Biện pháp đào tổ mối

Một phần của tài liệu Khảo nghiệm một số biện pháp kỹ thuật phòng trừ mối (Isoptera) hại rừng trồng Keo tại xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (Trang 45)

Qua điều tra quan sát rừng Keo 6 tuổi chúng tôi đã phát hiện được 2 tổ mối. Chúng tôi đã tiến hành đào tìm diệt mối vua, mối chúa, và phá hoàng cung. Kết quả đã tìm và diệt được 2 mối vua, 2 mối chúa và phá được 2 hoàng cung của 2 tổ. Kết quả được tổng hợp ở bảng 4.3:

Bảng 4.3. Mức độ hại do mối ở thí nghiệm đào tổ mối

Đơn vị tính: cm

Nhân tố điều tra Chưa đào

tổ mối

Sau khi đào tổ mối

So sánh Sau 10 ngày Sau 20 ngày

Chiều dài vết hại (cm/cây) OTN 12,34 12,89 13,05 + 0,71 OĐC 11,05 11,28 11,94 + 0,89 Chiều rộng vết hại (cm/cây) OTN 6,09 6,21 6,71 + 0,62 OĐC 5,08 5,64 5,89 + 0,81 Ghi chú (+): Tăng

Qua bảng số liệu trên chúng tôi thấy rằng cả chiều dài và chiều rộng trung bình vết hại đều tăng lên ở cả OTN và OĐC nhưng mức độ tăng lên của OTN và OĐC có sự khác nhau, sự tăng lên về chiều dài và chiều rộng vết hại của OĐC là lớn hơn nhiều so với OTN. Độ tăng chiều dài trung bình vết hại ở OĐC sau đào tổ mối 20 ngày lớn hơn 0,18cm so với OTN, chiều rộng lớn hơn 0,19cm. Như vậy chứng tỏ việc đào tổ mối cũng có hiệu quả hạn chế hoạt động của mối.

35

Để so sánh khả năng hạn chế sự hoạt động của mối hại của biện pháp này chúng tôi tiến hành phân tích phương sai một nhân tố chiều dài vết hại thí nghiệm trên.

Kiểm tra sự sai khác giữa OTN và OĐC

Bảng 4.4. Kiểm tra sự sai khác giữa ô đối chứng và ô thí nghiệm trong biện pháp đào tổ mối.

Đơn vị: cm

Lần điều tra

Chưa đào tổ mối

Sau khi đào tổ mối

Tổng theo công thức Trung bình (X) Sau 10 ngày Sau 20 ngày OĐC 11,05 11,28 11,94 11,42 3,80 OTN 12,34 12,89 13,05 12,76 4,25 Sj 23,39 24,17 24,99 24,18 8,05

Từ kết quả ở bảng 4.4 chúng tôi xử lý trên phần mềm Excell. Kết quả phân tích phương sai một nhân tố cho thấy:

Ftính = 15,22 F0,05 =7,70

Kết quả cho thấy Ftính > F0,05, có thể kết luận chắc chắn rằng kết quả ở 2 công thức khác nhau và chứng tỏ biện pháp đào tổ mối có ảnh hưởng rõ đến sự hoạt động của mối.

36

4.3.1.2.Thí nghiệm bẫy mối xu quang

Dựa vào đặc điểm mối cánh khi chia đàn có tính xu quang. Với biện pháp này chúng tôi tiến hành bẫy mối giống có cánh 2 lần bằng bóng đèn điện. Lần 1 vào ngày 12/04/2014 và lần 2 vào 28/04/2014 ngày , tại điểm gần rừng Keo. Mối lần tiến hành đặt 2 bẫy, mỗi bẫy cách nhau 100m, thời gian tiến hành vào lúc 19h- 21h. Kết quả thu được như sau:

Bảng 4.5. Kết quả bẫy mối giống có cánh

Đơn vị: con

Bẫy Lần 1

(con/ bẫy)

Lần 2

(con/ bẫy) Trung bình Tổng

1 120 168 144 288

2 199 147 173 346

Trung bình 159,5 157,5 158,5 317

Qua bảng trên ta thấy qua 2 lần bẫy mối kết quả trung bình mỗi đêm là 158,5 con/bẫy. Như chúng ta đã biết mối bay giao hoan phân đàn vào lúc trời chuẩn bị mưa, do vậy bẫy mối giống có cánh trong thời gian này là có hiệu quả trong việc hạn chế mối hại trong tương lai.

