Xây dựng quy trình cho vay, thu nợ quản lý khoản vay hợp lý, Xử lý nợ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu các yếu tố tác động đến chất lượng dịch vụ tại agribank chi nhánh vĩnh long (Trang 74 - 76)

lý nợ xấu:

Ngân hàng cần xây dựng một quy trình cho vay hợp lý nhằm giảm bớt thời gian thẩm định đến giải ngân nhưng đồng thời phải nâng cao công tác thẩm định trước khi cho vay. Thẩm định là khâu quan trọng để giúp ngân hàng đưa ra các quyết định đầu tư một cách chính xác, từ đó nâng cao được chất lượng của các khoản vay, hạn chế nợ quá hạn phát sinh, bảo đảm hiệu quả tín dụng vững chắc. Tùy thuộc vào điều kiện thực tế trên từng địa bàn, từng loại khách hàng, từng dự án, phương án mà khi thẩm định các dự án, phương án cụ thể, cán bộ tín dụng cần vận dụng, xem xét linh hoạt các quy định trong quy trình thẩm định nhưng phải tuân thủ đầy đủ và chặt chẽ các vấn đề thuộc về nguyên tắc, tránh thẩm định tùy tiện, sơ sài hoặc không chính xác. Khâu thẩm định này rất quan trọng, nếu quy trình thẩm định còn nhiều sai sót chất lượng tín dụng sẽ không tốt, nợ xấu tăng. Sau khi giải ngân phải kiểm tra khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không. Ngân hàng cần xây dựng quy trình quản lý nợ vay chặt chẽ để chủ động trong việc theo dõi, đôn đốc khách hàng trả nợ vay đúng hạn và lường trước mọi biến động từ phía khách hàng. Qua đó, có các biện pháp xử lý kịp thời, tránh rủi ro có thể xảy ra. Các giải pháp như: kiểm tra thường xuyên đột xuất các cơ sở SXKD của khách hàng, kiểm tra việc đánh giá thế chấp theo giá trị và hiện trạng của tài sản thế chấp ở thời điểm hiện tại, theo dõi tình hình, xu hướng biến động của thị trường có ảnh hưởng đến khách hàng, kiểm tra qua các thông tin được thu thập từ các nguồn khác. Thông qua giám sát và sự biến động trong các khâu của quá trình SXKD của khách hàng để có kế hoạch thu nợ, thu lãi kịp thời. Ngoài ra cũng cần chú ý tới những thông tin khác có liên quan đến dự báo khả năng trả nợ của khách hàng để đề ra các biện pháp xử lý kịp thời khi khách hàng có biểu hiện xấu làm giảm khả năng thu nợ của khách hàng.

Để làm tốt việc đôn đốc thu hồi nợ và lãi đến hạn, cần làm tốt công tác quản lý hồ sơ, lập sổ sách theo dõi khách hàng một cách chặt chẽ, có hệ thống. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với bộ phận kế toán cho vay thông qua việc cung cấp danh sách các khoản nợ đến hạn để phục vụ thu hồi và xử lý tín dụng. Ngân hàng phải thường xuyên phân loại các khoản nợ để đề ra biện pháp thu hồi, xử lý phù hợp với tình hình thực tế của từng khách hàng, từng khoản vay. Công tác đôn đốc, thu hồi nợ gắn liền với công tác đối chiếu, kiểm tra, kiểm soát trong hoạt động tín dụng.

đúng hạn. Vì trong thực tế, phần lớn các khách hàng cá nhân không chú ý theo dõi kỳ hạn trả nợ vay của mình, dẫn đến việc thanh toán nợ vay không đúng hạn, làm giảm hiệu quả hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng.

Về nợ xấu ngân hàng cần phân loại nợ theo đúng quy định của Thông tư 02/NHNN, nâng cao quản trị rủi ro và trích đúng, đủ dự phòng theo quy định.

Xử lý bán nợ qua AMC trực thuộc NHNN, hay qua DATC của Bộ tài chính. Phân loại nợ xấu có tài sản đảm bảo và nợ xấu không có tài sản đảm bảo. Đối với có tài sản tiến hành khỏi kiện, thanh lý tài sản.

Đối với các khoản nợ xấu nhưng khách hàng còn có khả năng phát triển hoạt động kinh doanh, nếu có phương án khắc phục được khó khăn thì Agribank Cn Vĩnh Long cùng khách hàng xây dựng phương án để vượt qua khó khăn đó, đồng thời Agribank CN Vĩnh Long xem xét và tái cơ cấu lại các khoản nợ cho khách hàng, có thể điều chỉnh lại thời hạn.

Agribank CN Vĩnh Long sau khi đã rà soát tình trạng các khách hàng phát sinh nợ nếu bản thân doanh nghiệp có khả năng tái cấu trúc thì có thể biến nợ xấu thành vốn góp, tái cấu trúc doanh nghiệp (DATC đã thành công với hoạt động này).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu các yếu tố tác động đến chất lượng dịch vụ tại agribank chi nhánh vĩnh long (Trang 74 - 76)