Đánh giá thực trạng tài chính Công ty TNHH MTV Tân Khánh An
Đánh giá tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán
Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp sẽ cung cấp một cách tổng quát
tình hình tài chính có khả quan hay không, và để thấy rõ thực chất của quá trình sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đánh giá chung tình hình tài sản, nguồn vốn của
doanh nghiệp nhằm mục đích đánh giá kết quả trạng thái tài chính của doanh nghiệp
và dựa vào đó để lập kế hoạch sản xuất.
Biểu 2.7: Bảng cơ cấu tài sản gian đoạn 2012-2015
Đơn vị tính: Triệu VNĐ
2012 2013 2014 2015 2013/2012 2014/2013 2015/2014 Tài sản Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Chênh lệch % Chênh lệch % Chênh lệch % A. Tài sản ngắn hạn 88,607 87.08 90,160 88.34 90,133 80.65 83,290 81.13 1,553 1.75 (27) 0.0 (6,844) (7.59)
I. Tiền và các khoản tương đương
tiền 14,198 13.95 14,152 13.87 1,580 1.41 9,923 9.67 (46) (0.32) (12,572) (88.8) 8,343 528.14
1. Tiền 14,198 13.95 14,152 13.87 1,580 1.41 9,923 9.67 (46) (0.32) (12,572) (88.8) 8,343 528.14 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 40,761 40.06 42,229 41.38 45,276 40.51 42,096 41.01 1,468 3.60 3,048 7.2 (3,180) (7.02)
1. Phải thu khách hàng 41,617 40.90 42,546 41.69 44,067 39.43 41,973 40.89 929 2.23 1,521 3.6 (2,094) (4.75)
2. Trả trước cho người bán 107 0.10 62 0.06 1,617 1.45 1,327 1.29 (44) (41.49) 1,555 2494 (290) (17.93)
5. Các khoản phải thu khác 70 0.07 17 0.02 30 0.03 38 0.04 (53) (75.95) 13 75.1 9 29.25 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó
đòi (*) (1,033) (1.02) (397) (0.39) (437) (0.39) (1,242) (1.21) 636 (61.59) (40) 10.2 (805) 184.06 IV. Hàng tồn kho 32,964 32.40 32,626 31.97 42,801 38.30 30,866 30.07 (338) (1.02) 10,175 31.2 (11,935) (27.89)
1. Hàng tồn kho 32,964 32.40 32,626 31.97 42,801 38.30 30,866 30.07 (338) (1.02) 10,175 31.2 (11,935) (27.89) V. Tài sản ngắn hạn khác 685 0.67 1,153 1.13 476 0.43 405 0.39 468 68.34 (677) -58.7 (71) (15.01)
3. Thuế và các khoản khác phải thu
2012 2013 2014 2015 2013/2012 2014/2013 2015/2014 Tài sản Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Chênh lệch % Chênh lệch % Chênh lệch % 4. Tài sản ngắn hạn khác 682 0.67 777 0.76 270 0.24 350 0.34 95 13.88 (507) -65.2% 80 29.63 B. Tài sản dài hạn 13,142 12.92 11,898 11.66 21,621 19.35 19,370 18.87 (1,244) -9.47 9,723 81.7% (2,252) (10.42) II. Tài sản cố định 13,142 12.92 11,898 11.66 21,621 19.35 19,331 18.83 (1,244) -9.47 9,723 81.7% (2,291) (10.59) 1. Tài sản cố định hữu hình 13,142 12.92 11,898 11.66 21,621 19.35 19,331 18.83 (1,244) -9.47 9,723 81.7% (2,291) (10.59) - Nguyên giá 47,579 46.76 50,583 49.56 62,797 56.19 62,964 61.33 3,004 6.31 12,214 24.1% 167 0.27 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) (34,437) (38,685) (41,176) (43,633) (42.50) (4,248) 12.33 (2,491) 6.4% (2,458) 5.97