Hình 4.4. hình nh by đèn 4.3.2. Kết qu thí nghim bin pháp Lâm sinh

Qua 3 kiểm tra đo chiều dài chiều rộng vết hại trước và sau khi thí nghiệm kết quả được tổng hợp ở bảng sau:

37

Bảng 4.6. Mức độ hại do mối ở thí nghiệm biện pháp kỹ thuật lâm sinh

Nhân tố điều tra Chưa

VS rừng Sau khi VS rừng So sánh Sau 10 ngày Sau 20 ngày

Chiều dài vết hại (cm/cây) OTN 11,08 11,33 11,96 + 0,88 OĐC 8,02 8,67 9,04 + 1,02 Chiều rộng vết hại (cm/cây) OTN 5,21 5,58 5,92 + 0,71 OĐC 5,80 6,22 6,72 + 0,92 Ghi chú (+): Tăng

Từ bảng số liệu trên ta thấy:

Sau khi vệ sinh rừng trồng mức độ hại của cả OTN và OĐC vẫn tiếp tục tăng. Tuy nhiên mức độ tăng ở OĐC cao gấp đôi so với OTN, cụ thể là sau khi thực hiện công tác vệ sinh rừng thì ở OTN chiều dài vết hại tăng 0,88cm, chiều rộng tăng 0,71 trong khi đó vết hại ở OĐC chiều dài tăng thêm 1,68cm, còn chiều rộng tăng lên đến 0,92cm. Do chúng ta tác động tới hoạt động của mối làm mất nơi cư trú hay thức ăn của chúng nên chúng sẽ không gây hại tiếp cho cây trồng nữa. Chứng tỏ thực hiện biện pháp kỹ thuật lâm sinh có hiệu quả tới việc phòng trừ mối hại rừng trồng.

Để thấy rõ khả năng hạn chế mối hại cây trồng Keo của biện pháp kỹ thuật lâm sinh chúng tôi tiến hành phân tích phương sai một nhân tố chiều dài vết hại làm kết quả chung cho toàn thí nghiệm.

Kiểm tra sự sai khác giữa OĐC và OTN

Bảng 4.7. Kiểm tra sự sai khác giữa ô đối chứng

và ô thí nghiệm trong thí nghiệm biện pháp kỹ thuật lâm sinh Lần điều

tra

Chưa thí nghiệm

Sau khi thí nghiệm

Tổng theo công thức Trung bình (X) Sau 10 ngày Sau 20 ngày OĐC 8,02 8,67 9,04 25,73 8,57 OTN 11,08 11,33 11,96 34,37 11,45 Sj 19,10 20,00 21,00 60,10 20,02

Qua bảng phân tích phương sai một nhân tố chúng tôi thấy: Ftính= 52,68 F0,05 = 7,71

38

Kết quả cho thấy Ftính > F0,05, có thể kết luận chắc chắn rằng kết quả ở 2 công thức khác nhau và chứng tỏ biện pháp kỹ thuật lâm sinh có ảnh hưởng rõ đến sự hoạt động của mối.

4.3.3. Bin pháp sinh hc

4.3.3.1. Thí nghiệm biện pháp rắc lá cau xung quanh gốc cây

Theo kinh nghiệm của người dân địa phương cùng với kế thừa đề tài nghiên cứu trước thì việc rắc lá Cau và hạt Cau tươi giã nhỏ có thể hạn chế được mối hại do mối thợ rất sợ mùi cây Cau do vậy rắc lá cau dưới gốc cây mối sẽ tránh xa nơi có mùi Cau như vậy có thể hạn chế được mối hại.

