Qua kết quả phỏng vấn cán bộ lâm nghiệp xã Động Đạt và một số hộ dân có trồng Keo trên địa bàn nghiên cứu cho thấy được tình hình mối hại cây Keo và việc phòng trừ mối hại keo trên địa bàn như sau:
+ Theo chú Đào Đình Quý cán bộ lâm nghiệp xã Động Đạt “Diện tích rừng trồng Keo trên địa bàn gần bằng 100ha, được trồng từ các dự án của nhà nước từ năm 2005, hàng năm vẫn được trồng bổ sung. Mối thường gây hại cho Keo tuổi nhỏ, gây hại nặng từ đầu vụ xuân tới cuối vụ thu hàng năm. Mối phân bố rải rác trong tất cả các lâm phần nhưng chủ yếu là các lâm phần ven ao, hồ bị mối gây hại nặng hơn. Ngoài các cây tuổi nhỏ ra mối cũng hại cây lớn hơn chủ yếu là hại rễ là mục cây gây tổn thương cho cây, mối hại nặng hơn khi lâm phần không được dọn vệ sinh, tỉa thưa ,phát quang bụi râm và không chú trọng diệt mối”.
+ Qua điều tra phỏng vấn một số hộ dân trên địa bàn xã cho thấy: Hầu hết diện tích rừng Keo của các hộ dân đều bị nhiễm mối với mức độ nặng nhẹ khác nhau tùy theo từng loại địa hình và tuổi của cây. Mối chủ yếu tấn công theo vết thương trên thân, cành và cổ rễ ăn vào trong gỗ gây rỗng thân cành làm giảm sự sinh trưởng, phát triển của cây, giảm phẩm chất lâm sản. Về biện pháp phòng trừ chưa có cơ quan chuyên trách nào tổ chức tập huấn về phòng trừ mối hại rừng trồng Keo. Chủ yếu là người dân tự chủ động thực hiện một số biện pháp phòng trừ mối cho rừng Keo như: Phát dọn thực bì trước khi trồng, hàng năm tiến hành phát quang dây leo, bụi rậm, chặt bỏ gốc sau khai thác và chặt bỏ cây bị mối hại nặng. Theo như Ông Trần Bảo Chính (35 tuổi) trưởng xóm Ao Trám cho biết: “Trong lâm phần các gia đình trong xóm có xuất hiện mối hại Keo, một số hộ dân có sử dụng các biện pháp tỉa cây bị bệnh nặng, tỉa cành khô, dọn dẹp vệ sinh lâm phần tránh mối có cơ hội phá hoại tuy nhiên do không có kiến thức, kỹ thuật nên chưa sử dụng thuốc hóa họ để diệt mối”.
28
Hình 4.1. Hiện trạng rừng trồng keo tại xã Động Đạt 4.1.3. Kết quảđiều tra sơ bộ
Kết quả điều tra sơ bộ tình hình phân bố mối hại Keo được tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 4.1. Kết quả điều tra tình hình phân bố mối hại Tuyến điều tra Số cây bị
mối hại
Tổng số
cây điều tra Tỷ lệ mối hại (M%)
1 9 60 15,00 2 17 53 32,07 3 8 50 16,00 4 12 48 25,00 5 8 45 17,80 Trung bình 10,80 51,20 21,01
Qua điều tra sơ bộ chúng tôi có kết luận rằng phần lớn rừng trồng ở đây đã bị nhiễm mối. Qua quan sát và số liệu cho thấy mối hại rừng Keo ở xã Động đạt có tỷ lệ cây bị nhiễm mối trung bình là 21,01%. Dựa vào số liệu cho thấy tình hình mối hại ở địa bàn ở mức độ hại nặng.
29
4.1.4. Kết quảđiều tra tỷ mỷ tỷ lệ cây nhiễm mối ở rừng trồng Keo
Chúng tôi tiến hành điều tra tỷ lệ nhiễm mối ở 3 đồi Keo ở 3 độ tuổi khác nhau đó là: Đồi Keo ở tuổi 7, đồi Keo ở tuổi 5, đồi Keo ở tuổi 3. Mỗi đồi Keo lập 3 OTC, diện tích mỗi OTC là 2500m2 ở 3 vị trí khác nhau chân, sườn, đỉnh.
