Cơ sở của giải pháp
Khi xây dựng kế hoạch sản xuất tất cả các doanh nghiệp đều phải sử dụng hệ
thống định mức được xây dựng riêng cho doanh nghiệp mình. Hệ thống định mức là cơ sở để xây dựng kế hoạch sản xuất, vì vậy các chỉ tiêu định mức được xây dựng
càng chính xác bao nhiêu thì chất lượng xây dựng kế hoạch sản xuất càng tốt bấy
nhiêu. Các loại định mức chính được sử dụng trong công tác xây dựng kế hoạch sản
xuất của doanh nghiệp sản xuất công nghiệp gồm: Định mức lao động, định mức tiêu thụ nguyên vật liệu, định mức tiêu thụ dụng cụ, định mức sửa chữa, định mức tiêu thụ
năng lượng.
- Định mức lao động
Định mức lao động là cơ sở để xây dựng kế hoạch sản xuất và thiết kế quy trình công nghệ. Định mức lao động được dùng để xác định công suất của các máy, năng suất của phân xưởng và của nhà máy, đồng thời nó cũng được dùng để xác định số
lượng công nhân cần thiết cho sản xuất.
Nhiệm vụ chính của định mức lao động là xác định: Mức thời gian, có nghĩa là chi phí thời gian cần thiếtđể thực hiện một đơn vị công việc; mức sản phẩm là số đơn vị sản phẩm (mét, bao, tấn, v.v...) được chế tạo ra trong một đơn vị thời gian (giờ, ca.
v.v...) và mức công nhân, có nghĩa là số công nhân cần thiết để thực hiện một khối
lượng công việc cụ thể.
Để xây dựng định mức lao động người ta sử dụng 2 phương pháp là: Phương pháp thống kê - kinh nghiệm và Phương pháp tính toán có căn cứ kỹ thuật.
- Định mức tiêu thụ nguyên vật liệu
Định mức tiêu thụ nguyên vật liệu được dùng để xác định nhu cầu nguyên vật
liệu trong công tác hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho sản xuất, để kiểm tra tính
Nhiệm vụ chính của định mức tiêu thụ nguyên vật liệu là xác định số lượng vật
liệu cần thiết để sản xuất, chế tạo một sản phẩm (sợi, manh, bao..v.v) theo quy trình công nghệ và điều kiện tổ chức sản xuất nhất định.
Phương pháp được sử dụng để xác định định mức tiêu thụ nguyên vật liệu là phương pháp tính toán – phân tích và phương pháp thống kê - kinh nghiệm.
Định mức tiêu thụ nguyên vật liệu ảnh hưởng rất lớn tới năng suất lao động. Nếu định mức hợp lý sẽ làm giảm lượng dư gia công dẫn đến giảm bớt nguyên công cho chế tạo sản phẩm làm tăng năng suất và ngược lại sẽ làm tăng nguyên công chế tạo
làm giảm năng suất.
- Định mức tiêu thụ dụng cụ
Mức tiêu thụ dụng cụ là số lượng dụng cụ cần thiết để thực hiện một khối lượng
công việc nhất định.
Việc cung cấp dụng cụ cho sản xuất được thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch và giảm chi phí sản xuất. Trong các doanh
nghiệp sản xuất bao bì thì dụng cụ có vai trò quan trọng bậc nhất ảnh hưởng trược tiếp
tới năng suất và tiến độ thực hiện các đơn hàng. Chi phí cho sản xuất nói chung chiếm
khoảng 8 – 10 % chi phí chế tạo sản phẩm.
Trong sản xuất hàng loạt và hàng loạt lớn mức tiêu thụ dụng cụ được tính cho số
lượng đơn vị sản phẩm chiếc. Trong sản xuất hàng loạt nhỏ mức tiêu thụ dụng cụ được
xác định cho khối lượng sản phẩm.
- Định mức sửa chữa
Để sử dụng hiệu quả thiết bị cần thực hiện nhiều biện pháp chăm sóc và theo dõi thiết bị như: Kiểm tra độ chính xác, tra dầu, mỡ, loại bỏ các khuyết tật, kiểm tra
nguyên tắc vận hành v.v...Để thực hiện các công việc này doanh nghiệp phải thực hiện
công tác sửa chữa. Nhiệm vụ của công tác sửa chữa là ngăn ngừa độ mòn của thiết bị
bằng cách chăm sóc thiết bị một cách hợp lý; phục vụ và sửa chữa ở trạng thái sẵn
sàng vận hành với thời gian dừng thấp nhất và chi phí cho sửa chữa, chăm sóc và theo dõi thấp nhất.