Tiến hành điều tra tỷ lệ, mức độ bị hại trước và sau khi thí nghiệm cả trong OTN và OĐC. Điều tra 3 lần mỗi lần vào các ngày 12/04/2014, 12/04/2014 và ngày 20/04/2014

+ Kết quả: Qua thời gian điều tra theo dõi, phân tích 3 thí nghiệm kết quả được tổng hợp vào bảng sau:

Bảng 4.8. Mức độ hại do mối ở thí nghiệm biện pháp rắc lá Cau tươi

Lần điều tra Chưa rắc lá cau

Sau khi rắc lá Cau

So sánh Sau 10 ngày Sau 20 ngày

Chiều dài vết hại (cm/cây) OTN 11,05 11,81 12,10 +1,05 OĐC 9,22 9,84 10,12 +0,90 Chiều rộng vết hại (cm/cây) OTN 7,24 7,98 8,15 +0,91 OĐC 6,21 6,72 7,23 +1,02 Ghi chú (+): Tăng

Qua 3 lần điều tra chúng tôi thấy chiều dài và chiều rộng vết hại ở OTN và OĐC đều tăng lên. Tuy nhiên có sự khác nhau giữa OTN và OĐC, mức độ hại ở OTN tăng lên ít hơn so với OĐC. Mặt khác, sau khi rắc lá Cau được 10 ngày kiểm tra chiều dài vết hại ở OTN tăng 0,76cm so với trước khi rắc lá Cau tươi, 10 ngày tiếp theo kiểm tra lại thì chiều dài vết hại ở OTN tăng thêm 0,29cm. Ta thấy độ tăng chiều dài và chiều rộng vết hại giảm dần theo thời gian, chứng tỏ việc rắc lá Cau xung quanh gốc cây có tác dụng hạn chế mức độ mối hại đối với cây Keo.

39

Để thấy rõ khả năng hạn chế mối của lá Cau tươi chúng tôi tiến hành phân tích phương sai một nhân tố chiều dài vết hại làm kết quả chung cho toàn thí nghiệm.

Bảng 4.9. Kiểm tra sự sai khác giữa ô đối chứng và ô thí nghiệm trong thí nghiệm biện pháp rắc lá cau Lần điều

tra

chưa rắc lá Cau

Sau khi rắc lá Cau

Tổng theo công thức Trung bình Sau 10 ngày Sau 20 ngày OĐC 9,22 9,84 10,12 29,19 9,73 OTN 11,05 11,81 12,10 34,95 11,65 Sj 20,27 21,65 22,22 21,38 7,12

Từ bảng 4.11 chúng tôi xử lý trên phần mềm Excell. Kết quả phân tích phương sai một nhân tố cho thấy:

Ftính= 22,00 F= 7,71

Kết quả cho thấy Ftính > F0,05, có thể kết luận chắc chắn rằng kết quả ở 2 công thức khác nhau và chứng tỏ biện pháp rắc lá cau xung quanh gốc cây có ảnh hưởng rõ đến sự hoạt động của mối.

40

4.3.3.2. Kết quả biện pháp nhử mối bằng bã Mía

Sau 3 lần đo vết hại của mối trước và sau khi thí nghiệm kết quả được tổng hợp ở bảng sau:

Bảng 4.10. Mức độ do mối hại ở thí nghiệm biện pháp nhử mối bằng bã Mía

Đơn vị tính: cm

Lần điều tra

Trước khi rắc bã

Mía

Sau khi rắc bã Mía

So sánh Sau 10 ngày Sau 20 ngày Chiều dài vết hại (cm/cây) OTN 16,03 16,34 17,14 + 1,14 OĐC 11,24 11,87 12,02 + 1,28 Chiều rộng vết hại (cm/ cây) OTN 7,59 7,83 8,05 + 0,46 OĐC 6,99 7,28 7,57 + 0,58 Ghi chú (+): Tăng

Qua bảng trên chúng tôi thấy mức đội hại của mối ở lần điều tra đầu tiên so với lần điều tra sau vẫn tăng lên, hiệu quả không rõ rệt. Nguyên nhân do ta xúc bã Mía có mối thợ đem đi đốt chỉ tiêu diệt được những mối thợ đi khai thác mồi tại thời điểm đó, lượng mối thợ trong tổ mối và lượng mối thợ đi kiếm ăn ở nơi khác vẫn còn nhiều sau một thời gian một lượng mối thợ khác sẽ tiếp tục đến khai thác và gây hại. Tuy nhiên khi so sánh với OĐC thì mức độ hại do mối ở OTN cũng tăng chậm hơn so với OĐC.

Để làm rõ khả năng hạn chế mối hại của mối bằng biện pháp nhử mối bằng bã Mía, chúng tôi tiến hành phân tích phương sai một nhân tố chiều dài vết hại và làm kết quả chung cho toàn thí nghiệm.

