Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi thiên lộc (Trang 102 - 104)

Với chất lượng sản phẩm hàng hoá của các công ty nước ngoài, công ty liên doanh và công ty lớn trong nước luôn được người chăn nuôi đánh giá tốt và có tính ổn định cao, bên cạnh đó chế độ chiết khấu, thưởng... cho đại lý cũng không phải thấp, nên đây là khó khăn lớn đối với các công ty mới như công ty

cổ phần Thức ăn chăn nuôi Thiên Lộc khi muốn các đại lý của những công ty này bán hàng cho công ty mình. Chính vì vậy, để tiếp cận và thuyết phục các đại lý này bán hàng cho công ty mình, đòi hỏi đội ngũ nhân viên marketing của công ty phải giỏi, có kinh nghiệm để nắm được tình hình thị trường ở từng khu vực và những điểm mạnh, yếu của công ty mà đại lý đó đang làm cấp I, từ đó, mới đưa ra những chính sách, chế độ hay những sản phẩm của công ty mình có tính cạnh tranh để thuyết phục các đại lý đó bán hàng cho công ty mình. Để làm được điều này cần phải có thời gian, cơ hội... nên trước mắt công ty cổ phần Thức ăn chăn nuôi Thiên Lộc cần tập trung khai thác các đại lý cấp II lớn và cấp I, có uy tín của các công ty trên làm cấp I cho công ty mình. Những đại lý cấp I và cấp II này có khối lượng hàng hoá tiêu thụ trên thị trường khá lớn và tương đối ổn định, họ là một trong những bộ phận quan trọng tham gia vào mạng lưới tiêu thụ của những công ty trên, nhưng chế độ đãi ngộ thường chưa thích đáng, do vậy, họ luôn muốn được làm cấp I cho những công ty có uy tín để phát huy hết khả năng trong việc phát triển thị trường và để tăng lợi nhuận trong kinh doanh của họ. Đối với thị trường Miền Trung, công ty cổ phần Thức ăn chăn nuôi Thiên Lộc nên mở rộng hình thức bán hàng, bằng cách mở hệ thống đại lý cấp I xuống tất cả các huyện của các tỉnh và bán hàng trực tiếp cho những trang trại chăn nuôi quy mô lớn là tốt nhất. Với phương thức này, hàng hoá của công ty xâm nhập vào thị trường nhanh và bao phủ thị trường rộng hơn. Như vậy, ở mỗi huyện, công ty có thể bán hàng trực tiếp cho 3 đến 4 đại lý, do đó, khả năng khai thác thị trường sẽ tốt hơn nhiều so với mỗi một huyện 1 đại lý hoặc 2 huyện một đại lý cấp I như hiện nay.

Mật độ các đại lý cũng phân bố tuỳ thuộc vào mức độ chăn nuôi ở từng vùng. Ở những vùng chăn nuôi tập trung thì hệ thống đại lý cần nhiều hơn, mỗi huyện 3 - 4 đại lý nhưng các đại lý này sẽ không bán trùng nhãn hiệu hay chủng loại sản phẩm, như vậy để tránh sự cạnh tranh giữa các đại lý cùng công ty với nhau và trong cùng một thị trường.

Tổ chức mạng lưới phân phối cấp I, cấp II trên thị trường một cách khoa học để sao cho hệ thống đại lý này khai thác thị trường hiệu quả nhất mà không

tạo ra sự cạnh tranh giữa các đại lý cùng công ty với nhau. Để làm được điều đó, công ty cần:

- Đa dạng hoá sản phẩm, bằng cách công ty ra thêm một hoặc hai nhãn hiệu hàng hoá và tăng thêm chủng loại sản phẩm, tạo ra các hình thức bao bì khác nhau..., như vậy sẽ tăng thêm được số lượng đại lý bán hàng cho công ty trên cùng một thị trường.

- Phân tích, đánh giá thường xuyên cơ cấu mặt hàng tiêu thụ, để tìm ra những nguyên nhân, lý do tại sao sản phẩm đó lại tiêu thụ tốt hoặc tại sao sản phẩm đó lại tiêu thụ không tốt để từ đó có cách điều chỉnh và đưa ra các sản phẩm hay các chiến lược kinh doanh hấp dẫn hơn.

- Trang bị thêm kiến thức về thị trường, kỹ thuật chăn nuôi, thú y và hiểu biết về sản phẩm cho đội ngũ nhân viên marketing để họ đủ năng lực tư vấn cho đại lý, người chăn nuôi, giúp đại lý và người chăn nuôi yên tâm về sản phẩm của công ty.

- Nhân viên marketing phải xây dựng cho mình một chương trình làm việc trong ngày, tuần, tháng làm sao đạt hiệu quả nhất. Các nhân viên phải biết mở rộng thị trường, phát triển thị trường cho công ty và đại lý nhưng không làm các đại lý cùng công ty cạnh tranh với nhau. Đây là cơ sở tốt nhất để giữ mối quan hệ giữa công ty và đại lý.

- Cần có các chính sách thưởng phạt rõ ràng, đặc biệt là đối với các nhân viên marketing nhằm kích thích khả năng làm việc của các nhân viên, cũng như thu hút được những nhân viên marketing giỏi của các công ty khác. Đối với các đại lý, cũng cần có các chính sách hấp dẫn để khuyến khích các đại lý bán hàng tăng sản lượng mà không làm chồng chéo thị trường đối với các đại lý khác cùng công ty.

- Để thắt chặt mối quan hệ giữa đại lý với công ty, công ty Thiên Lộc cần phải duy trì và đổi mới các hình thức hỗ trợ, giúp đỡ khách hàng, đặc biệt là các khách hàng lớn, khách hàng là đại lý chỉ bán riêng sản phẩm của công ty mình.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi thiên lộc (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)