4.1.4.1. Kết quả tỷ lệ nhiễm mối và mức độ hại của mối đối với rừng trồng Keo
Sau khi tiến hành điều tra mối hại ở 3 đồi Keo có độ tuổi là: Đồi Keo ở tuổi 7, đồi Keo ở tuổi 5, đồi Keo ở tuổi 3. Kết quả số liệu thu thập được chúng tôi tổng kết trong các bảng số liệu sau:
Bảng 4.2.1. Kết quả điều tra tỷ lệ cây nhiễm mối ở rừng trồng Keo 7 tuổi STT OTC Số cây bị hại Số cây điều tra M(%) Đánh giá
mức độ nhiễm mối
1 8 105 7,62 Nhẹ
2 11 109 10,09 Vừa
3 6 100 6,00 Nhẹ
Trung bình 8,33 104,66 9,13 Nhẹ
Bảng 4.2.2. Kết quả điều tra tỷ lệ cây nhiễm mối ở rừng trồng Keo 5 tuổi STT OTC Số cây bị hại Số cây điều tra M(%) Đánh giá
mức độ nhiễm mối
1 14 108 12,96 Vừa
2 24 110 21,81 Nặng
3 15 107 14,01 Vừa
Trung bình 17,66 108,33 16,26 Vừa
Bảng 4.2.3. Kết quả điều tra tỷ lệ cây nhiễm mối ở rừng trồng Keo 3 tuổi STT OTC Số cây bị hại Số cây điều tra M(%) Đánh giá
mức độ nhiễm mối
1 25 105 23,80 Nặng
2 34 112 30,35 Rất nặng
3 32 109 29,35 Rất nặng
Trung bình 30,33 108,66 27,83 Rất nặng
Qua kết quả tính được M ở các cấp tuổi 3,5,7 ta có M TB của keo tuổi 7 là 9,13 M TB của keo tuổi 5 là 16,26 M TB của keo ở tuổi 3 là 27,83 cho thấy tỷ lệ nhiễm mối và mức độ hại do mối khác nhau ở các lứa tuổi, và các
30
vị trí khác nhau. Trong đó tuổi rừng càng nhỏ thì tỷ lệ nhiễm mối và mức độ bị hại càng cao. Trong cùng 1 độ tuổi thì ở vị trí chân đồi tỷ lệ nhiễm mối nặng hơn so với các vị trí khác trong khu vực.
4.1.4.2. Kết quảđiều tra mức độ hại do mối đối với rừng trồng Keo
Bảng 4.2.4. Điều tra mức độ hại do mối ở tuổi 7
Đơn vị :cây
STT
OTC Tổng số cây điều tra Cấp hại
Hại nhẹ Hại vừa Hại nặng
1 102 10 15 9
2 107 13 16 17
3 100 14 11 8
Trung
bình 103,00 12,34 14,00 11,33
Từ bảng số liệu trên ta có trung bình mức độ hại ở mỗi cấp là: R% Hại nhẹ= ×100= 00 , 103 34 , 12 11,94% R% Hại vừa = ×100= 00 , 103 00 , 14 13,59% R% Hại nặng = ×100= 00 , 103 33 , 11 11,00%
Bảng 4.2.5. Điều tra mức độ hại do mối ở tuổi 5
Đơn vị: cây STT OTC Tổng số cây điều tra Mức độ hại
Hại nhẹ Hại vừa Hại nặng
1 102 8 7 3
2 100 7 6 2
3 105 11 4 6
Trung
bình 102,33 8,67 5,66 3,67
Từ bảng số liệu trên ta có trung bình mức độ hại ở mỗi cấp là: R% Hại nhẹ= ×100= 33 , 102 67 , 8 8,47% R% Hại vừa = ×100= 33 , 102 66 , 5 5,53%
31 R% Hại nặng = ×100= 33 , 102 67 , 3 3,59%
Bảng 4.2.6. Điều tra mức độ hại do mối ở tuổi 3
Đơn vị: cây
STT
OTC Tổng số cây điều tra Mức độ hại
Hại nhẹ Hại vừa Hại nặng
1 100 5 4 3
2 102 6 3 0
3 103 8 1 1
Trung bình 101,66 6,33 2,66 1,33
Từ bảng số liệu trên ta có trung bình mức độ hại ở mỗi cấp là: R% Hại nhẹ= ×100= 66 , 101 33 , 6 6,23% R% Hại vừa = ×100= 66 , 101 66 , 2 2,61% R% Hại nặng = ×100= 66 , 101 33 , 1 1,30%
Qua các số liệu ở trên chúng tôi thấy tuổi rừng càng nhỏ thì mối xâm nhập và tấn công càng nhiều và tỷ lệ cấp hại nặng nhiều hơn so với rừng thành thục.