Bảng 4.11. Kiểm tra sự sai khác giữa ô

thí nghiệm và ô đối chứng trong thí nghiệm biện pháp rắc bã mía

Đơn vị tính: cm

Lần điều tra Chưa rắc bã mía

Sau khi rắc bã Mía

Tổng theo công thức Trung bình Sau 10 ngày Sau 20 ngày OTN 16,03 16,34 17,14 49,51 16,50 OĐC 11,24 11,87 12,02 35,13 11,71 Sj 27,27 28,27 29,16 84,64 28,21

41

Từ kết quả bảng 4.13 chúng tôi xử lý số liệu trên phần mềm Excell. Kết quả phân tích phương sai 1 nhân tố cho thấy:

Ftính = 138,04 F0,05= 7,71

Kết quả cho thấy Ftính > F0,05, có thể kết luận chắc chắn rằng kết quả ở 2 công thức khác nhau và chứng tỏ biện pháp rắc bã mía có ảnh hưởng rõ đến sự hoạt động của mối.

Hình 4.6.Bã Mía khi mi chưa khai thác Hình 4.7. Bã Mía sau khi b mi khai thác

4.3.3.3. Kết quả thí nghiệm phun nước lá xoan và vỏ lá xoan ta

Hình 4.8. nước giã v,lá Xoan ta

Hình 4.9. Hình nh phun nước lá Xoan ta Hình 4.6. Bã Mía khi

mi chưa khai thác

Hình 4.7. Bã Mía sau khi b mi khai thác

Hình 4.8. Nước giã v, lá Xoan ta

Hình 4.9. Hình nh phun nước lá Xoan ta

42

Sau 3 lần điều tra đo vết hại trước và sau tiến hành thí nghiệm kết quả được tổng hợp vào bảng sau:

Bảng 4.12. Mức độ do mối hại, thí nghiệm biện pháp phun nước vỏ lá Xoan ta

Đơn vị: cm

Lần điều tra

Trước khi phun

Sau khi phun

So sánh Sau khi phun 10 ngày Sau khi phun 20 ngày

TB chiều dài vết hại (cm/cây) OTN 10,56 11,25 11,84 + 1,28 OĐC 7,24 8,57 8,90 + 1,66 TB chiều rộng vết hại (cm/cây) OTN 6,14 6,50 7,03 + 0,89 OĐC 6,14 6,93 7,38 + 1,84 Ghi chú (+): Tăng

Sau khi phun nước vỏ, lá xoan cho các cây bị mối hại trong các ODB thì mức độ hoạt động của mối trong các vết hại vẫn tăng. Tuy nhiên tốc độ tăng chậm dần qua các lần điều tra. Ở lần điều tra thứ nhất sau khi phun chiều dài vết hại tăng 0,38cm, ở lần điều tra cuối cùng tăng 0,18cm so với lần kiểm tra trước. Khi so sánh với OĐC thì tốc độ tăng chiều dài, chiều rộng vết hại ở OTN chậm hơn so với OĐC.

Như vậy chứng tỏ sử dụng biện pháp phun nước vỏ, lá Xoan ta cho cây bị mối hại cũng có hiệu quả đối với việc phòng trừ mối hại rừng Keo.

Để thấy rõ khả năng hạn chế hoạt động của mối hại của thí nghiệm này chúng tôi tiến hành phân tích phương sai 1 nhân tố chiều dài vết hại làm kết quả chung cho toàn thí nghiệm.

Bảng 4.13. Kiểm tra sự sai khác giữa ô

thí nghiệm và ô đối chứng trong thí nghiệm phun nước vỏ lá xoan

Đơn vị tính: cm

Lần điều tra Chưa phun

Sau khi phun

Tổng theo công thức Trung bình Sau 10 ngày Sau 20 ngày OTN 10,56 11,25 11,84 33,65 11,21 OĐC 7,24 8,57 8,90 22,71 7,57 Sj 17,80 19,82 20,74 56,36 18,78

43

Từ kết quả bảng 4.15 chúng tôi tiến hành xử lý số liệu trên Excell. Kết quả phân tích phương sai 1 nhân tố thấy:

Ftính= 22,52 F0,05= 7,71

Kết quả cho thấy Ftính > F0,05, có thể kết luận chắc chắn rằng kết quả ở 2 công thức khác nhau và chứng tỏ biện pháp phun nước vỏ lá xoan có ảnh hưởng rõ đến sự hoạt động của mối.

