Theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty TNHH một thành viên thông qua ngày... Bộ máy quản trị của Công ty TNHH một thành viên gồm:
- Chủ tịch công ty: Chủ tịch công ty nhân danh chủ sở hữu tổ chức thực hiện các
quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở
hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao theo quy định của luật
doanh nghiệp và pháp luật có liên quan. Quyền, nghĩa vụ, nhiệm vụ cụ thể và chế độ
làm việc của chủ tịch công ty đối với chủ sở hữu công ty được thực hiện theo quy định
tại điều lệ công ty và pháp luật có liên quan, là người quản lý cao nhất của Công ty, có
toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích,
quyền lợi của Công ty. HĐQT quyết định kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm và
chiến lược phát triển của Công ty và những vấn đề theo thẩm quyền được quy định
trong điều lệ.
- Bộ máy lãnh đạo Công ty gồm Tổng Giám Đốc và các Phó Tổng Giám Đốc
giúp việc. Tổng Giám Đốc là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh
Sơđồ 2.1 Sơ đồ tổ chức của công ty TNHH MTV tân Khánh An
Quan hệ trực tuyến.
Quan hệ chức năng.
Nguồn: Phòng hành chính công ty TNHH MTV Tân Khánh An, 2016
Nhìn chung, mô hình tổ chức của công ty TNHH một thành viên là mô hình tổ
chức truyền thống được áp dụng rộng rãi ở các doanh nghiệp nước ta hiện nay là mô hình tổ chức quản lý theo mục tiêu (by objectives). Về cơ bản, mô hình trên đã đáp ứng được yêu cầu gọn nhẹ, hiệu quả phù hợp với điều kiện thực tế sản xuất kinh doanh
của nhà máy.
2.1.3.3 Bộ máy quản trị của công ty
* Ban giám đốc công ty: Gồm Giám đốc và Phó giám đốc, giám đốc phụ trách kinh doanh, phó giám đốc phụ trách sản xuất. Nhiệm vụ chính của ban giám đốc:
- Xét duyệt các hoạt động của các bộ phận trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh do các trưởng phòng báo cáo.
Phòng Tổ chức–Hành chính Phòng Kinh doanh Phòng Kỹ thuật-Sản xuất Phòng Kế toán-Tài chính BAN GIÁM ĐỐC Phân xưởng Tạo sợi Phân xưởng Dệt Phân xưởng Xi măng Phân xưởng Nông sản Phân xưởng Thuốc lá CHỦ TỊCH
- Bảo đảm duy trì và cung cấp các nguồn lực cần thiết trong quá trình thực hiện
các kế hoạch sản xuất kinh doanh của nhà máy.
- Hoạch định chính sách và mục tiêu sản xuất kinh doanh của nhà máy
* Các đơn vị chức năng:
- Phòng Tổ Chức – Hành Chính có chức năng chính là tham mưu cho Giám đốc
và ban lãnh đạo nhà máy
- Phòng Tài Chính – Kế Toán có chức năng chính là cung cấp các thông tin về
tài chính, kế toán cho lãnh đạo Công ty, các cơ quản quản lý cấp trên, các đơn vị quản
lý nhà nước, thuế.. Phòng phải luôn nắm vững thực trạng tài chính của công ty về vốn,
nguồn hình thành tài sản, khả năng thanh toán, chi trả của công ty đối với khác hàng.
- Phòng Kinh Doanh có nhiệm vụ kết hợp cùng với các phòng ban, phân xưởng
và các phòng ban của để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh. Hàng năm, phòng phải tổng hợp số liệu về việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty và theo dõi thực hiện việc mua bán vật tư, gia công, mua ngoài phục vụ cho sản xuất và nhu cầu của khách hàng. Căn cứ vào tình hình, nhu cầu thị trường và khả năng của
công ty, phòng xây dựng kế hoạch giá thành, sản lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu
thị trường đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh ở mức tốt nhất. Phòng còn đảm nhiệm việc
cung ứng vật tư, quản lý kho và cấp phát vật tư cho sản xuất.
