Ảnh hưởng của mật độ trồng đến thời gian các giai đoạn sinh trưởng của bí ngồ

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống bí ngồi Hàn Quốc F1 TN 220 vụ đông xuân năm 2011 trên đất cát ven biển tại Nghi Phong Nghi Lộc Nghệ An (Trang 31 - 33)

ngồi

Bí ngồi cũng như các cây trồng khác để hoàn thành chu kỳ sống của mình phải trải qua các pha sinh trưởng và phát triển.

Sinh trưởng là sự tạo mới các yếu tố về cấu trúc tế bào, sự phân hoá các mô trong các mô trong tất cả các bộ phận : thân, rễ, lá, hoa, quả của cây, từ đó làm tăng số lượng tế bào và các mô dẫn đến sự thay đổi về kích thể tích, sinh khối của cây.

Phát triển là sự biến đổi về chất bên trong tế bào, mô và toàn cây dẫn đến sự thay đổi về hình thái và chức năng của tế bào.

Các giai đoạn của bí ngồi dài hay ngắn tuỳ thuộc vào đặc điểm của giống, phân bón, biện pháp kỹ thuật.

Một chỉ tiêu quan trọng trong việc bố trí cơ cấu cây trồng là thời gian sinh trưởng. Trong cùng một giống, cùng một điều kiện ngoại cảnh với mức phân bón như nhau, nếu trồng với mật độ khác nhau thì thời gian sinh trưởng của cây khác nhau.

Mỗi loại cây trồng có tổng tích ôn hữu hiệu khác nhau và phản ứng với Cường độ ánh sáng khác nhau, khi đạt đến ngưỡng hữu hiệu đó, cây sẽ phát dục. Mật độ ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận cường độ chiếu sáng trong từng hàng cây, chi phối nhiệt độ, độ ẩm, tạo ra tiểu khí hậu đặc biệt do đó ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng của từng giai đoạn từ đó ảnh hưởng đến tổng thời gian sinh trưởng của cây.

Căn cứ vào thời gian các giai đoạn sinh trưởng để có các biện pháp kỹ thuật tác động nhằm tạo điều kiện thích hợp nhất đáp ứng đủ yêu cầu của cây để cây phát huy được tối ưu nhất tiềm năng, năng suất.

Theo dõi ảnh hưởng của mật độ của đến thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của giống bí ngồi Hàn Quốc F1 TN220 ở vụ đông xuân 2011, chúng tôi thu được kết quả thể hiện qua bảng 3.1 như sau:

Bảng 3.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của bí ngồi

(Đơn vị: ngày) Công thức Gieo – mọc mầm Gieo – 3 Gieo- ra hoa Gieo – thu hoạch quả lần 1 Gieo – kết thúc thu hoạch I 6 17,62 34,20 45,85 74,40 II 6 17,00 34,78 47,10 77,80 III 6 16,89 36,34 49,00 78,65 IV 6 15,71 37,86 52,88 80,12 V 6 15,00 38,12 54,45 82,32

3.1.1.Ảnh hưởng của mật độ trồng đến thời gian mọc mầm của bí ngồi

Mọc mầm là giai đoạn đầu tiên của quá trình sinh trưởng, có ý nghĩa quan trọng đối với sự sinh trưởng phát triển và năng suất của bí ngồi. Là quá trình biến đổi sinh lý chuyển từ trạng thái tiềm sinh sang trạng thái hoạt động, thời kỳ này có sự biến đổi sâu sắc của protein và lipit thành gluco và axitamin dưới ảnh hưởng của điều kiện môi trường.

Thời gian mọc mầm được tính từ khi gieo đến khi cây xuất hiện trên mặt đất . Trong quá trình mọc mầm xẩy ra hàng loạt quá trình biến đổi phức tạp chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: đặc điểm giống, độ ẩm đất, kỹ thuật canh tác (mật độ, phân bón…).

Trong giai đoạn này để cây nảy mầm bình thường cây bí hút nước 30 – 40% khối lượng tối thiểu ban đầu, với điều kiện 150C trở lên kết hợp với việc cung cấp đầy đủ oxy. Nhiệt độ thích hợp cho hạt nảy mầm là 25 – 30oC, độ ẩm là 70 – 80%. Trong quá trình làm thí nghiệm do điều kiện thời tiết không thuân lợi, mưa nhiều nên chúng tôi không gieo trực tiếp mà tiến hành ươm bầu trong nhà lưới của trại thực nghiệm nông học , tạo điều kiện thuận lợi về môi trường, cung cấp đủ nước, chất dinh dưỡng cho hạt nảy mầm.

Thí nghiệm cho thấy quá trình gieo đến mọc mầm của cây diễn ra thuận lợi với tỷ lệ mọc mầm là 98%, vì gieo bầu nên tỷ lệ mọc mầm đều.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống bí ngồi Hàn Quốc F1 TN 220 vụ đông xuân năm 2011 trên đất cát ven biển tại Nghi Phong Nghi Lộc Nghệ An (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w