Nhóm hàng lâm sản * Về năng lực sản xuất:

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam - một số giải pháp nhìn từ góc độ quản lý con ngườiNâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam - một số giải pháp nhìn từ góc độ quản lý con người (Trang 44 - 53)

* Về năng lực sản xuất:

Theo số liệu thống kê, tỉ trọng đóng góp của lâm nghiệp trong cơ cấu giá trị sản xuất và kim ngữch xuất khẩu của ngành nông, lâm, thủy sản cũng

chỉ ở mức khoảng 5-6% trong những năm gần đây. Xu thế chung về khai thác gỗ hiện tữi là giảm dần. Nếu như năm 1999, sản lượng gỗ khai thác từ rừng tự nhiên là hơn 1,1 triệu m3 đến năm 2002 chỉ còn khoảng 986 ngàn m3 và đến năm 2004 chỉ còn có khoảng 300 ngàn m325, tuy nhiên sản lượng gỗ chế biến có xu hướng ổn định hơn, nhất là những sản phẩm cuối cùng. Theo số liệu thống kê được thì diện tích rừng trồng tập trung năm 2004 là 184,2 nghìn ha; Sản lượng gỗ khai thác năm 2004 là 2.443,1 nghìn m3

; Diện tích rừng bị cháy năm 2004 là 4133,0 ha; Diện tích rừng bị chặt phá năm 2004 là 1393,8 ha2 6

. So với năm 2003 với những số liệu tương ứng là: 181,3 nghìn ha; 2.435,8 nghìn m3

; 5.510,6 ha; 2.040,9 ha thì nhà nước cần có những chính sách phù hợp để ngăn chặn nữn phá rừng, hủy hoữi môi trường, tữo điều kiện cho ngành phát triển bền vững.

* Về khả năng cạnh tranh của sản phàm:

Trong bài viết này tác giả tập trung nghiên cứu khả năng cữnh tranh của mặt hàng ván nhân tữo - một trong những lâm sản xuất khẩu quan trọng của Việt Nam.

Ngành công nghiệp chế biến gỗ nói chung và ván dăm nói riêng của

nước ta còn ở trình độ thấp so với thế giới. Trong tổng số hơn 1.200 doanh

nghiệp thì đa số là doanh nghiệp tư nhân (chiếm tới 2/3) với năng lực kỹ thuật và tài chính thấp. Các doanh nghiệp liên doanh (công nghệ tiên tiến)

2 4

Thời báo kinh tế Việt Nam. Kinh tế 2004-2005 Việt Nam và T h ế giới 2 5 Cục Thống kê H à Nội, 2004.

chỉ mới chiếm hơn 3%. Giá cả bình quàn của mặt hàng ván dăm thô sản xuất trong nước và nhập khẩu cũng biến đổi không nhiều trong những năm gần đây: ván dăm gỗ 1,5-2,0 triệu đồng/m3 và ván bã mía ở mức 1,3-1,4 triệu đồng/m3. Xét về giá cả thì năng lịc cạnh tranh của mặt hàng ván nhân tạo của nước ta cũng không được cao so với các nước trong khu vịc. Giá

ván MDF tại Việt Nam là 90 USD/m3

, trong khi của Indonesia là 78 USD/m3

, của Malaysia là 80 USD/m3

và của Thái Lan là 85 USD/m3 .27

* Vê thị trường tiêu thụ:

Sản phẩm gỗ và lâm sản nói chung bước đầu đã đáp ứng nhu cầu trong nước và tham gia xuất khẩu. Trong những năm qua, sản phẩm gỗ và lâm sản đã có mặt ở thị trường các nước như Anh, Pháp, Đan Mạch, Ôxtralia, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật, Mỹ... Gần đây các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ bằng ván dăm, ván sợi xuất khẩu sang thị trường khó tính như Nhật Bản với giá trị kim ngạch hàng triệu USD/năm. Như vậy việc thâm nhập thị trường nước ngoài đối với sản phẩm ván nhân tạo của ta sẽ có những điều kiện thuận lợi.

s Vê trình độ công nghệ và thiết bị:

Phần lớn công nghệ quá cũ và lạc hậu, trang thiết bị nhập từ các nước như Trung Quốc, Đông  u đã hơn 20 năm hoặc tị sản xuất. Do vậy, năng suất và chất lượng sản phẩm thấp hơn nhiều so với sản phẩm cùng loại nhập từ các nước trong khu vịc. Việt Nam vẫn chưa có những tiêu chuẩn công nghệ bao gồm cả máy móc thiết bị, quy trình quản lý sản xuất và nguồn vốn lun động của công ty lâm sản dấn đến có rất nhiều đơn vị được quyền xuất nhập khẩu và chế biến cũng như khai thác lâm sản. Tình trạng này lại càng làm cho thị trường lâm sản và công nghệ chế biến trở nên phức tạp và rất khó quản lý nhất là vào thời điểm nạn phá rừng đang ở mức cảnh báo cao như hiện nay.

