Đánh giá ưu nhược điểm của hệ thống quản lý chi phí kinh doanh hiện

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm chi phí kinh doanh tại công ty cổ phần thiết bị chăm sóc sức khỏe số 1 (Trang 77)

hành

2.2.3.1.Ưu điểm

Là một mô hình hệ thống quản trị kiểu trực tuyến, có ưu điểm chủ yếu là đảm bảo tính thống nhất. Mọi phòng ban nhận lệnh trực tiếp từ giám đốc. Vì là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên mọi hoạt động đều phải được thông qua ban giám đốc. Giúp việc cho giám đốc có các trưởng phòng ban chỉ đạo kinh doanh và báo cáo tình hình kinh doanh cùng với mọi hoạt động cho giám đốc.

nhạy bén theo cơ chế thị trường. Khi gặp khó khăn nội bộ công ty dễ dàng bàn bạc đi đến thống nhất.

Do mô hìnhđơn giản, gọn nhẹ nên việc quản lý chi phí được tập trung chủ yếu vào phòng kế toán nên việc quản lý chi phí được tập trung.

Do mô hình đơn giản, nên việc quản lý nhân sự được dễ dàng, việc phối hợp giữa các phòng ban cũng đơn giản và thống nhất.

2.2.3.2.Nhược điểm và nguyên nhân

Ngoài những thành tựu đã được nói trên, công ty còn có những hạn chế nhất định trong quá trình kinh doanh của mình như là:

- Việc quản lý chi phí tập trung dẫn đến độc đoán trong quản lý chi phí, áp đặt nhiều khi theo ý nghĩ chủ quan của người quản lý chi phí.

- Việc quản lý chi phí đơn giản không có kế hoạch chi tiết cụ thể dẫn đến việc không kiểm soát được chi phí kinh doanh một cách chính xác và khoa học

- Do mô hình quản lý đơn giản nên không có quy trình quản lý chi phí kinh doanh cụ thể dẫn đến khi có sự việc phát sinh ngoài ý muốn không có sự ứng biến kịp thời và chính xác, không có định mức chi phí cụ thể dẫn đến không kiểm soát chính xác được chi phí phát sinh.

- Công ty CP thiết bị chăm sóc sức khỏe số 1 vẫn thiếu kỹ năng quản lý chi phí, nguồn nhân lực có trình độ của công ty còn hạn hẹp. Đây là một trong những hạn chế lớn nhất cho công ty, tạo ra những khó khăn cho hoạt động kinh doanh nói chung và công tác nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.

Qua thực tế nghiên cứu ở công ty ta thấy một số tồn tại cơ bản nói trên, đây chính là những nguyên nhân làm giảm hiệu quả kinh doanh của công ty. Nếu khắc phục được những tồn tại này sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.

2.2.3.3. Nhng vấn đề đặt ra cn gii quyết

Công ty CP thiết bị chăm sóc sứckhỏe số 1vẫn còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết một cách đồng bộ, trong đó có vấn đề quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh.

Trong những năm gần đây việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ gặp khó khăn cạnh tranh trong kinh doanh đòi hỏi phải có sự năng động và nhạy bén được đặt ra đối với công ty. Xác định được vị trí kinh doanh của mình, ý thức được những khó khăn trongkinh doanh, kết quả kinh doanh năm 2012 công ty không những đã tăng doanh thu mà công ty đã tạo công ănviệc làm cho nhân viên trong công ty.

Tuy nhiên để đánh giá một cách toàn diện hơn về hoạt động kinh doanh của công ty, chúng ta cần phải xem xét đến những tồn tại vướng mắc tại công ty để có những giải pháp kịp thời. Qua khảo sát thực tế, ta thấy rằng vấn đề nổi lên đó là việc quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh, cần xem xét các mặt sau.

- Kếhoạch chi phíkinh doanh

Dự kiến kế hoạch chi phí kinh doanh do phòng kế toán đảm nhận và trực tiếp là kế toán trưởng đảm nhận sau đó trình lên giám đốc duyệt. Qua khảo sát ta thấy cơ sở để xây dựng kế hoạch và thực tiễn còn một khoảng cánh đó là do biến động của thị trường, sự biến động đột xuất của một khoản chi phí nhất là trong điều kiện hiện nay thị trường không ổn định giá cả hàng hoá cước phí có sự biến đổi ảnh hưởng tới chỉ tiêu chi phí kinh doanh. Do đó việc phân tích đánh giá tình hình thực hiện chi phí kinh doanh chưa chính xác.

