Cơ sở của giải pháp
Nền sản xuất hiện đại xác định con người là tài sản lớn nhất của doanh nghiệp.
học ngày càng được sử dụng rộng rãi để hỗ trợ cho công tác xây dựng kế hoạch và kiểm soát sản xuất chặt chẽ, yêu cầu ngày càng cao của quá trình sản xuất cùng với các
trang thiết bị hiện đại, vì vậy vai trò của con người trở nên ngày càng chiếm vị trí
quyết định trong hệ thống sản xuất và sự thành công của các doanh nghiệp.
Do yêu cầu thực tế khách quan, các doanh nghiệp muốn phát triển phải có một đội ngũ cán bộ công nhân viên được đào tạo có đủ năng lực, trình độ chuyên môn đáp
ứng được yêu cầu của công việc. Đối với cán bộ làm công tác xây dựng kế hoạch sản
xuất, do nhiệm vụ được giao là khá phức tạp và nặng nề nên yêu cầu về năng lực và trình độ chuyên môn cao hơn, chủ yếu là:
- Hiểu biết, thông thạo về sản phẩm và công nghệ sản xuất sản phẩm.
- Có kinh nghiệm đối với hoạt động sản xuất.
- Có năng lực tổ chức và kỹ năng xây dựng kế hoạch mạnh.
- Có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên. - Có kiến thức về quản trị doanh nghiệp.
- Có kiến thức về công nghệ thông tin và sử dụng thành thục máy tính cá nhân.
- Có kiến thức và hiểu biết rộng về nhu cầu thị trường và các nguồn cung ứng vật
tư, nguyên vật liệu.
- Có kỹ năng tổ chức thực hiện kế hoạch và khả năng quan hệ giao tiếp.
Hiện tại Phòng kế hoạch kinh doanh của Công ty chịu trách nhiệm công tác xây
dựng kế hoạch sản xuất. Cán bộ nhân viên Phòng kế hoạch kinh doanh phần lớn là tốt
nghiệp các chuyên ngành kỹ thuật, vì vậy trong những năm vừa qua chất lượng của
công tác xây dựng chưa cao do trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng kế
hoạch sản xuất của Công ty còn thiếu và yếu chưa được đào tạo chuyên sâu về các lĩnh
vực chuyên môn cần thiết cho công tác xây dựng kế hoạch sản xuất. Đây chính là cơ
sở của giải pháp nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng kế hoạch
sản xuất.
Nội dung của giải pháp
Để có cơ sở phân loại cán bộ theo trình độ để tổ chức các khoá đào tạo hoặc gửi đi đào tạo, Phòng Tổ chức – Hành chính căn cứ vào hồ sơ cán bộ lập danh sách về
trình độ chuyên môn báo cáo lãnh đạo về phương án cách thức tổ chức đào tạo và tuyển dụng.
Kế hoạch đào tạo
Công tác xây dựng kế hoạch sản xuất có tầm quan trọng hàng đầu đối với Công ty, vì vậy tham gia vào quá trình này tất cả các phòng ban, bộ phận đều có trách nhiệm
tham gia. Do vậy, việc trang bị kiến thức xây dựng kế hoạch không chỉ cho cán bộ của
Phòng kinh doanh mà còn cần thiết cho tất cả các cán bộ quản lý, các chuyên viên có trình độ đại học trở lên.
- Tổ chức đào tạo tại công ty: Căn cứ vào kế hoạch đào tạo được Lãnh đạo công
ty duyệt, Phòng Tổ Chức – Hành Chính liên hệ với các tổ chức đào tạo để tổ chức các khoá học ngắn hạn về chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực xây dựng kế hoạch. Việc
tổ chức các khoá học ngắn hạn tại Công ty sẽ tiết kiệm được chi phí do số lượng người
tham gia đông và góp phần tạo ra nguồn cán bộ làm công tác xây dựng kế hoạch trong
tương lai.
- Cử cán bộ đi học: Công ty cử cán bộ chuyên trách từng bộ phận kế hoạch dự
các khoá học chuyên ngành nâng cao ngắn ngày. Đối với các khoá đào tạo dài ngày cần có chính sách khuyến khích cán bộ làm công tác kế hoạch tự học tập nghiên cứu
nhằm tiết kiệm chi phí, thời gian và không ảnh hưởng tới công việc chung.
Kế hoạch tuyển dụng
Đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng kế hoạch sản xuất vẫn còn thiếu một số vị
trí cần có năng lực và trình độ chuyên môn cần thiết. Do yêu cầu thực tế của hoạt động
sản xuất kinh doanh không thể chờ những cán bộ được gửi đi đào tạo dài ngày. Vì vậy,
cần có kế hoạch tuyển dụng những cán bộ làm công tác kế hoạch có trình độ cao đáp ứng yêu cầu công việc của công ty.
Căn cứ vào nhu cầu tuyển dụng được lãnh đạo phê duyệt, Phòng Tổ Chức – Hành Chính kết hợp với đơn vị có nhu cầu tuyển dụng xây dựng tiêu chuẩn cho vị trí cần
tuyển dụng và tiến hành phỏng vấn các ứng viên. Kết quả phỏng vấn báo cáo lãnh đạo để xem xét quyết định.
Điều kiện thực hiện giải pháp
- Phải có hỗ trợ, sự ủng hộ của lãnh đạo Công ty về kinh phí, thời gian.
- Quán triệt tầm quan trọng của công tác đào tạo và có kế hoạch triển khai áp
dụng những kiến thức được trang bị trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Sự nỗ lực, cố gắng của các cá nhân.
Đánh giá giải pháp Ưu điểm:
- Giải pháp có tính khả thi cao dễ thực hiện.
- Chi phí thực hiện thấp.
- Nâng cao chất lượng công tác xây dựng kế hoạch sản xuất.
- Sự cách biệt về chuyên môn giữa cán bộ quản lý và thừa hành giảm.
- Tạo nguồn cán bộ làm công tác kế hoạch.
Nhược điểm:
- Học trong giờ ảnh hưởng tới công tác chỉ đạo điều hành sản xuất.
- Nếu không quyết tâm áp dụng kiến thức được trang bị thì việc đào tạo chỉ mang
tính hình thức.
- Nếu Công ty không có chính sách sử dụng tốt nguồn nhân lực được đào tạo sẽ gây tác động tiêu cực tới đội ngũ cán bộ làm công tác kế hoạch.