Kỹ thuật bón phân

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống bí ngồi Hàn Quốc F1 TN 220 vụ đông xuân năm 2011 trên đất cát ven biển tại Nghi Phong Nghi Lộc Nghệ An (Trang 25 - 28)

Lượng phân bón cho 1 sào Bắc bộ: - Đạm Urê: 5-6kg

- Phân chuồng: 300kg - Kali lorua (loại 60%): 4kg - Supe lân lâm thao: 20kg

Bón lót: Sau khi rạch hàng, bón phân trực tiếp vào rãnh, bón toàn bộ phân chuồng + toàn bộ lân +30% đạm + 30% Kali sau đó tiến hành lấp đất để đảm bảo cho bí khi gieo hạt không tiếp xúc trực tiếp với phân tránh tình trạng thối hạt

Bón thúc lần 1: Tưới nhử cho cây sau khi cây bén rễ hồi xanh 15% đạm. Bón thúc lần 2: Khi cây có 4-5 lá thật, kết hợp với vun xới: 50% kaly + 30% đạm

Bón thúc lần 3: Bón vào đất hoặc tưới gốc khi cây đậu quả non: 20% kaly + 25% đạm.

Lưu ý: Khi bón phân nếu trời không mưa ta nên kết hợp tưới nước, khi bún nên bón theo đường kính tán không cho phân tiếp xúc với lá.

2.4.7. Chăm sóc

* Vun xới và làm cỏ

Lần thứ 1: Khi cây còn xanh, xới phá váng, vun nhẹ kết hợp làm cỏ bón thúc lần 1.

Lần thứ 2: Khi cây ra hoa, xới nhẹ, vun cao, kết hợp làm cỏ bón thúc lần 2. Lưu ý: Trong quá trình vun xới, làm cỏ cần tiến hành nhẹ nhàng tránh làm tổn thương bộ rễ tạo điều kiện cho sâu bệnh xâm nhập và ảnh hưởng tới sự phát triển của cây.

* Tưới nước

Sau khi trồng thường xuyên tưới nước giữ ẩm cho cây tưới ngày 1 lần vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, đảm bảo cho cây hồi xanh trong tuần đầu, sau đó tuỳ điều kiện thời tiết và giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây mà có lượng nước tưới phù hợp. Khi tưới có thể sử dụng phương pháp tưới rãnh hoặc tưới phun mưa.

* Buộc cây và thụ phấn bổ sung

Buộc cây giúp cây đứng vững hạn chế gió làm ngã đổ cây, tránh tình trạng quả bí nằm quả sát mặt đất gây thối quả và ảnh hưởng của các loại sâu bệnh sinh ra từ đất.

Thụ phấn bổ sung: Ở bí ngồi, hoa đực và hoa cái riêng biệt nở không đồng loạt nên khi gặp điều kiện thời tiết không thuận lợi như thiếu ong bướm, mưa gió,

các loại côn trùng, sẽ ảnh hưởng tới đậu quả và năng suất, vì thế ta nên tiến hành thụ phấn bổ sung.

7 - 9 giờ sáng ta tiến hành thụ phấn bổ sung. Cách làm dựng que bông sạch lấy phấn ở đầu hoa đực đã nở hết sang thụ phấn cho hoa cái hoặc có thể trực tiếp lấy hoa đực ngắt bỏ hết cánh, cầm hoa đực xát nhẹ lên đầu nhụy hoa cái. Tuy nhiên với cách này ta có thể làm tổn thương tới cây.

- Quả bí ngồi khi mọc nằm sát mặt đất, do đó để tránh tình trạng quả bị thối ta nên thường xuyên tiến hành kiểm tra dựng rơm ra hoặc cỏ khô lót quả cho bí.

* Phòng trừ sừu bệnh

Bí ngồi ít bị sâu bệnh hại, chủ yếu bị một số sâu bệnh hại sau:

- Sâu đất hại bí khi cây bắt đầu mọc cho đến lúc cây có từ 2 - 3 lá thật, biện pháp hữu hiệu nhất là bắt giết vào lúc sáng sớm.

- Sâu xanh hại lá, chúng thường ăn bề mặt lá làm giảm hiệu suất quang hợp. Biện pháp phòng trừ là bắt giết.

- Bệnh sương mai: Hại chủ yếu trên lá. Bệnh dễ lây lan nhờ gió, mưa, điều kiện nóng ẩm, phòng trừ chủ yếu là làm sạch cỏ dại, tỉa bớt nhánh, các lá già làm cho ruộng thông thoáng, tỉa các lá bị bệnh nặng hạn chế sự lây lan, khi bệnh xuất hiện cần phun thuốc kịp thời. [4].

- Bệnh phấn trắng: Do nấm Erysiphecichoarecearum gây ra. Bệnh xuất hiện phá hoại ngay từ thời kỳ cây con. Ban đầu trên lá xuất hiện những chùm nhỏ mất màu xanh hóa vàng, dần dần được bao phủ bởi một lớp phấn trắng dày đặc như bột phấn, bao trùm cả phiến lá (không bị giới hạn bởi gân lá). Lá bệnh chuyển dần từ màu xanh sang vàng lá khô cháy và dễ rụng. Bệnh nặng lớp phấn trắng xuất hiện trên cả thân, cành, hoa làm hoa khụ và chết. Cây bị bệnh sinh trưởng yếu, phẩm chất kém, năng suất thấp [6]. .

- Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng phun thuốc phòng trừ các loại sâu đục quả.

*Thu hoạch :

Tuỳ loại giống; thu quả vừa đủ tuổi chất lượng, thu sớm quả sẽ giảm năng suất, thu già quả giảm chất lượng. Thu vào buổi sáng sớm. Loại bỏ quả không đủ chất lượng, có vết sâu bệnh trước khi đúng gói bao bì theo yêu cầu quy cách của khách hàng. Hạn chế làm trầy xước, bong lớp phấn quả, làm giảm vẻ đẹp và chất lượng quả.

- Nếu hướng sử dụng làm rau thì nên thu hoạch khi quả còn non, sau thụ phấn khoảng 15 - 20 ngày.

- Nếu hướng sử dụng, hàng sấy khô xuất khẩu thì thu hoạch sau thụ phấn 30 - 35 ngày [27].

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống bí ngồi Hàn Quốc F1 TN 220 vụ đông xuân năm 2011 trên đất cát ven biển tại Nghi Phong Nghi Lộc Nghệ An (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w