Các bộ phận của kế hoạch sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch sản xuất tại công ty TNHH một thành viên tân khánh an (Trang 27 - 32)

Hệ thống kế hoạch sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm các bộ phận

kế hoạch sau hợp thành:

- Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Kế hoạch khoa học và công nghệ.

- Kế hoạch xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn.

- Kế hoạch lao động tiền lương.

- Kế hoạch cung ứng vật tư.

- Kế hoạch giá thành sản phẩm.

- Kế hoạch tài chính .

Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

- Khái niệm: Trong thực tế tại doanh nghiệp khi xây dựng kế hoạch, kế hoạch sản

xuất hàng năm có quan hệ mật thiết và gắn với kế hoạch tiêu thụ sản phẩm và được gọi

là kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

phản ánh khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đáp ứng, thoả mãn các nhu cầu của

khách hàng, thị trường của doanh nghiệp trong kỳ kế hoạch. Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp phải bán những sản phẩm mà thị trường cần chứ không phải là những sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra, chức năng tiêu thụ sản phẩm là trung tâm của mọi hoạt động của doanh nghiệp và đặc biệt chức năng sản xuất phải gắn liền

với chức năng tiêu thụ. Vì vậy, các doanh nghiệp luôn gắn liền kế hoạch sản xuất đi

- Nội dung: Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bao gồm hai bộ phận chính

là kế hoạch sản xuất và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. Nội dung của kế hoạch sản xuất được phản ánh qua các chỉ tiêu: Số lượng của từng chủng loại sản phẩm, dịch vụ được

sản xuất ở từng bộ phận và trong toàn doanh nghiệp; lượng tồn kho cuối kỳ của thành phẩm, bán thành phẩm và vật tư nguyên vật liệu; mức độ sử dụng các yếu tố sản xuất

tại doanh nghiệp như trang thiết bị, lao động, cơ sở hạ tầng...; nhu cầu vật tư nguyên

nhiên vật liệu, bán thành phẩm cho sản xuất; kế hoạch thuê gia công. Nội dung của kế

hoạch tiêu thụ sản phẩm được phản ánh qua các chỉ tiêu: Số lượng mỗi loại sản phẩm

tiêu thụ được; số lượng dịch vụ cung cấp cho các đơn vị bên ngoài doanh nghiệp; giá

trị hàng hoá và doanh thu thực hiện và các giải pháp, chi phí cho các hoạt động tiêu thụ sản phẩm.

- Vai trò: Trong hệ thống kế hoạch sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp thì kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữ vị trí quan trọng nhất, nó là bộ phận chủ đạo và là trung tâm của kế hoạch hàng năm, là mục tiêu của mọi hoạt động trong

doanh nghiệp và là cơ sở, căn cứ để tính toán các chỉ tiêu của mọi bộ phận kế hoạch

khác trong doanh nghiệp.

Kế hoạch khoa học và công nghệ

- Khái niệm: Kế hoạch khoa học công nghệ phản ánh khả năng nghiên cứu và

ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ, phát huy cải tiến kỹ thuật vào thực tế sản

xuất của đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật của doanh nghiệp nhằm nâng cao năng

suất lao động; rút ngắn chu kỳ sản xuất; nâng cao chất lượng sản phẩm; tiết kiệm chi

phí nguyên vật liệu; cải tiến, phát triển sản phẩm mới; khả năng đảm bảo sản xuất liên tục của doanh nghiệp .v.v.

- Nội dung chủ yếu của kế hoạch khoa học và công nghệ được thể hiện trong các

lĩnh vực công tác: Tổ chức nghiên cứu và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật,

phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật vào quá trình sản xuất; nghiên cứu và phát triển

sản phẩm mới; tổ chức xây dựng ,giám sát, thực hiện các định mức kinh tế kỹ thuật,

tiêu chuẩn đo lường, chất lượng, quy trình, quy phạm kỹ thuật đảm bảo chất lượng sản

phẩm trong toàn doanh nghiệp; tổ chức công tác duy tu, bảo dưỡng trang thiết bị và quản lý hồ sơ tài liệu kỹ thuật.

- Vai trò của kế hoạch khoa học công nghệ: Hoạt động của khoa học công nghệ

là sự đảm bảo cho việc thực hiện kế hoạch năng lực sản xuất của doanh nghiệp và cũng chính là khả năng thực hiện thành công và có hiệu quả các mục tiêu của kế hoạch

sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, với việc triển khai ứng dụng những

thành tựu khoa học kỹ thuật, phương pháp cải tiến, phát triển sản phẩm mới..v.v. kế

hoạch khoa học công nghệ có vai trò rất lớn đối với chất lượng sản phẩm, sự phát

triển, vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong tương lai.