32
4.2. Đặc điểm sinh học của quần thể mối
Kế thừa tài liệu nghiên cứu trước về đặc tính sinh học kết hợp với theo dõi trực tiếp ngoài thực địa chúng tôi tìm hiểu về đặc tính sinh học của họ mối đất như sau:
Mối thuộc bộ cánh bằng (Isoptera). Mối sống thành xã hội, có hiện tượng đa hình. Mối là nhóm phong phú ở vùng nhiệt đới, ưa hoạt động nơi có độ ẩm cao, thiếu ánh sáng. Thức ăn chủ yếu là gỗ, tiêu hóa nhờ xenlulaza do động vật nguyên sinh sống cộng sinh trong ruột mối tiết ra (Trần Bái, 2009) [4].
4.2.1. Tổ mối
Mối đất thường dựa vào đất mà làm tổ, có thể ở gần phần rễ của cây hoặc gỗ chôn trong đất, nói chung tổ của chúng không tách rời đất. Tổ của nhóm mối này có thể chìm trong đất hoặc nửa nổi nửa chìm trong đất như giống Odontotermes, macrotermes, capritermes....(họ Termitidea) (Chu Thị Thơm và cs, 2006) [11].
4.2.2. Thức ăn của mối
Mối sử dụng nhiều loại thức ăn, nhưng chủ yếu là thực vật. Khi khan hiếm thức ăn, mối ăn cả da, xác động vật, len, dạ, có khi ăn cả trứng mối thậm chí cả mối non [7]. Ở rừng trồng mối ăn rễ cây và gốc cây, thân cành làm cho cây trồng sinh trưởng và phát triển chậm, thậm chí gây chết. Việc nuôi dưỡng quần thể mối đều do mối thợ đảm nhiệm. Thoạt tiên thức ăn qua miệng vào ruột mối thợ, sau đó mối thợ đem thể dịch thức ăn trong cơ thể nó đã được tiêu hóa hoặc tiêu hóa một phần ứa ra đằng mồm hoặc bài tiết ra từ cuối đường tiêu hóa để mớm cho mối vua, mối chúa, mối lính, mối non mà tự chúng không thể lấy thức ăn được. Mối thợ rất thích ăn gỗ thông, gỗ trám, và bã mía bốc mùi chua ngọt.
4.2.3. Thành phần trong tổ mối
Mối trưởng có thể chia làm hai loại, dựa theo chức năng sinh sản của chúng a. Loại mối sinh sản bao gồm: Mối vua, mối chúa, mối giống.
Mối vua:
Trong tổ mối chỉ có 1 mối vua, cá biệt có 2- 3 mối vua. Mối vua làm nhiệm vụ thụ tinh cho mối chúa. Nó cũng được mối thợ chăm sóc chu đáo
33
nhưng hình thái không thể thay đổi mà giống như mối cánh đực bình thường (Phạm Ngọc Anh, 1967) [1].