4.3.4. Kết qu thí nghim bin pháp hóa hc

Sau khi phun thuốc kiểm tra số lượng mối trên mồi nhử, cứ 10 ngày kiểm tra 1 lần kết quả tổng hợp ở các bảng sau:

Bảng 4.14. Số lượng mối thợ còn lại sau phun thuốc

Loại thuốc: PMC 90 Đơn vị tính: Con

STT OTN Lần kiểm tra

Sau 10 ngày Sau 20 ngày

1 135 210

2 120 92

3 21 7

Trung bình 92 103

Bảng 4.15. Số lượng mối thợ còn lại sau phun thuốc

Loại thuốc : Lenfos 50EC Đơn vị tính: Con

STT OTN Lần kiểm tra sau phun thuốc

Sau 10 ngày Sau 20 ngày

1 92 164

2 108 92

3 31 53

Trung bình 77 103

Sau khi phun thuốc ở lần kiểm tra thứ nhất phần lớn mối đã rút về tổ tuy nhiên ở mồi nhử và bẫy vẫn còn mối. Ở lần kiểm tra sau mối có xu hướng tăng lên ở một số bẫy trong lần kiểm tra trước mà vẫn còn mối.

Nguyên nhân là do:

- Mối không đến ăn hoặc đến ăn quá ít, mục đích nhử mối ra để diệt không đạt được.

44

- Khi kiểm tra đã gây động nhiều cho mối do đó mối bỏ đi và không đến ăn mồi nhử.

- Thời tiết mưa nhiều mối ít đi lại và gây ướt mồi nhử.

* Sau 3 lần điều tra, đo tỷ lệ và mức độ hại của mối

Kiểm tra mức tăng chiều dài, chiều rộng vết hại trước và sau khi tiến hành thí nghiệm kết quả thể hiện trong các bảng số liệu sau:

Bảng 4.16. Mức đội hại do mối ở biện pháp thử nghiệm thuốc hóa học

Đơn vị: cm

Công thức Trước khi phun Sau khi phun

Sau 10 ngày Sau 20 ngày

Ô đối chứng CD 27,34 27,81 27,93

CR 9,05 9,39 9,88

Thuốc PMC 90 CD 24,33 24,87 25,13

CR 10,21 10,98 11,23

Thuốc Lenfos 50EC CD 23,14 23,50 23,90

CR 10,34 10,80 11,32

Bảng 4.17. Tỷ lệ tăng mức độ hại của mối ở các công thức

Đơn vị: cm

Công thức Chỉ số tăng mức độ hại Tổng số giảm Sau 10 ngày Sau 20 ngày

Ô đối chứng CD + 0,47 + 0,12 + 0,59

CR +0,34 +0,49 +0,83

Thuốc PMC 90 CD +0,54 +0,31 +0,80

CR +0,77 +0,25 +1,02

Thuốc lenfos 50EC CD +0,36 +0,40 +0,76

CR +0,46 +0,52 +0,98

(CD: chiều dài vết hại, CR: chiều rộng vết hại) Ghi chú (+): Tăng

Để đánh giá được hiệu lực của 2 loại thuốc trên có khác so với công thức đối chứng hay không tôi tiến hành phân tích phương sai một nhân tố chiều dài vết hại ở lần kiểm tra cuối cùng để lấy kết quả đánh giá chung cho toàn thí nghiệm.

45

Bảng 4.18. Kiểm tra sự sai khác giữa các ô thí nghiệm trong thí nghiệm biện pháp hóa học

Đơn vị: cm

Công thức phun thuốc Trước khi

Sau khi phun thuốc Tổng theo công thức Trung bình Sau 10 ngày Sau 20 ngày OĐC 19,62 20,87 21,42 61,91 20,90 PMC 90 20,23 20,67 20,89 61,79 20,42 Lenfos 50EC 19,04 19,34 19,82 58,20 19,40

Một phần của tài liệu Khảo nghiệm một số biện pháp kỹ thuật phòng trừ mối (Isoptera) hại rừng trồng Keo tại xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)