Đánh giá trạng thái của thiết bị, tổ chức sửa chữa và vận hành thiết bị có ảnh
hưởng có ảnh hưởng lớn tới năng suất lao động, đến giá thành và chất lượng sản phẩm,
có nghĩa là ảnh hưởng trực tiếp tới các chỉ tiêu của kế hoạch sản xuất. Thiết bị hỏng
chiếm khoảng 10 – 15% giá thành của thiết bị. Tỷ trọng này trong giá thành của sản
phẩm chiếm 8-10%.
Định mức sửa chữa được xác định theo thứ tự, thời gian sửa chữa, khối lượng lao động và vật tư tiêu hao cho sửa chữa. Các doanh nghiệp sản xuất bao bì tiến hành công tác sửa chữa theo kế hoạch, các định mức chủ yếu của hệ thống sửa chữa theo kế
hoạch là :
+ Chu kỳ giữa các lần sửa chữa là khoảng thời gian làm việc của thiết bị giữa 2
lần sửa chữa lớn liên tục liền kề nhau. Ở giai đoạn này có các sửa chữa nhỏ, sửa chữa
trung bình hoặc kiểm tra thiết bị.
+ Khối lượng lao động và nguyên vật liệu phụ thuộc vào mức độ phức tạp sửa
chữa của thiết bị. Độ phức tạp phụ thuộc vào đặc tính kỹ thuật, kết cấu của thiết bị.
+ Độ phức tạp sửa chữa cho phép xác định khối lượng lao động của nguyên công cần thiết để sửa chữa thiết bị.
- Định mức tiêu thụ năng lượng
Năng lượng cần thiết cho các doanh nghiệp sản xuất ngày một tăng tương xứng
với quy mô sản xuất. Tỷ lệ chi phí cho năng lượng trong giá thành sản phẩm bao bì khoảng 5-10%.
Định mức tiêu thụ năng lượng phản ánh mức độ sử dụng năng lượng của doanh
nghiệp trong điều kiện áp dụng công nghệ sản xuất với điều kiện tổ chức sản xuất nhất định.
Định mức tiêu thụ năng lượng là mức tiêu thụ năng lượng để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm trong điều kiện sản xuất và vận hành thiết bị hợp lý. Định mức tiêu thụ
năng lượng được xác định cho từng thiết bị riêng biệt, cho từng phân xưởng và cho cả
doanh nghiệp. Thực tế, định mức tiêu thụ năng lượng được chia thành 2 loại:
+ Định mức tiêu thụ chi tiết cho từng thiết bị riêng biệt, cho từng chi tiết gia công
và cho từng nguyên công cụ thể.
+ Định mức tiêu thụ gần đúng tính trung bình cho từng phân xưởng, cho cả doanh
nghiệp và cho từng đơn vị sản phẩm.
Phương pháp chủ yếu để xác định mức tiêu thụ năng lượng là phương phá tính toán – phân tích. Phương pháp này cho phép xác định mức tiêu thụ năng lượng theo kế
hoạch có tính đến chế độ gia công, các thông số của quy trình công nghệ và các yếu tố
nghiệm thiết bị trong điều kiện làm việc với chế độ gia công hợp lý và ảnh hưởng của
các yếu tố khác.
Nếu mức tiêu thụ năng lượng của doanh nghiệp gần với định mức chứng tỏ doanh
nghiệp có quy trình công nghệ hợp lý và công tác vận hành thiết bị ở chế độ kinh tế
làm tăng năng suất lao động và giảm giá thành sản phẩm.