Mối chúa
Mối tổ mối chỉ có một mối chúa, cá biệt có 2- 3 mối chúa. Mối chúa làm nhiệm vụ sinh sản, giao phối với mối vua để duy trì nòi giống. Do được chăm sóc chu đáo nên hình thái của nó biến đổi nhiều, bụng có thể lớn gấp 250 - 300 lần đầu. Mỗi ngày mối chúa có thể đẻ hàng triệu trứng một ngày đêm. Trứng mối có màu trắng, chiều dài từ 0,4 - 2mm, tùy từng loại mối mà trứng có hình dạng khác nhau
Mối giống
Mối giống thường có 2 loại: Mối giống có cánh và mối giống không có cánh. Mối giống có cánh: 2 đôi cánh màng dài hơn thân thể, cánh trước và cánh sau có hình dạng và kích thước giống nhau, gốc cánh có ngấn rụng cánh. Khi không bay cánh xếp bằng trên mặt lưng. Mối giống có tính xu quang mạnh
Mối giống không có cánh: Loại này chỉ chiếm ít trong quần thể. Chức năng của chúng là đề phòng khi mối vua hoặc mối chúa chết do già hoặc bệnh… thì chúng sẽ được bồi dưỡng đặc biệt để thay thế.
b. Loại mối không sinh sản: Mối lính và mối thợ
Mối lính
Mối lính phân hóa từ mối thợ. Mối lính không nhiều, chủ yếu gác và tấn công. Cặp hàm trên của mối lính rất phát triển (là vũ khí lợi hại của chúng), có con còn có tuyến hàm tiết ra dịch nhũ trắng, khi đánh nhau có thể phun dịch gây mê đối phương
Mối thợ
Mối thợ làm rất nhiều nhiệm vụ: xây tổ, đắp đường mui, vận chuyển nước, thức ăn, chăm sóc mối vua, mối chúa, mối lính, mối non,... Do vậy chúng chiếm số lượng nhiều nhất trong tổ mối. Cơ quan sinh dục của mối thợ không phát triển. Về hình thái, mối thợ gần giống mối con, miệng gặm nhai hướng xuống dưới, màu sắc thường sẫm hơn. Dạ dày của mối thợ là dạ dày của cả gia đình nhà mối, chỉ có mối thợ trong dạ dày mới có vi khuẩn cộng sinh giúp tiêu hóa xenlulo, vì vậy người ta dùng thuốc diệt mối tận gốc qua con đường lây nhiễm bệnh từ mối thợ qua nguồn thức ăn
34
(http://www.khoahoc.com.vn/bandoc/ban-doc/36851_tim-hieu-ve-loai- moi)[15].
4.2.4. Thời kỳ bay giao hoan phân đàn
Đối với mối cánh trưởng thành thì thời kỳ bay giao hoan phân đàn từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm nhưng tập trung từ đầu tháng 4 đến tháng 5 và tháng 6. (Chu Thị Thơm và cs, 2006) [11].
4.3. Kết quả đánh giá hiệu quả của các biện pháp phòng trừ mối tại rừng trồng trồng
4.3.1. Kết quả thí nghiệm của biện pháp cơ giới vật lý
4.3.1.1. Biện pháp đào tổ mối
Qua điều tra quan sát rừng Keo 6 tuổi chúng tôi đã phát hiện được 2 tổ mối. Chúng tôi đã tiến hành đào tìm diệt mối vua, mối chúa, và phá hoàng cung. Kết quả đã tìm và diệt được 2 mối vua, 2 mối chúa và phá được 2 hoàng cung của 2 tổ. Kết quả được tổng hợp ở bảng 4.3:
Bảng 4.3. Mức độ hại do mối ở thí nghiệm đào tổ mối
Đơn vị tính: cm
Nhân tố điều tra Chưa đào
tổ mối
Sau khi đào tổ mối
So sánh Sau 10 ngày Sau 20 ngày
Chiều dài vết hại (cm/cây) OTN 12,34 12,89 13,05 + 0,71 OĐC 11,05 11,28 11,94 + 0,89 Chiều rộng vết hại (cm/cây) OTN 6,09 6,21 6,71 + 0,62 OĐC 5,08 5,64 5,89 + 0,81 Ghi chú (+): Tăng
Qua bảng số liệu trên chúng tôi thấy rằng cả chiều dài và chiều rộng trung bình vết hại đều tăng lên ở cả OTN và OĐC nhưng mức độ tăng lên của OTN và OĐC có sự khác nhau, sự tăng lên về chiều dài và chiều rộng vết hại của OĐC là lớn hơn nhiều so với OTN. Độ tăng chiều dài trung bình vết hại ở OĐC sau đào tổ mối 20 ngày lớn hơn 0,18cm so với OTN, chiều rộng lớn hơn 0,19cm. Như vậy chứng tỏ việc đào tổ mối cũng có hiệu quả hạn chế hoạt động của mối.
