Vị trí của kế hoạch sản xuất

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch sản xuất tại công ty TNHH một thành viên tân khánh an (Trang 32 - 35)

Mối quan hệ giữa kế hoạch sản xuất và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm

Sản xuất là hoạt động trực tiếp tạo ra sản phẩm của doanh nghiệp, song hoạt động

tiêu thụ sản phẩm là điều kiện tiền đề không thể thiếu để doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất. Trong hệ thống kế hoạch của doanh nghiệp, kế hoạch sản xuất và kế

hoạch tiêu thụ sản phẩm có quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau chính vì vậy chúng được xếp chung với nhau gọi là kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Xét về mặt

thời gian thì kế hoạch tiêu thụ sản phẩm được xây dựng sớm hơn.

Trong ngắn hạn, với khoảng thời gian một năm và dưới một năm thì một kế

hoạch tiêu thụ sản phẩm đúng đắn của doanh nghiệp luôn là cơ sở để xây dựng một kế

hoạch sản xuất khả thi và ngược lại, nếu kế hoạch tiêu thụ sản phẩm không phù hợp

với tiến trình phát triển của thị trường sẽ tác động trực tiếp tới tính khả thi của kế

dẫn đến thua lỗ thậm chí phá sản doanh nghiệp. Trong thực tế , nhịp độ cũng như các

diễn biến của hoạt động sản xuất phụ thuộc vào nhịp độ và các diễn biến của hoạt động

tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Vì vậy, trong nền kinh tế thị trường kế hoạch tiêu thụ sản phẩm là cơ sở để doanh nghiệp quyết định sản xuất sản phẩm gì, cho ai và ở

thời gian nào. Khi xây dựng kế hoạch sản xuất và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm các chỉ

tiêu kế hoạch có quan hệ hữu cơ với nhau, chỉ tiêu của kế hoạch này là cơ sở để xây

dựng để xây dựng chỉ tiêu của kế hoạch kia và ngược lại. Ví dụ như để xác định các

chỉ tiêu tiêu thụ cần căn cứ vào năng lực sản xuất đối với doanh nghiệp sản xuất; năng

lực sản xuất và năng lực phục vụ khách hàng đối với những doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ hoặc để tiêu thụ những sản phẩm mới có chất lượng cao cần căn cứ vào khả năng chế tạo, tiến độ sản xuất, giá thành sản phẩm .v.v.

Trong thực tế khi xây dựng kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm xẩy ra ba trường hợp. Trường hợp thứ nhất là kế hoạch sản xuất phù hợp với khả năng tiêu thụ,

trường hợp này là đơn giản nhất doanh nghiệp không cần phải xem xét gì hơn. Trường

hợp thứ hai là khả năng tiêu thụ lớn hơn năng lực sản xuất, trong trường hợp này doanh nghiệp có hai sự lựa chọn là giảm bớt chỉ tiêu tiêu thụ hoặc có kế hoạch gia công, mua ngoài, đầu tư mở rộng sản xuất trong điều kiện tài chính có thể. Trường hợp

thứ ba là khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp thấp hơn năng lực sản xuất, trong trường hợp này doanh nghiệp cần có các biện pháp điều chỉnh kế hoạch sản xuất và tăng cường tiêu thụ sản phẩm để khai thác sử dụng năng lực sản xuất giảm chi phí

kinh doanh không tải.

Khả năng tiêu thụ quy định mức sản xuất của doanh nghiệp.Mặt khác, khả năng

sản xuất sản phẩm càng đa dạng, phong phú với chất lượng cao càng tác động tích cực đến khả năng tiêu thụ bấy nhiêu. Việc tăng lượng sản xuất của mỗi mặt hàng và tăng

nhiều nhóm loại mặt hàng sản xuất lại tác động ngược trở lại làm tăng khả năng tiêu thụ. Sở dĩ như vậy là do tăng lượng sản xuất tất yếu dẫn đến giảm chi phí kinh doanh

không tải, giảm giá thành sản xuất đối với từng loại sản phẩm, tạo ra lợi thế cạnh tranh

về giá cả, mặt khác với việc nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ đáp ứng được nhu cầu

của khách hàng và do đó dẫn đến tăng lượng tiêu thụ sản phẩm trong kỳ kế hoạch.

Vì vậy, khi xây dựng kế hoạch sản xuất và đưa ra các quyết định sản xuất phải căn cứ vào các chỉ tiêu và tình hình tiêu thụ sản phẩm để có những biện pháp tránh tổn

trình máy tính để tìm ra được phương án tối ưu nhất thoả mãn các mục tiêu tối đa hoá

lợi nhuận, tăng khả năng cạnh tranh, tận dụng năng lực sản xuất, giảm chi phí kinh

doanh và giá thành sản xuất.