Ngoài ra, kế hoạch chi phí kinh doanh còn sơ sài, chưa chi tiết đến từng bộ phận. Việc lập kế hoạch còn chung chung chưa có hướng giải quyết vấn đề một cách cụ thể, triệt để.

- Quản lý chi phíkinh doanh

Thực tế cho thấy việc quản lý chi phí kinh doanh của công ty đã được đặt ra trong quá trình kinhdoanh, song chưa tiến hành thường xuyên và đều đặn, chỉ đến cuối năm mới tiến hànhphân tích đánh giá, điều này dẫn đến việc theo dõi chi phí

không sát sao, không gắn với sự biến động của thị trường. Việc quản lý chi phíkinh doanh tại một số khâu không được tốt, chưa theo dõi thường xuyên, biến động các khoản mục phí và việc sử dụng chi phí tiếp khách hội họp giao dịch sử dụng điện thoại điện nước chưa hợp lý gây lãng phí.

- Hạch toán chi phíkinh doanh

Việc hạch toán chi phí kinh doanh do kế toán chi phí đảm nhiệm. Việc theo dõiđược theo dõi trực tiếp thông qua các chứng từ ban đầu, sổ chi tiết, tiếp đến lập báo cáo tổng hợp chi phí cho cả năm và đưa vào sổ cái, từ đó là cơ sở để lập bảng tổng kết tài sản. Đánh giá tổng kết quá trình hoạt độngkinh doanh của công ty, qua thực tế xem xét việc hạch toán chi phí kinh doanh còn có những vấn đề chưa hợp lý, việc ghi chép còn chưa kịp thời, các chi phí phát sinh kế toán không tiến hành tập hợp ghi sổ ngay mà vài ngày sau mới ghi, do vậy không theo dõi các khoản chi phí kinh doanh một cách kịp thời để có thể đưa ra các biện pháp xử lý ngay. Mặt khác cán bộ làm công tác kế toán còn thụ động trong việc hạnh toán chi phí, nghĩa là khi có chứng từ chi phí đã không có sự kiểm tra xem xét tính hợp lý, hợp lệ của chi phí phát sinh mà vẫn duyệt. Do vậy, đã làm cho chi phí của công ty tăng lên một cách giả tạo.

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM CHI PHÍ

KINH DOANH CỦA CÔNG TY CPTHIẾT BỊ CHĂM

SÓC SỨC KHỎE SỐ 1

3.1. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY

Trước bối cảnh nền kinh tế phát triển mạnh mẽ như hiện nay, nhu cầu về sản phẩm chăm sóc sức khỏe gia tăng trên khắp thế giới. Thêm vào đó, cuộc sống dân cư ngày càng phát triển, người dân có thêm nhiều lựa chọn để chăm sóc sức khỏe với chi phí thấp.

Nắm bắt được xu thế, Công ty CP thiết bị chăm sóc sức khỏe số 1 đã vàđang triển khai kế hoạch mở rộng quy mô như trong bảng dữ liệu dưới đây.

Bảng 3.1: Chiến lược phát triển của công ty

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Doanh số 90 tỉ 98 tỉ 106 tỉ 112 tỉ 118 tỉ

Lợi nhuận 500 triệu 800 triệu 1 tỉ 1.2 tỉ 1.5 tỉ

(Nguồn : Phòng kinh doanh)

Tận dụng các cơ hội về nhu cầu của khách hàng về sản phẩm đồ gia dụng và thiết bị chăm sóc sức khỏe ngày càng cao, mở rộng phạm vi hoạt động, tìm kiếm mở rộng thị trường, nhất là những khu vực chưa khai thác. Đưa ra việc mở rộng thêm thị trường nhằm mục đích phát triển mạng lưới phân phối và xây dựng uy tín của công ty với nhà cung cấp. Tìm kiếm cơ hội về thị trường, công nghệ marketing và quảng cáođể tìm ra các thị trường có tiềm năng phát triển

Tận dụng những điểm mạnh về nguồn nhân lực, khả năng tư vấn, bảo hành, sự đa dạng hóa và luôn có các sản phẩm mới kết hợp với những nhu cầu về thiết bị chăm sóc sức khỏe ngày càng phát triển để đưa thêm các sản phẩm mới vào thị trường hiện tại, qua đó đánh giá và tiếp tục triển khai ở các thị trường mới.

