Biện pháp sinh học

Một phần của tài liệu Khảo nghiệm một số biện pháp kỹ thuật phòng trừ mối (Isoptera) hại rừng trồng Keo tại xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (Trang 33 - 34)

- Thí nghiệm rắc lá cau

Dựa vào kinh nghiệm của địa phương thì rắc lá và hạt cau có thể hạn chế sự phá hoại của mối do mối thợ rất sợ mùi lá cau và hạt cau.

Phương pháp tiến hành: Lập 3 OTC ở 3 quả đồi khác nhau làm thí nghiệm, mỗi OTN lập một OĐC, trong OTN và OĐC lập 5 ô dạng bản tiến hành điều tra tất cả cây trong các ODB. Dùng lá cau tươi băm nhỏ vãi xung quanh gốc cây bị nhiễm mối. Trung bình khoảng 1kg/ gốc cây. Tiến hành điều tra tỷ lệ và, mức độ bị hại trước và sau khi thí nghiệm cả trong OTN và OĐC. Lần kiểm tra sau cách lần kiểm tra trước 10 ngày.

Kết quả ghi vào mẫu bảng 3.4.

Để thấy rõ khả năng hạn chế mối của lá cau tươi tiến hành phân tích phương sai một nhân tố chiều dài vết hại theo mẫu bảng 3.5.

- Thí nghiệm nhử bằng mồi bã mía

Dựa vào kinh nghiệm nhử mối của người dân địa phương dùng bã mía rắc xung quanh gốc cây bị mối hại. Lập 3 OTC ở 3 quả đồi khác nhau làm thí nghiệm, mỗi OTN lập một OĐC, trong OTN và OĐC lập 5 ô dạng bản tiến hành điều tra tất cả cây trong các ODB. Trung bình 1kg/ gốc cây. Sau đó chờ

23

mối thợ đến ăn rồi xúc bã mía có mối thợ đi đốt. Tiến hành đo vết hại và so sánh với trước khi thí nghiệm.

Kết quả ghi vào mẫu bảng 3.4.

Tiến hành phân tích phương sai một nhân tố chiều dài vết hại để thấy rõ hiệu quả hạn chế độ hại của mối bằng bã mía theo mẫu bảng 3.5.

- Thí nghiệm phun nước vỏ, lá xoan ta

Phương pháp tiến hành: Lập 3 OTC trên 3 quả đồi khác nhau ở rừng trồng Keo, mỗi OTC có diện tích 1000 - 2500m2, trên mỗi OTC lập 5 ODB, mỗi ODB có diện tích là 100m2. Mỗi thí nghiệm có một OĐC, OĐC phải ở trên quả đồi cách xa OTN khoảng từ 50 - 100m. Trong các ODB điều tra hết các cây. Sau khi điều tra xong tiến hành phun chế phẩm nước lá và vỏ cây Xoan ta.

Một kg lá xoan ta giã nhỏ, lọc với 20 lít nước bỏ bã, lọc sạch.

Cách phun:

Phun 0,2 lít/m theo vết hại có chiều dài 1m trên thân cây.

Sau khi phun tiến hành kiểm tra lại hoạt động của mối sau 10 ngày/1 lần. Kết quả ghi vào mẫu bảng 3.4.

Tiến hành phân tích phương sai một nhân tố chiều dài vết hại theo mẫu bảng 3.5.

Một phần của tài liệu Khảo nghiệm một số biện pháp kỹ thuật phòng trừ mối (Isoptera) hại rừng trồng Keo tại xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)