Kế hoạch xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn

- Khái niệm: Trong quá trình hoạt động tài sản cố định của doanh nghiệp như

máy móc trang thiết bị, nhà xưởng, vật kiến trúc..v.v bị hao mòn ảnh hưởng tới việc

thực hiện kế hoạch sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. Kế hoạch xây dựng cơ

bản và sửa chữa lớn là bộ phận kế hoạch bảo đảm công tác phát triển và mở rộng sản

xuất – kinh doanh trên cơ sở xác định hợp lý và hợp pháp vốn đầu tư cho xây dựng cơ

bản và sửa chữa lớn tài sản cố định như nhà xưởng, máy móc, thiết bị.

- Nội dung chủ yếu của kế hoạch xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn: Kế hoạch xây

dựng cơ bản và sửa chữa lớn chủ yếu tập trung vào tập trung vào mở rộng sản xuất

theo chiều sâu. Vì vậy nội dung chủ yếu của kế hoạch xây dựng cơ bản và sửa chữa

lớn được phản ánh qua các chỉ tiêu: Số lượng máy móc trang thiết bị sửa chữa theo định kỳ và mức tăng thêm năng lực sản xuất mới đưa vào sử dụng; khối lượng diện tích nhà xưởng, kho tàng, công trình kiến trúc v.v. được sửa chữa và đưa vào sử dụng;

chi phí, nhu cầu vật tư nguyên vật liệu và lao động; thời gian tiến và tiến độ thực hiện.

- Vai trò của kế hoạch xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn: Kế hoạch xây dựng cơ

bản và sửa chữa lớn đảm bảo cho các bộ phận cũng như toàn doanh nghiệp luôn ở

trong trạng thái hoạt động tốt và đáp ứng nhu cầu phát triển mở rộng sản xuất của

doanh nghiệp phù hợp với khả năng và điều kiện thực tế tại doanh nghiệp. Xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn góp phần đảm bảo chất lượng sản phẩm, tăng sản lượng, nâng

cao hệ số sử dụng tài sản, thiết bị, giảm chi phí kinh doanh không tải, giảm giá thành và tiết kiệm đầu tư.

Kế hoạch lao động - tiền lương

- Khái niệm: Lao động là yếu tố quan trọng hàng đầu và không thể thiếu được

trong hoạt động của mỗi doanh nghiệp và nhiệm vụ của các nhà quản trị là làm sao sử

dụng lực lượng lao động một cách hợp lý có hiệu quả nhất đảm bảo việc thực hiện các

phận kế hoạch đảm bảo số lượng và chất lượng lao động để thực hiện các mặt hoạt động của doanh nghiệp, trên cơ sở vận dụng sáng tạo nguyên tắc phân phối theo lao động và tạo động lực cho người lao động thông qua quỹ tiền lương và tiền thưởng.

- Nội dung chủ yếu của kế hoạch lao động – tiền lương được phản ánh qua các

chỉ tiêu: Năng suất lao động; Số lượng, cơ cấu và chất lượng lao động; định mức lao động; tổng quỹ tiền lương, tiền thưởng; phát triển, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán

bộ công nhân viên chức; công tác an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp.

- Vai trò của kế hoạch lao động – tiền lương: Kế hoạch lao động tiền lương đóng

một vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ không những của

kế hoạch sản xuất – kinh doanh năm mà còn kế hoạch trung và dài hạn của doanh

nghiệp giúp doanh nghiệp có khả năng chủ động đối phó với những biến động của thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Kế hoạch lao động – tiền lương giúp cho doanh nghiệp bố trí, sắp xếp và sử dụng nguồn nhân lực

một cách hợp lý, cũng như xác định được số tiền công để trả cho người lao dộng và có những biện pháp khuyến khích người lao động tăng năng suất mang lại hiệu quả cao

cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Kế hoạch cung ứng vật tư

- Khái niệm: Trong quá trình sản xuất, vật tư nguyên vật liệu là yếu tố cấu thành chính trong sản phẩm không thể thiếu được đối với hoạt động sản xuất của doanh

nghiệp. Kế hoạch cung ứng vật tư là bộ phận kế hoạch đảm bảo việc thực hiện kế

hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua việc cung ứng những chủng

loại vật tư nguyên vật liệu đúng chủng loại, quy cách, thời hạn. Kế hoạch cung ứng vật tư thể hiện khả năng quản lý, thu mua, sử dụng hợp lý và tiết kiệm vật tư, nguyên vật

liệu để đảm bảo việc thực hiện thành công và có hiệu quả kế hoạch sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp.

- Nội dung chủ yếu của kế hoạch cung ứng vật tư được thể hiện qua các chỉ tiêu chính là: Số lượng và thời hạn cung cấp nguyên nhiên vật liệu cần dùng; số lượng và thời hạn cung cấp nguyên nhiên vật liệu cần dự trữ; số lượng nguyên nhiên vật liệu cần

mua sắm trong kỳ kế hoạch.