VI. Tài sản dài hạn khác - - - - - - 39 0.04 - - - - 39 -
1. Chi phí trả trước dài hạn - - - - - - 39 0.04 - - - - 39 -
Tổng cộng tài sản 101,749 100 102,058 100 111,755 100 102,659 100 (9,096) -8.14%
Tài sản ngắn hạn
Theo dõi bảng số liệu 2.7 trên có thể thấy: giá trị tổng tài sản có sự biến động tăng dần theo các năm từ năm 2012 đến 2014, tăng trong năm 2013 so với năm 2012 là 309 triệu đồng, đến năm 2014 tăng so với năm 2013 là 9,697 triệu đồng. Đến năm
2015, tổng tài sản giảm xuống 9,096 triệu đồng gần về mức năm 2013. Điều này là do với mức tỷ trọng luôn được duy trì trên 80% tổng giá trị tài sản của nhóm tài sản ngắn
hạn, nhưng tỉ trọng tài sản ngắn hạn so với tổng tài sản của các năm lại có sự biến động không đều: từ mức 88,607 triệu đồng (chiếm 87.08% tổng tài sản) vào năm 2012,
giá trị tài sản ngắn hạn đã tăng lên 90,160 triệu đồng (tương ứng 88.34% tổng tài sản) trong năm 2013, đến năm 2014 thì giá trị khoản mục này giảm nhẹ và đạt được là 90,133 triệu đồng trong khi tỷ trọng trong tổng tài sản lại giảm mạnh xuống còn
80.65% và sang đến năm 2015 giá trị tài sản ngắn hạn giảm 6,844 triệu đồng, còn 83,290 triệu đồng tương ứng với mức giảm tổng tài sản và duy trì tỷ trọng tài sản ngắn
hạn trên tổng tài sản là 81.13%.
Giá trị nhóm tài sản ngắn hạn chiếm một tỷ trọng lớn như vậy trong tổng tài sản
là do sự đóng góp của hai khoản mục hàng tồn kho và các khoản phải thu khi mà hai nhóm tài sản này lần lượt có mức tỷ trọng trong tổng tài sản trên 31% và 40%.Cụ thể:
Chỉ tiêu phải thu ngắn hạn có tỷ trọng lớn nhất khi chiếm tới 40.06% tổng giá
trị tài sản vào năm 2012, con số này tăng nhẹ và đạt mức 41.38% trong năm 2013 đã
được giảm nhẹ xuống mức 40.51% vào cuối năm 2014 và mức 41.01% vào cuối năm 2015; trong đó chủ yếu là các khoản phải thu khách hàng, giá trị của các khoản trả trước cho người bán hay các khoản phải thu khác đều rất nhỏ, không đáng kể. Nhưng đi vào kết cấu trong tài sản ngắn hạn, khoản phải thu của khách hàng lại tăng nhanh, từ
42,546 triệu đồng của năm 2013 tăng lên 44,067 triệu đồng của năm 2014. Dựa vào tình hình thực tế của Công ty, có thể thấy tại thời điểm cuối năm 2014, các khoản phải
thu này vẫn có khả năng thu hồi, song các khoản phải thu tăng, chiếm tỷ lệ lớn trong
TSNH thì không phải là dấu hiệu tốt, vốn của Công ty hiện đang bị chiếm dụng, làm phát sinh nhiều chi phí liên quan. Tuy nhiên đến năm 2015, khoản phải thu của Công
ty giảm mạnh xuống còn 41,973 triệu đồng cho thấyCông ty đã xem xét và chấn chỉnh
lại công tác thu hồi nợ, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn quá lâu, tăng hiệu quả sử
Giá trị hàng tồn kho cũng có tỷ trọng cao không kém các khoản phải thu khi
chiếm tới 32.4% tổng giá trị tài sản năm 2012, con số này giảm nhẹ đạt mức 31.97% trong năm 2013, tăng mạnh lên mức 38.30% năm 2014 và đến năm 2015 điều chỉnh
giảm xuống còn mức 30.07%.