2 7 Nguyễn Chánh Khuê (2004), "Đi tát đón đáu cõng nghẹ cao", thòi báo kinh tế Sài G ò n số 216/2004. ngày 10/4/2004. trang 17. ngày 10/4/2004. trang 17.

* Về chất lượng nguồn nhân lực:

Đông Nam Á vẫn là một khu vực có tiềm năng về tài nguyên lâm sản với thế mạnh nguồn lao động dồi dào, nhân công giá rẻ sẽ là những bảo đảm tin cậy cho việc cạnh tranh trên thị trường. Việt Nam có những điều kiện tương tự cộng thêm sự cẩn cù và tay nghề khéo léo của người lao động cho nên cũng sẽ có đầy đủ cơ hội đổ phát triổn.

3. Nhóm hàng thủy sản

* Về năng lực sẩn xuất:

Nuôi trồng thủy sản đang phát triổn mạnh, trở thành nghề sản xuất phổ biến trong cả nước và chiếm vị trí quan trọng hàng đầu về cung cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu trong giai đoạn hiện nay. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) thành lập ngày 12/6/1998, trở thành trung tâm tập hợp các doanh nghiệp thủy sản. Từ năm 1990 đến năm 2004, trên cả nước đã có 200 nhà máy chế biến thủy sản, bắt đầu cao trào đầu tư nâng cấp điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đổi mới công nghệ, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo GMP, HACCP, SSOP và cổ phần hoa doanh nghiệp nhà nước28

. Đế n nay, ngành chế biến và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đang là ngành xuất khẩu mũi nhọn của đất nước. Theo Bộ Thủy sản, năm 2004 kim ngạch xuất khẩu của thủy sản đạt mức 2,397 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 9,22% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong 7 tháng năm 2005 đạt hơn 1,3 tỷ USD, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm ngoái29.

* Vê khả năng cạnh tranh của sẩn phẩm:

Trong bài viết này tác giả đi sáu nghiên cứu 2 nhóm sản phẩm chính là nhóm sản phẩm tôm và nhóm sản phẩm cá.

• Nhóm sản phẩm tôm: sản phẩm tôm thường chiếm 40- 5 0 % giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. N ă m 2004 sản lượng tôm sú của Việt Nam đứng thứ 3, sau Thái Lan và Indonesia (tôm sú thường chiếm

2 1 PGS.TS Đoàn Thị Hồng Vân, xuất khẩu 2005 hướng tới mục tiêu 30,5 tỷ USD, Tạp chí phát triổn kinh tí số 172, tháng 2/20Ó5, trang 23. số 172, tháng 2/20Ó5, trang 23.

7 0 % sản lượng tôm nuôi trên thế giới). Chất lượng tôm nuôi của Việt Nam tốt hơn và ngon hơn sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực. Việt Nam là nước đi sau về nuôi tôm nên rút được kinh nghiệm trong phát triển thủy sản bền vững và có vị trí quan trọng trong trên các thị trường lớn, bước đầu đã chủ đỉng thực hiện các biện pháp về an toàn vệ sinh thực phẩm, tuy nhiên vẫn vấp phải những khó khăn do rào cản thương mại của các nước.

• Nhóm sản phẩm cá: Xuất khẩu các sản phẩm cá của Việt Nam tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây. Giá thành sản xuất các loại cá da trơn của Việt Nam thấp hơn nhiều so với sản phẩm cùng loại của mỉt số nước có sản xuất cá da trơn nhưng các loại cá nhiều xương hầu như không có thị trường xuất khẩu, chủ yếu tiêu thụ trong nước. Đố i với sản phẩm cá, nếu biết lựa chọn đối tượng nuôi và khai thác, có công nghệ nuôi, khai thác và bảo quản tốt sẽ có thể cạnh cạnh được trên thị trường thế giới. Riêng đối với cá khai thác gần bờ khả năng cạnh tranh rất khó khăn, chỉ nên duy trì sản lượng như hiện nay đi đôi với biện pháp bảo vệ và tái tạo nguồn lợi nhằm tạo công ăn việc làm và kết hợp với nhiệm vụ giữ gìn an ninh quốc phòng.