Để thực hiện được mục tiêu, chiến lược đề ra với hiệu quả cao, công ty sẽ không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ công nhân viên, từng bước chuyển đổi và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Ngoài ra, một giải pháp rất quan trọng trong định hướng phát triển của công ty là giảm chi phí kinh doanh tối ưu để đem lại hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận gia tăng. Có thể nói, quản lý chi phí là một yếu tố thiết yếu trong đầu tư và kinh doanh. Nếu không có kiến thức cơ bản về quản lý chi phí thì không thể nào gia tăng được hiệu quả kinh doanh cũng như gia tăng lợi nhuận cho công ty.

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM CHI PHÍ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CP CHĂM SÓC SỨC KHỎE SỐ 1

3.2.1. Xây dựng kếhoạch chi phí kinh doanh

Bước đầu tiên để tiến hành là phải so sánhcác chỉ tiêu và xác lập giả định mô hình. Trong bước này cần phải so sánh các công ty tương đồng hoặc tra cứu để có được những thông số đặc trưng ngành cùng với các giả định để đưa các thông số này vào quá trình tính toán. Bước tiếp theo là tiến hành dự báo doanh thu. Trong bước này sẽ phải xác định, đánh giá và ước lượng những nhân tố chủ chốt tác động đến doanh thu của công ty.

Dự đoán nhu cầu tiền mặt

Nhu cầu tiền mặt được tính toán trên cơ sở xem xét lượng tiền phản ánh từ hoạt động kinh doanh đơn thuần (doanh thu), các chi phí (như mua sắm trang thiết bị, nguyên vật liệu, lương, thuế...) và nguồn tiền từ vốn góp, đầu tư bên ngoài. Trong quá trình này, công ty cần lưu ý đến những số liệu trong quá khứ như vòng quay vốn, vòng quay hàng tồn kho, chi phí nhập hàng…của năm trước, để có những ước tính, điều chỉnh phù hợp.

Trên cơ sở số liệu đó, công ty sẽ lập 3 loại báo cáo: dự kiến kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển dòng tiền và bảng cân đối kế toán. Ngoài ra, mọi giao dịch đều có độ trễ về thời gian từ lúc thành phẩm đến lúc thu tiền, nên công ty phải

Dự đoán nhu cầu vốn

Sau khi đã dự tính các khoản doanh thu, chi phí hoạt động, công ty sẽ phải nhìn lạinguồn vốncủa mình để xác định lượng vốn thừahoặc thiếu và lập kế hoạch thu chi sao cho hợp lý nhất. Song song đó,công ty sẽ phải lên phương án giải quyết vốn thiếu, tính toán chi phí lãi vay và lập kế hoạch trả nợ vay.

Tính toán lãi l

Xác định được doanh thu, giá vốn, chi phí, công ty dễ dàng tính ra lãi lỗ. Vấn đề là làm sao đểcông ty kiểm soát được lãi lỗ khi thị trường luôn biến động. Chỉ có một cách là công ty phải thường xuyên theo dõi diễn biến thị trường để ứng phó kịp thời. Công ty phải xem kế hoạch tài chính của mình sao cho sát với thực tế, kế hoạch ấy có bị tác động hay chịu ảnh hưởng bởi những nhân tố khác, Làm sao để kiểm soát được những nhân tố đó.

Xác định các chỉ tiêu

Lập kế hoạch tài chính dài hạn trước hết là định ra các chỉ tiêu về tăng trưởng và lợi nhuận.Công ty cũng có thể tính toán các tỉ số nhằm đánh giá khả năng sinh lợi, khả năng chuyển hóa thành tiền mặt và khả năng thanh toán nợ. Tuy nhiên, khó dự đoán được những biến động sẽ xảy ra trong các năm tiếp theo. Vì thế, khi lập kế hoạch tài chính dài hạn,công ty không nên sớm đưa ra những chỉ tiêu vượt quá khả năng. Thay vào đó,công ty cần có những phân tích thường xuyên về thị trường, về đối thủ cạnh tranh, nguồn vốn, dòng tiền, chính sách giá, các biện pháp huy động và sử dụng vốn…Bên cạnh đó, công ty cũng cần so sánh tình hình tài chính của công ty mình với các công ty cùng ngành, phân tích điểm mạnh yếu, những cơ hội và thách thức để đưa ra chỉ tiêu hợp lý nhất.