Hiện nay, khi tiến hành công tác xây dựng kế hoạch sản xuất Công ty TNHH một
thành viên Tân Khánh An sử dụng hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật năm 2007
được Tổng giám đốc Công ty Khánh Việt phê duyệt. Các định mức được Công ty xây dựng bằng phương pháp tính toán – phân tích là chủ yếu một số ít định mức được xây
dựng bằng phương pháp thống kê – kinh nghiệm. Đến nay đã có nhiều định mức
không còn phù hợp với điều kiện thực tế sản xuất tại Công ty và một số định mức áp
dụng cho thiết bị mới được trang bị được xác định bằng phương pháp thống kê – kinh nghiệm. Các định mức không còn phù hợp là do: Trình độ tay nghề của công nhân trực
tiếp sản xuất đã được nâng lên nhiều định mức lao động không còn phù hợp, tình trạng
thiết bị đã xuống cấp, hỏng hóc nhiều, một số cải tiến đã được thực hiện đối với một số
thiết bị, đã có sự thay đổi về công nghệ xử lý nguyên liệu đầu vào làm cho định mức
tiêu thụ nguyên vật liệu thay đổi đáng kể, có sự tiến bộ đáng kể về công nghệ cho sản
xuất của công ty vì vậy tuổi thọ của dụng cụ được kéo dài dẫn đến sự thay đổi định
mức tiêu thụ dụng cụ, mặt khác đội ngũ cán bộ công nhân thực hiện công tác sửa chữa đã có thêm nhiều kinh nghiệm và công ty đã áp dụng chính sách sửa chữa thay thế tại xưởng cơ khí do vậy làm giảm đáng kể thời gian sửa chữa. Do có sự thay đổi nên các
định mức cũ không còn chính xác, vì vậy chất lượng của kế hoạch sản xuất không cao. Điều này chính là cơ sở của giải pháp hoàn thiện hệ thống định mức xây dựng kế
hoạch sản xuất tại Công ty TNHH một thành viên Tân Khánh An.
Nội dung của giải pháp
Để tiến hành công tác xác định lại định mức, phải thành lập Ban chỉ đạo thực
hiện công tác xác định định mức trong toàn Công ty. Chịu trách nhiệm chính về công
tác xác định định mức là Phòng Kỹ thuật - Sản xuất phối hợp với Phòng Tổ chức – Hành chính, nội dung công việc gồm:
- Xác định định mức lao động
Định mức lao động là định mức quan trọng nhất trong hệ thống định mức. Để định mức lao động sử dụng các tiêu chuẩn: tiêu chuẩn thời gian, tiêu chuẩn số lượng
cán bộ công nhân viên và tiêu chuẩn chế độ làm việc của thiết bị.
Yêu cầu đối với công tác định mức lao động:
+ Phương pháp được sử dụng là phương pháp tính toán – phân tích kết hợp với
phương pháp thống kê – kinh nghiệm.
+ Nghiên cứu tổ chức quá trình sản xuất, tổ chức lao động, cấu trúc nguyên công và chi phí thời gian để thực hiện các nguyên công.
+ Xây dựng các tiêu chí để xác định các mức chi phí.
+ Xác định mức thời gian, mức sản phẩm và số lượng lao động đối với từng điều
kiện cụ thể.
+ Kiểm tra và phân tích quá trình thực hiện các định mức.
Với sự phát triển của công nghệ và tổ chức sản xuất cộng với trình độ của cán bộ
ngày càng được nâng cao thì các định mức mới sẽ phản ánh đúng thực tế hoạt động
sản xuất của công ty và cần phải được cập nhật.
- Xác định định mức tiêu thụ nguyên vật liệu
Các chỉ tiêu cần xác định trong công tác xác định định mức tiêu thụ nguyên vật
liệu công ty:
+ Khối lượng sản phẩm trước khi gia công.
+ Khối lượng sản phẩm sau khi gia công.
+ Hệ số sử dụng nguyên vật liệu theo chi tiết. + Hệ số sử dụng nguyên vật liệu theo sản phẩm.
+ Hệ số thành phẩm đầu ra.
Yêu cầu đối với công tác định mức tiêu thụ nguyên vật liệu là:
+ Phương pháp được sử dụng là phương pháp tính toán – phân tích kết hợp với
phương pháp thống kê – kinh nghiệm.
+ Phân loại nguyên vật liệu chi tiết, cụ thể đối với từng sản phẩm.
+ Xác định mức tiêu thụ nguyên vật liệu đối với từng chủng loại sản phẩm trong điều kiện cụ thể.
Các định mức mới sẽ phản đúng thực trạng mức tiêu thụ nguyên vật liệu tại công
ty và cần phải được cập nhật.
- Xác định định mức sử dụng dụng cụ
Để xác định mức sử dụng dụng cụ, công ty cần xác định các chỉ tiêu:
+ Trong sản xuất hàng loạt và hàng loạt lớn: thời gian cơ bản (thời gian máy) cần
thiết để gia công, sản xuất một sản phẩm; tuổi thọ của dụng cụ; số dụng cụ được dùng cùng lúc trên máy.