35
Để so sánh khả năng hạn chế sự hoạt động của mối hại của biện pháp này chúng tôi tiến hành phân tích phương sai một nhân tố chiều dài vết hại thí nghiệm trên.
Kiểm tra sự sai khác giữa OTN và OĐC
Bảng 4.4. Kiểm tra sự sai khác giữa ô đối chứng và ô thí nghiệm trong biện pháp đào tổ mối.
Đơn vị: cm
Lần điều tra
Chưa đào tổ mối
Sau khi đào tổ mối
Tổng theo công thức Trung bình (X) Sau 10 ngày Sau 20 ngày OĐC 11,05 11,28 11,94 11,42 3,80 OTN 12,34 12,89 13,05 12,76 4,25 ∑Sj 23,39 24,17 24,99 24,18 8,05
Từ kết quả ở bảng 4.4 chúng tôi xử lý trên phần mềm Excell. Kết quả phân tích phương sai một nhân tố cho thấy:
Ftính = 15,22 F0,05 =7,70
Kết quả cho thấy Ftính > F0,05, có thể kết luận chắc chắn rằng kết quả ở 2 công thức khác nhau và chứng tỏ biện pháp đào tổ mối có ảnh hưởng rõ đến sự hoạt động của mối.
36
4.3.1.2.Thí nghiệm bẫy mối xu quang
Dựa vào đặc điểm mối cánh khi chia đàn có tính xu quang. Với biện pháp này chúng tôi tiến hành bẫy mối giống có cánh 2 lần bằng bóng đèn điện. Lần 1 vào ngày 12/04/2014 và lần 2 vào 28/04/2014 ngày , tại điểm gần rừng Keo. Mối lần tiến hành đặt 2 bẫy, mỗi bẫy cách nhau 100m, thời gian tiến hành vào lúc 19h- 21h. Kết quả thu được như sau:
Bảng 4.5. Kết quả bẫy mối giống có cánh
Đơn vị: con
Bẫy Lần 1
(con/ bẫy)
Lần 2
(con/ bẫy) Trung bình Tổng
1 120 168 144 288
2 199 147 173 346
Trung bình 159,5 157,5 158,5 317
Qua bảng trên ta thấy qua 2 lần bẫy mối kết quả trung bình mỗi đêm là 158,5 con/bẫy. Như chúng ta đã biết mối bay giao hoan phân đàn vào lúc trời chuẩn bị mưa, do vậy bẫy mối giống có cánh trong thời gian này là có hiệu quả trong việc hạn chế mối hại trong tương lai.
Hình 4.4. hình ảnh bẫy đèn 4.3.2. Kết quả thí nghiệm biện pháp Lâm sinh
Qua 3 kiểm tra đo chiều dài chiều rộng vết hại trước và sau khi thí nghiệm kết quả được tổng hợp ở bảng sau:
37
Bảng 4.6. Mức độ hại do mối ở thí nghiệm biện pháp kỹ thuật lâm sinh
Nhân tố điều tra Chưa
VS rừng Sau khi VS rừng So sánh Sau 10 ngày Sau 20 ngày
Chiều dài vết hại (cm/cây) OTN 11,08 11,33 11,96 + 0,88 OĐC 8,02 8,67 9,04 + 1,02 Chiều rộng vết hại (cm/cây) OTN 5,21 5,58 5,92 + 0,71 OĐC 5,80 6,22 6,72 + 0,92