giai đoạn này các công thức với mức mật độ khác nhau đều có sự sai khác mặt thống kê, tuy nhiên ở công thức III, IV, V ít có sự sai khác.

- Giai đoạn 58 ngày sau khi gieo

Ở giai đoạn này đường kính tán tiếp tục tăng mạnh và đạt đến mức độ tăng trưởng tối đa tuy nhiên mức độ tăng trưởng có xu hướng giảm hơn vì giai đoạn này cây tập trung vào việc phát triển quả.

Ở thời kỳ 58 ngày đường kính tán biến động từ 99,01 – 112,20cm. Công thức V trồng ở mật độ thấp nhất có đường kính tán đặt 112,20cm cao hơn công thức đối chứng 13,19cm. Công thức thức II. III. IV có đường kính tán đạt 99,45 ; 103,18 ; 109.08cm đều cao hơn công thức đối chứng.

Công thức IV, V có đường kính tán lớn và không có sự sai khác về mức độ thống kê, công thức I, II, III sự tăng trưởng về đường kính tán thấp hơn và không có sự sai khác với nhau về mặt thống kê.

- Giai đoạn 65 ngày sau khi gieo

Ở giai đoạn này đường kính tán của cây phát triển chậm lại và có xu hướng giảm xuống vì ở giai đoạn này cây ngừng hẳn sinh trưởng sinh dưỡng mà tập trung vào việc phát triển quả.

Mặt khác ở giai đoạn này bí ngồi gần đến giai đoạn kết thúc thu hoạch, bí ngồi đang dần bị tàn, kích thước lá nhỏ lại.

Qua bảng số liệu 3.3 cho thấy đường kính tán biến động trong khoảng 91,87 – 105,23cm. Công thức I trồng ở mật độ cao nhất có đường kính tán thấp nhất đạt 91,87cm. Công thức IV, V trồng ở mật độ thấp hơn có đường kính tán đạt 102,93cm ; 105,23cm cao hơn công thức đối chứng 11,06cm ; 13,36cm. Các công thức II, III, đều cao hơn công thức đối chứng, đường kính tán đạt 94,08cm ; 98,11cm.

Kết quả thí nghiệm cho thấy rõ ràng mật độ trồng ảnh hưởng có ý nghĩa về mặt thống kê, mật độ càng thưa đường kính tán càng tăng. Để đường kính tán lớn vừa đảm bảo được mật độ cây/ha nên trồng với mật độ ở công thức III.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống bí ngồi Hàn Quốc F1 TN 220 vụ đông xuân năm 2011 trên đất cát ven biển tại Nghi Phong Nghi Lộc Nghệ An (Trang 39 - 42)