- Về thị trường tiêu thụ:

Thị trường xuất khẩu đã có chuyển biến tích cực, đã hình thành thế chủ đỉng và cân đối về thị trường, không lệ thuỉc vào thị trường truyền thống, giảm hẳn tỷ trọng các thị trường trung gian và bắt đầu giành được vị trí quan trọng trên các thị trường lớn có yêu cầu khắt khe về chất lượng và an toàn vệ sinh như Mỹ, EU; có khả năng chủ đỉng điều chỉnh được cơ cấu thị trường, khi thị trường truyền thống có biến đổi bất lợi. Thị trường được đa dạng hoa, hàng thủy sản được xuất khẩu sang hơn 50 nước trong đó có EU và Mỹ, với nhiều chủng loại sản phẩm, tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng đạt trên 2 0 %3 0

. Ví như kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nga đạt 10,121 triệu USD (tính từ đẩu năm đến tháng 8 năm 2005), tăng 150% so với cùng kỳ năm ngoái. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu sang thị trường này là cá tra, basa, cá chỉ vàng, mực, bạch tuỉc, cá ngừ

và cá cơm khô. Cũng theo VASEP, trong 6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất

khẩu thủy sản sang thị trường Bỉ đạt trên 28,74 triệu USD, tăng 5 0 % so với

cùng kỳ năm ngoái. Bỉ hiện đang là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn thứ 7

của Việt Nam.

Hiện nay hàng thủy sản của Việt Nam đang tập trung vào các thị

trường mới trong Liên minh Châu  u (EU) và thị trường Trung Quốc.

* Về trình độ công nghệ và thiết bị:

Ngành công nghiệp chế biến thủy sản ngày càng lớn mạnh: gần 6 0 %

cơ sở chế biến thủy sản đông lạnh, chiếm gần 8 0 % tỷng giá trị kim ngạch

xuất khẩu của ngành đã đỷi mới công nghệ, thiết bị, áp dụng các tiêu chuẩn

về an toàn vệ sinh thực phẩm. Cơ cấu sản phẩm thay đỷi tích cực, tỷ trọng

sản phẩm giá trị gia tăng ngày càng tăng, đa dạng hoa sản phẩm chế biến.

Tuy vậy trình độ công nghệ kỹ thuật của ngành thủy sản vẫn chưa đáp ứng

kịp những nhu cầu và đòi hỏi về mặt chất lượng sản phẩm và vệ sinh an

toàn thực phẩm; tỷ lệ doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn HACCP còn rất thấp.

* Vé chất lượng nguồn nhân lực:

Trong ngành này chúng ta có đội ngũ lao động đông đảo, cần cù, khéo

léo và sáng tạo, đủ năng lực ứng dụng những công nghệ tiên tiến nhất vào

công đoạn nuôi và chế biến tôm cá để tăng năng suất và giảm giá thành sản

phẩm tạo ra khả năng cạnh tranh cao hơn các nước xuất khẩu thủy sản khác31

.

IU. THỰC TRẠNG VẾ N Ă N G L ự c CẠNH TRANH CỦA C Á C DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG N H Ó M N G À N H DỊCH vụ

Trong nhóm ngành này tác giả sẽ đi sáu nghiên cứu 3 nhóm dịch vụ

chính đó là: Nhóm dịch vụ tiếp vận, Nhóm dịch vụ du lịch, Nhóm dịch vụ

tài chính.

1. N h ó m dịch vụ tiếp vận

Tiếp vận được hiểu là quá trình lập k ế hoạch, thực hiện và quản lý

dỏng luân chuyển và hùi trữ một cách hiệu q u ả và tiết kiệm chi phí nguyên

nhiên vật liệu, thành phẩm, hàng tồn kho và các thông tin liên quan từ nơi

sản xuất tới nơi tiêu thụ nhằm thoa mãn yêu cầu của khách hàng?2.

N h ó m các ngành dịch vụ tiếp vận bao gồm: (i) các dịch vụ giao nhận; (ii) dịch vụ phân phối và (iii) dịch vụ cảng và lưu kho cũng như (iv) các dịch vụ đầu vào (như vận tải, thông tin liên lạc.) và (v) các dịch vụ hỗ trợ, liên quan (chẳng hạn như dịch vụ máy tính, kinh doanh, tài chính...)-

* Về năng lực sản xuất:

a Dịch vụ giao nhận: Hiện nay, Hiệp hội giao nhận Việt Nam có 46

thành viên chính thức và 25 thành viên phụ thuộc bao gồm các nhà giao nhận liên doanh và trong nước. Nhìn chung, nhóm dịch vụ này ở Việt Nam mới bước đầu phát triửn nên phạm vi và quy m ô hoạt động còn nhỏ. Điều này chủ yếu do nhu cầu và khả năng tài chính của các doanh nghiệp trong nước chưa đủ lớn đử sử dụng dịch vụ này một cách hoàn chỉnh.

a Dịch vụ phân phối: Mặc dù phân phối là một khâu quan trọng trong nhóm dịch vụ tiếp vận nhưng tại Việt Nam vai trò của phân phối hiện nay trong chuỗi tiếp vận chưa thử hiện rõ ràng.