Mối quan hệ giữa kế hoạch sản xuất và các kế hoạch khác

Mối quan hệ giữa kế hoạch sản xuất và kế hoạch khoa học và công nghệ: Mục

tiêu của hoạt động khoa học công nghệ trong doanh nghiệp là nhằm phục vụ quá trình sản xuất, vì vậy nó có vai trò, ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện thành công các chỉ

tiêu của kế hoạch sản xuất. Khi kế hoạch khoa học và công nghệ được thực hiện tốt sẽ

góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp có thể đưa ra thị trường nhiều sản phẩm mới, chi phí hoạt động không tải của doanh nghiệp giảm

làmhạ giá thành sản phẩm, điều này trực tiếp ảnh hưởng tớilượng sản phẩm tiêu thụ và

ảnh hưởng tới kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. Mặt khác khi kế hoạch sản xuất được triển khai thì kế hoạch khoa học công nghệ mới có điều kiện áp dụng và chính trong quá trình sản xuất doanh nghiệp đã đào tạo được một đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật có trình độ, kinh nghiệm đáp ứng được yêu cầu thực tiễn sản xuất.

Mối quan hệ giữa kế hoạch sản xuất và kế hoạch xây dựng cơ bản và sửa chữa

lớn:Kế hoạch xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn nhằm đảm bảo cho các bộ phận trong

toàn doanh nghiệp hoạt động tốt góp phần đảm bảo chất lượng sản phẩm, tăng sản

lượng, nâng cao hệ số sử dụng thiết bị, tiết kiệm đầu tư. Điều này ảnh hưởng trực tiếp

tới việc thực hiện chỉ tiêu tổng sản lượng là chỉ tiêu quan trọng nhất của kế hoạch sản

xuất hàng năm và trong ngắn hạn. Ngược lại với việc thực hiện thành công các chỉ tiêu của kế hoạch sản xuất thì mới có kinh phí tài trợ cho kế hoạch xây dựng cơ bản và sửa

chữa lớn.

Mối quan hệ giữa kế hoạch sản xuất và kế hoạch lao động tiền lương:Kế hoạch

lao động tiền lương có vai trò đặc biệt đối với kế hoạch sản xuất vì nó đảm bảo việc

cung cấp số lượng và chất lượng lao động cho việc thực hiện kế hoạch sản xuất. Nếu

kế hoạch lao động tiền lương được thực hiện tốt sẽ mang lại hiệu quả cao không chỉ

trong việc thực hiện kế hoạch sản xuất ngắn hạn mà còn trong cả trung và dài hạn.

Trong trường hợp kế hoạch lao động tiền lương không được thực hiện tốt sẽ không

khuyến khích được người lao động, việc thực hiện kế hoạch sản xuất khó có thể thành công. Việc thực hiện thành công kế hoạch sản xuất thì mới có điều kiện nâng cao đời

Mối quan hệ giữa kế hoạch sản xuất và kế hoạch cung ứng vật tư:Kế hoạch cung ứng vật tưđảm bảo cho việc thực hiện kế hoạch sản xuất thông qua công tác cung ứng vật tưđảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục, giảm thời gian chờ, giảm chi phí

tồn kho hạ giá thành sản phẩm làm tăng lượng tiêu thụ sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp

tới kế hoạch sản xuất. Mặt khác, kế hoạch sản xuất tạo điều kiện thuận lợi cho việc

thực hiện kế hoạch cung ứng vật tư. Với số lượng sản xuất lớn, doanh nghiệp chủ động

và có lợi thế trong đàm phán về giá cả, thời hạn cung ứng với các nhà cung cấp.

Mối quan hệ giữa kế hoạch sản xuất và kế hoạch giá thành sản phẩm: Chỉ tiêu giá thành sản phẩm phản ánh khả năng cạnh tranh, chất lượng quản lý của doanh

nghiệp. Khi kế hoạch giá thành của doanh nghiệp được thực hiện tốt, điều này chứng

tỏ khả năng quản lý của doanh nghiệp tốt, chất lượng sản phẩm đảm bảo, giá thành sản

phẩm giảm làm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường tác động tích

cực đến kế hoạch hoạch sản xuất của doanh nghiệp. Ngược lại, nếu kế hoạch sản xuất được thực hiện tốt thì cũng tạo điều kiện thuận lợi cho kế hoạch giá thành vì doanh nghiệp sẽ giảm được giá thành bằng cách tận dụng những lợi thế của quy mô sản xuất

và đường cong kinh nghiệm.

Mối quan hệ giữa kế hoạch sản xuất và kế hoạch tài chính: Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì tài chính là nguồn lực không thể thiếu được đối với

doanh nghiệp. Kế hoạch tài chính đảm bảo nguồn tài chính cho việc thực hiện kế

hoạch sản xuất và ngược lại việc thực hiện kế hoạch sản xuất là để tạo ra những nguồn

thu chi trả cho hoạt động tài chính và là cơ sở để doanh nghiệp xây dựng kế hoạch

nhằm thu hút các nguồn tài trợ và đưa ra các quyết định sản xuất.

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch sản xuất tại công ty TNHH một thành viên tân khánh an (Trang 32 - 35)