Biện pháp hóa học

Một phần của tài liệu Khảo nghiệm một số biện pháp kỹ thuật phòng trừ mối (Isoptera) hại rừng trồng Keo tại xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (Trang 34 - 37)

Nguyên lý: Sử dụng thuốc diệt mối tận gốc có nguồn gốc hóa học theo phương pháp lây nhiễm. Sử dụng phòng trừ mối thông qua đường tiếp xúc, mối thợ khi đi kiếm ăn dính thuốc không chết ngay mà còn đủ thời gian về tổ, thuốc ngấm dần qua da, các con mối này mất dần bản năng thường có, hoảng loạn chạy lung tung khắp tổ. Mối bị chết dần, tổ mối bị mất dần cân bằng sinh thái, ô nhiễm vi sinh vật, nấm mốc chiếm lĩnh hủy hoại toàn bộ tổ. Như vậy để tiến hành “diệt mối theo phương pháp lây truyền” phải thông qua 4 bước:

- Điều tra khảo sát - Nhử mối

- Phun thuốc

- Nghiệm thu và kiểm tra đánh giá kết quả

(+) Thuốc PMC90

24

Axit boric (H3BO3): 30% Đồng sunphat (CuSO4): 10% Chất phụ gia: 10%

Cách dùng: Chúng tôi tiến hành dùng mồi nhử bằng gỗ thông, gỗ trám và bã mía để ải sau 3 ngày rồi đem phủ xung quanh các gốc cây nhiều mối của OTN chờ 1 thời gian mối thợ đến ăn nhiều thì rắc trực tiếp thuốc diệt mối lên mối thợ rồi thả mối về tổ.

(+) Thuốc Lenfos 50EC

Thành phần:

Chlorpyrifos Ethyl...500g/ lít.

Cách sử dụng:

Nồng độ pha: 15ml thuốc/bình 8 lít. Đào rãnh sâu 5- 8cm quanh gốc và tưới 1- 2 lít nước tùy theo tuổi của cây. Nếu mối tấn công lên phần cổ rễ và gốc thân, thì tưới hay phun trực tiếp lên thân từ 50cm trở xuống cho nước thấm đều phần gốc và cổ rễ.

* Cách tiến hành thí nghiệm:

Mỗi thí nghiệm lập 3 OTC (S=2500m2) và 1 OĐC. Mỗi OTC và OĐC lập 5 ODB (S=100m2). Sau đó tiến hành điều tra và đo chiều dài chiều rộng của các cây bị hại ở tất cả các ODB đồng thời đặt mồi nhử mối cho các thí nghiệm. 10 ngày sau đặt mồi nhử khi lượng mối thợ lên khai thác mồi nhử nhiều tiến hành phun thuốc. Sau đó kiểm tra đo lại chiều dài, chiều rộng vết hại và đếm số mối thợ còn lại trên mồi nhử 10 ngày/1 lần. Kết quả ghi vào mẫu bảng 3.4.

So sánh kết quả vết hại trước và sau thời gian thí nghiệm giữa ô thí nghiệm và ô đối chứng. Dùng tiêu chuẩn U hoặc tiêu chuẩn F để kiểm tra sự sai khác giữa ô thí nghiệm và ô đối chứng.

25

Mẫu bảng 3.6. Số lượng mối hại trên mồi nhử

Ngày điều tra:

Loại thuốc: Đơn vị tính: con

STT OTC STT bẫy Lần kiểm tra

Sau 10 ngày Sau 20 ngày

1 2 3 TB

Để so sánh khả năng hạn chế mối hại của biện pháp kỹ thuật lâm sinh chúng tôi tiến hành phân tích phương sai một nhân tố chiếu rộng vết hại làm kết quả chung cho toàn thí nghiệm theo mẫu bảng sau:

Mẫu bảng 3.7. Kiểm tra sự sai khác giữa công thức đối chứng và ô thí nghiệm Lần điều tra (công thức) Trị số quan sát Tổng công thức chung Trung bình 1 X11X12 ...X1n S1 X1 2 X21X22...X2n S2 X2 ... i Xi1 Xi2...Xin Si Xi ∑ Pi1 Pi2...Pin S=∑ ∑ c n Xi X

Xij là trị số quan sát trước và sau khi thử nghiệm i là thứ tự công thức

Pi là tổng quan sát theo các lần nhắc lại thứ i Si là trị số bình quân của công thức thứ i C là số công thức

N là số lần nhắc lại

X là trị số quan sát bình quân ở mỗi công thức.

- Nếu Ftính < F0,05 thì kết luận giữa các công thức thí nghiệm không có sự sai khác.

- Nếu Ftính > F0,05 thì kết luận giữa các công thức thí nghiệm có sự khác nhau. Chứng tỏ việc sử dụng phương pháp phòng trừ là có hiệu quả.

26

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Khảo nghiệm một số biện pháp kỹ thuật phòng trừ mối (Isoptera) hại rừng trồng Keo tại xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (Trang 34 - 37)