" Dịch vụ cảng và kho vận: Các cảng biửn chính phục vụ cho hoạt

động xuất nhập khẩu của Việt Nam nằm tại thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng, tương ứng chiếm 50- 6 0 % và 10-20% tổng số hàng thông qua cảng tính theo đơn vị tấn. Đố i với hàng container các cảng này chiếm tỷ phần cao hơn, tương ứng 8 0 % và 20%.

« Dịch vụ phụ trợ đầu vào: Trong dịch vụ này tác giả đi nghiên cứu sâu 2 nhóm dịch vụ chính đó là dịch vụ vận tải và dịch vụ điện tử hỗ trợ.

Dịch vụ vận tải hiện nay đang bắt đầu khá phát triửn, tuy nhiên vãn còn rất nhiều những khó khăn trước mắt cần phải khắc phục như vận tải đường sắt, vận tải đường bộ, vận tải đường biửn, vận tải hàng không. Đơn cử như vận tải đường biửn và hàng không, về vận tải đưng biển, theo số liệu của Cục hàng

hải Việt Nam, cả nước có 280 chủ tàu với số lượng 749 tàu trong đó chủ yếu là

doanh nghiệp nhà nước (159 chủ tàu hay chiếm hơn trên 90%). Tuổi bình. Do đó, thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước chưa phát triển nhiều. Điều này sẽ khiến cho các sản phẩm của nhóm ngành sẽ không đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm của các doanh nghiệp nước ngoài.

* Vê trình độ công nghệ và thiết bị:

Trong giai đoạn hiện nay công nghệ thông tin hầu như được áp dụng vào nhiều ngành nghề cũng như nhiều lĩnh vực và nhóm dịch vụ tiếp vận không nẻm trong ngoại lệ đó. Tuy nhiên đây vẫn còn là một lĩnh vực khá non trẻ nên khả năng cạnh tranh của nó còn yếu. Việc áp dụng công nghệ hiện đại chưa được phù hợp do các doanh nghiệp Việt Nam chưa có đủ thế và lực để sử dụng các công nghệ đó.

* Vẽ chất lượng nguồn nhãn lực:

Mặc dù có thêm nhiều loại hình công ty tham gia cung cấp dịch vụ tiếp vận trên thị trường hiện nay nhưng nhà nước vẫn chưa có nhiều ưu đãi đối với các doanh nghiệp Việt Nam cung cấp dịch vụ này. Do vậy mà chất lượng lao động chưa được quan tâm và chú trọng nhiều. Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa nhận thức được vai trò quan trọng của đội ngũ này trong chiến lược phát triển ngành của doanh nghiệp mình trong từng lĩnh vực.

2. N h ó m dịch vụ du lịch

Theo Pháp lệnh Du lịch Việt Nam: "Du lịch là hoạt động của con

người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu

tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định",

"Kinh doanh du lịch là việc thực hiện một, một s hoặc tất cả các công

đoạn của quá trình hoạt động du lịch hoặc thực hiện dịch vụ du lịch trên thị

trường nhằm mục đích sinh lợi".

Trong bối cảnh mới, du lịch hiện được coi là ngành kinh tế hàng đầu và việc phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn là một hướng chiến lược đòi hỏi phải có một tầm nhìn mới.

Từ năm 1990 đến nay du lịch nước ta đã có những bước phát triển vượt

bậc. Khách quốc tế tăng hơn l o lần, từ 250 nghìn lượt năm 1990 lên 2,63

triệu lượt năm 2002 và 2,93 triệu lượt năm 2004, tăng 20,5% so với năm

2003. Khách nội địa tăng 13 lần, từ Ì triệu lượt năm 2000 lên 13 triệu năm 2002 và 14,5 triệu lượt năm 2004, tăng 11,5% so với năm 2003. Hoạt động

du lịch thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế, với 329 doanh

nghiệp lữ hành quốc tế (trong đó có 123 doanh nghiệp nhà nước, 206 doanh

nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác) và 2462 doanh nghiệp lữ hành

nội địa (88 doanh nghiệp nhà nước, 581 công ty cổ phần, 1730 công ty

trách nhiệm hữu hạn và 63 doanh nghiệp tư nhân). Tính đến thời điểm hiện

nay hoạt động du lịch đã tạo ra hơn 700 nghìn việc làm trực tiếp và giao

tiếp cho nhiều tầng lớp dân cư đồc biệt là thanh niên và phụ nữ3 3 .

* Về khả năng cạnh tranh của sản phẩm:

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam - một số giải pháp nhìn từ góc độ quản lý con ngườiNâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam - một số giải pháp nhìn từ góc độ quản lý con người (Trang 44 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)