- Phòng Kỹ Thuật – Sản Xuất: Phòng gồm hai bộ phận chức năng chính là công nghệ sản xuất và kiểm tra chất lượng KCS. Về công nghệ sản xuất, nhiệm vụ chính
của phòng là kỹ thuật chủ yếu để sản xuất các mặt hàng quy chế, nghiên cứu chế tạo
các sản phẩm mới cho nhu cầu của thị trường. Công tác kiểm tra giám sát theo dõi chất lượng hàng hoá gồm: kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu đầu vào và kiểm tra, đánh
giá chính xác chất lượng sản phẩm đáp ứng mục tiêu chất lượng của công ty và yêu cầu của khách hàng
2.1.3.4 Hệ thống sản xuất của Công ty
Hệ thống sản xuất của công ty TNHH một thành viên Tân Khánh An gồm 2 phân xưởng gồm Phân xưởng sản xuất Thuốc lá và một Phân xưởng sản xuất Bao bì, được
tổ chức theo phương pháp sản xuất dây chuyền với loại hình sản xuất hàng loạt, sản
Một là, phân xưởng sản xuất Sợi
Chức năng nhiệm vụ: Nguyên liệu bao gồm hạt nhựa PP và phụ gia bột đá
CaCO3, phụ gia Unical, hạt nhựa PP tái chế được máy cấp liệu định lượng thể tích
trộn lẫn theo tỷ lệ qui định rồi tự động cấp liệu cho máy đùn trục vít. Máy đùn trục vít nấy chảy và nhào trộn nhuyễn nguyên liệu tạo ra dòng nhựa lỏng chuyển động với áp
suất cao đùn ra khỏi máy đùn, qua bộ phận lưới lọc, qua các vùng chuyển tiếp, vùng trộn tĩnh tới khuôn phẳng và tiếp tục bị đùn qua khe hở miệng khuôn phẳng hình thành màng nhựa lỏng đồng nhất. Màng nhựa lỏng đùn xuống bể nước làm nguội khiến nó
đông lại thành màng phim nhựa. Màng phim nhựa được kéo lên khỏi bể nước, được ép
tách nước hút ẩm làm khô rồi được kéo căng và cắt chia thành nhiều băng sợi gọi là sợi cơ bản. Những Sợi cơ bản được sấy nóng, kéo dãn rồi tôi nguội để thành những Sợi dệt PP và được những máy cuộn Sợi cuốn thu gom thành những môbin sợi – sản
phẩm để cung cấp cho công đoạn dệt vải PP.
Hai là, phân xưởng manh Dệt
- Chức năng nhiệm vụ: Dệt là công đoạn thứ hai trong dây chuyền sản xuất bao
bì. Nhiệm vụ của công đoạn này là đoạn dệt những sợi PP trên máy dệt tròn 6 thoi và máy 4 thoi của hãng LOHIA Ấn Độ để tạo ra những cuộn vải dệt PP, dùng để cung
cấp cho công đoạn tráng màng tạo vải KP đối với vỏ bao Xi măng và PP cho bao Nông sản.
Ba là, phân xưởng bao bì Xi Măng
Phân xưởng bao bì xi măng bao gồm các tổ: tráng ép, tạo ống.
Tổ tạo tráng Ép
- Chức năng nhiệm vụ: Tráng ép là công đoạn thứ 3 trong dây chuyền sản xuất
bao bì xi măng và nông sản. Nhiệm vụ của công đoạn này là tạo vải phức hợp KP bằng
cách tráng một màng nhựa chảy lỏng vào giữa hai lớp vải dệt PP và giấy Kraft, sau đó
ép dán lại với nhau, và tráng tạo màng cho bao nông sản. Tiếp đến là cắt xén hai bên rìa mép băng vải theo qui cách định trước rồi cuốn lại thành từng cuộn vải KP để cung
cấp cho dây chuyền tạo ống sản xuất ống bao xi măng.
Tổ tạo Ống (để sản xuất bao xi măng)
- Chức năng nhiệm vụ: Tạo ống thiết bị sản xuất ra bán thành phẩm là ống bao từ
giấy cuộn qua các khâu: in, xăm lỗ, dán ngang, dán dọc, tạo ống, tách ống và xếp
Nhiệm vụ của công đoạn này là từ cuộn vải phức hợp KP trên máy tráng bắt đầu đưa vào giá đỡ trên máy tạo ống, kết hợp với cuộn giấy lồng bên trong cuộn vải KP tạo
thành cuộn vải KPK, cuộn vải được dẫn hướng nhờ các lô kéo bắt đầu xả vải qua lô in để in bề mặt ngoài của vỏ bảo theo thiết kế của khách hàng cuộn vải được in tiếp tục
chạy qua lô xăm để tạo lỗ thoát khí cho vỏ bao, sau đó cuộn vải chạy bộ phận gấp bao
làm tạo thành ống, qua bộ phận gián mép bao để tạo thành ống hoàn chỉnh, tiếp theo
qua bộ phận chặt ống tạo thành từng bao một theo thiết kế kích thước của khách hàng và từ đó cho ra sản phẩm đầu tiên là ống bao.
Bốn là, phân xưởng nông sản
Phân xưởng nông sản gồm: Tổ cắt nhiệt, in bao, may, thổi PE, hoàn thiện, đóng
gói sản phẩm. Phân xưởng này là công đoạn tiếp theo của phân xưởng dệt thành cuộn.
Tổ in bao nông sản
- Chức năng nhiệm vụ của tổ in: In là công đoạn thứ 4 của quá trình sản xuất,
sau khi cắt manh được thu về thành bó chồng lên nhau, mỗi bó được quy định gồm
200 bao. Quy trình in manh như sau: manh được cắt ra thành từng bao 1 bắt đầu người
công nhân bỏ bao lên máy in từng bao 1, bao được đưa đi nhờ một bộ phận tự động là
băng tải qua các quả lô in có gắn âm bản lấy mực từ quả lô sắt và lô cao su, mẫu mã theo yêu cầu của khách hàng và lệnh của phòng kế hoạch.