+ Trong sản xuất hàng loạt nhỏ: thời gian cơ bản (thời gian máy) cần thiết để gia
công, sản xuất một sản phẩm, hệ số đặc trưng cho tỷ lệ giữa thời gian cơ bản và thời
gian từng chiếc.
Yêu cầu đối với công tác xác định mức sử dụng dụng cụ:
+ Phương pháp được sử dụng là phương pháp tính toán – phân tích kết hợp với
phương pháp thống kê – kinh nghiệm.
+ Phân loại dụng cụ theo đặc tính sử dụng và công dụng. Theo đặc tính dụng cụ được chia thành dụng cụ tiêu chuẩn và dụng cụ chuyên dùng. Theo công dụng dụng cụ được chia thành các loại dụng cụ v.v...
+ Xác định mức sử dụng đối với từng chủng loại sản phẩm trong điều kiện cụ thể.
+ Kiểm tra và phân tích quá trình thực hiện định mức.
Việc áp dụng những kỹ thuật công nghệ và vật liệu mới trong quá trình sản xuất
dụng cụ và kinh nghiệm sản xuất cũng như quá trình sử dụng vận hành dụng cụ sẽ làm mức tiêu thụ dụng cụ luôn giảm xuống đạt được những chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đề ra
và cần được cập nhật.
- Xác định định mức sửa chữa thiết bị
Do tình trạng trang thiết bị của Công ty đã cũ nên khối lượng công việc sửa chữa
thiết bị là rất lớn ảnh hưởng trực tiếp tới sự vận hành và năng suất của hệ thống sản
xuất. Vì vậy, việc xác định đúng định mức sửa chữa có ý nghĩa rất quan trọng. Để xác định mức sửa chữa công ty cần xác định những chỉ tiêu chính:
+ Thời gian và nguyên công cần thiết cho công tác kiểm tra, duy tu, bảo dưỡng
của từng thiết bị.
+ Thời gian và nguyên công cần thiết cho sửa chữa nhỏ đối với từng thiết bị.
+ Thời gian và nguyên công cần thiết cho sửa chữa trung bình đối với từng thiết bị.
Yêu cầu đối với công tác xác định mức sửa chữa là:
+ Phương pháp được sử dụng là phương pháp tính toán – phân tích kết hợp với
phương pháp thống kê – kinh nghiệm.
+ Tiêu chuẩn hoá đối với những bộ phận chi tiết được sửa chữa.
+ Xây dựng tiêu chí đánh giá đối với mức độ phức tạp của công việc sửa chữa. + Xác định mức sửa chữa đối với từng thiết bị trong điều kiện cụ thể.
+ Kiểm tra và phân tích quá trình thực hiện định mức.
Trong quá trình phát triển của Công ty thì kỹ thuật, công nghệ và tổ chức sửa
chữa không ngừng được hoàn thiện. Vì vậy định mức sửa chữa sẽ được rút ngắn đảm
bảo cho sản xuất liên tục ít bị gián đoạn và cần được cập nhật.
Do điều kiện thực tế của công ty hiện nay việc xác định mức tiêu thụ năng lượng
rất khó khăn, mất nhiều chi phí và khả năng áp dụng không cao.
Điều kiện để thực hiện giải pháp
- Có sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của lãnh đạo.
- Cần có sự ủng hộ và hợp tác của công nhân lao động trực tiếp.
- Xây dựng được các tiêu chí đánh giá, phân loại.
- Có các chương trình máy tính trợ giúp tính toán.
- Công ty có chính sách khuyến khích thực hiện định mức mới và đảm bảo tính
công bằng khi áp dụng.
Đánh giá giải pháp Ưu điểm
- Giải pháp có tính khả thi cao.
- Các định mức được xây dựng mới phản ánh đúng thực trạng năng lực sản xuất.
- Công tác xây dựng kế hoạch sản xuất sẽ được thuận lợi và chất lượng được
nâng lên.
Nhược điểm
- Phức tạp trong việc tính toán, phân tích, thống kê và xây dựng các tiêu chí đánh giá. - Khó khăn trong việc thuyết phục công nhân lao động trực tiếp ủng hộ, hợp tác.