- Vai trò của kế hoạch cung ứng vật tư: Kế hoạch cung ứng vật tư là bộ phận kế

hoạch đảm bảo cho việc thực hiện kế hoạch sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp.

gián đoạn, thời gian chờ, nâng cao mức độ sử dụng máy móc, trang thiết bị, tài sản cố định của doanh nghiệp đáp ứng, thoả mãn nhu cầu của khách hàng, đồng thời làm giảm chi phí tồn kho, lưu kho, giảm giá thành sản phẩm.

Kế hoạch giá thành sản phẩm

- Khái niệm: Để tiến hành sản xuất ra sản phẩm doanh nghiệp phải chi trả cho rất

nhiều loại chi phí như chi phí về nguyên vật liệu, lương công nhân, vốn, chi phí quản

lý, chi phí cho thiết bị, tài sản cố định, chi phí bán hàng .v.v. tất cả những chi phí này hình thành lên giá thành sản phẩm. Kế hoạch giá thành sản phẩm là bộ phận kế hoạch đảm bảo việc xác định hợp lý và tiết kiệm các loại chi phí sản xuất và tiêu thụ cho một đơn vị và toàn bộ các loại sản phẩm trên cơ sở khai thác và sử dụng triệt để các nguồn

lực tiềm tàng của doanh nghiệp về lao động, thiết bị, vật tư, tiền vốn nhằm hạ giá thành, tăng tích luỹ. Kế hoạch giá thành sản phẩm phản ánh khả năng tiết kiệm các

loại chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh và nói lên chất lượng hoạt động của doanh nghiệp.

- Nội dung chủ yếu của kế hoạch giá thành được thể hiện qua các chỉ tiêu: Giá

thành đơn vị sản phẩm chính; giá thành toàn bộ sản lượng hàng hoá ; dự toán chi phí

sản xuất; mức và tỷ lệ giảm gía thành sản lượng hàng hoá so sánh được.

- Vai trò của kế hoạch giá thành: Kế hoạch giá thành giúp cho doanh nghiệp sử

dụng có hiệu quả các yếu tố của quá trình sản xuất như vật tư, nguyên vật liệu, lao động, trang thiết bị .v.v qua đó tiết kiệm được chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức

cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, hiệu quả sản xuất kinh doanh và chất lượng

quản lý của doanh nghiệp được nâng lên.

Kế hoạch tài chính

- Khái niệm: Hoạt động tài chính là những hoạt động xác định và tạo ra các

nguồn vốn tiền tệ cần thiết để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp được tiến hành liên tục với hiệu quả cao. Kế hoạch tài chính là bộ phận kế

hoạch tổng hợp toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dưới

hình thức tiền tệ. Kế hoạch tài chính phản ánh tổng số chi phí cho các phương án sản

xuất kinh doanh và hiệu quả kinh tế sẽ đạt được của các phương án đó; các phương án

tổ chức và khai thác nguồn vốn; các phương án phân phối thu nhập và sử dụng các quỹ

- Nội dung chủ yếu của kế hoạch tài chính được phản ánh qua các chỉ tiêu chủ

yếu: Khấu hao tài sản cố định; định mức vốn lưu động; mức và tỷ lệ lãi về tiêu thụ sản

phẩm; tích luỹ và phân phối lợi nhuận; trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp;

tín dụng ngắn hạn và bảng tổng hợp thu chi tài chính.

- Vai trò của kế hoạch tài chính: Kế hoạch tài chính là kế hoạch bộ phận quan

trọng của hệ thống kế hoạch trong doanh nghiệp, kế hoạch tài chính xác định chi phí và đảm bảo nguồn tài chính cho việc thực hiện các kế hoạch của doanh nghiệp. Mặt

khác, kế hoạch tài chính xác định các nhu cầu sử dụng nguồn lực tài chính, nguồn và

cơ cấu vốn giúp lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra các quyết định về việc thu hút nguồn

tài chính từ bên ngoài, xây dựng cơ chế phân bổ nguồn tài chính một cách hợp lý cho các nhu cầu trong doanh nghiệp đồng thời xác định các mối quan hệ tài chính giữa

doanh nghiệp với các đơn vị bên ngoài: Ngân sách Nhà nước, các cơ quan quản lý,

khách hàng, nhà cung cấp, ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác.

Các bộ phận thuộc kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có mối quan hệ

mật thiết, hữu cơ với nhau, trong đó bộ phận kế hoạch quan trọng nhất là kế hoạch sản

xuất và tiêu thụ sản phẩm là căn cứ, cơ sở để tính toán các chỉ tiêu của các kế hoạch

khác. Vì vậy, về mặt thời gian, kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm phải được xây

dựng sớm nhất. Công tác chỉ đạo xây dựng kế hoạch của doanh nghiệp phải tập trung hướng vào việc đảm bảo thực hiện tốt các mối quan hệ giữa các kế hoạch bộ phận.

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch sản xuất tại công ty TNHH một thành viên tân khánh an (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)