Lưu tâm đến quản lý tiền mặt

Để luôn chủ động trong kế hoạch tài chính, công ty phải tính toán xem lượng tiền mặt của mình cóđáp ứng được các nhu cầu về chi phí, có cân bằng giữa thu và chi không...Ngoài ra, công ty phải lưuý một yếu tố quan trọng trong việc quản lý tài

chính, đó là phải quản lý chặt chẽ các khoản thu, hàng tồn kho, công nợ, thời hạn thanh toán...

3.2.1.1. Xây dựng định mc chi phí tiêu hao và hoạch định chi phí

Định mức chi phí là khoản chi được định trước bằng cách lập ra những tiêu chuẩn gắn với từng trường hợp hay từng điều kiện làm việc cụ thể. Định mức chi phí không những chỉ ra được các khoản chi dự kiến mà còn xác định nên chi trong trường hợp nào.Tuy nhiên, trong thực tế chi phí luôn thay đổi vì vậy các định mức cần phải được xem xét lại thường xuyên để đảm bảo tính hợp lý của chúng. Để công tác định mức chi tiêu được tốt cần nhiều kênh thông tin khác nhau, cụ thể như sau:

+ Tiêu chuẩn kỹ thuật (kỹ thuật cung cấp). + Chi phí thực tế nhiều kỳ (kế toán cung cấp). + Dự toán chi phí (kế toán cung cấp).

Công ty cần định mức cả về giá lẫn về lượng vì sự biến đổi của hai yếutố này đều tác động đến sự thay đổi của chi phí:

Định mức giá: định mức giá được ước lượng bằng cách tổng cộng tất cả các khoản chi phí liên quan đến việc mua hàng hay nguyên vật liệu (đối với định mức giá nguyên vật liệu) hay lương và các chi phí liên quan (đối với định mức chi phí lao động hay còn gọi là định mức lương).

Định mức lượng: Để xây dựng và thực hiện hệ thống định mức lượng, công ty cần phải quyết định:

+ Số lượng, chủng loại và thành phần kết hợp các nguyên vật liệu để tạo ra từng loại sản phẩm.

+ Lượng và loại lao động để sản xuất bất kỳ một sản phẩm hay thực hiện một dịch vụ nào đó.

Những định mức kỹ thuật này thường do các chuyên gia lập ra và đòi hỏi phải có những kỹ năng làm việc như nghiên cứu phương pháp làm việc và xây dựng các chỉ tiêu đánh giá từng công việc cụ thể.

Khi định mức lượng, công ty có thể dùng hai loại định mức sau:

Định mức lý tưởng là loại định mức được xây dựng dựa trên điều kiện làm việc hoàn hảo. Tuy nhiên, điều kiện hoàn hảo này gần như không có được ở hầu hết các công ty, do những nguyên nhân nằm ngoài tầm kiểm soát của một tổ chức. Định mức lý tưởng có thể giúp nhà quản lý thấy rõ những điểm khác biệt chính tuy nhiên khó áp dụng trong thực tế.

Định mức dự kiến: loại định mức này thường dễ áp dụng hơn định mức lý tưởng. Đây là các định mức mang tính chất thực tế, vì chúng cho phép một mức độ sai lệch chấp nhận khi thực hiện. Nếu người thực hiện chi phí được quản lý tốt và sẵn sàng hợp tác thì công ty dễ đạt được định mức dự kiến.

3.2.1.2. Phân tích biến động chi phí thc tếso với định mc

Chi phí phát sinh thực tế có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với định mức ban đầu, điều này tạo nên sự biến động chi phí so với định mức. Biến động có thể là bất lợi khi chi phí thực tế cao hơn chi phí định mức hoặc có lợi khi chi phí thực tế thấp hơn chi phí định mức. Mục đích phân tích biến động các khoản mục chi phí nhằm đánh giá chung mức chênh lệch giữa thực tế so với định mức để làm rõ mức tiết kiệm hay vượt chi của từng khoản mục chi phí phát sinh. Những loại chi phí chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí của một quy trình kinh doanh hay dịch vụ nên được ưu tiên xem xét trước...

Sự phân tích các biến động nói trên phải được tiến hành càng sớm càng tốt,

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm chi phí kinh doanh tại công ty cổ phần thiết bị chăm sóc sức khỏe số 1 (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)