Cục Thống kê Hà Nội 2004.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam - một số giải pháp nhìn từ góc độ quản lý con ngườiNâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam - một số giải pháp nhìn từ góc độ quản lý con người (Trang 41 - 44)

chúng ta đã xuất khẩu được 3,5-4% triệu tấn (chiếm 20-25% tổng số lúa gạo làm ra), đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo. Mặt hàng này được coi là có sức cạnh tranh cao. Tuy vậy, nếu xem xét cụ thể, ta thấy hạn chế về năng lực cạnh tranh của mặt hàng này: về chất lượng chủyếu là xuất khẩu gạo tẻ thưững, về giá cả nhìn chung giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn gạo cùng loại của Thái Lan từ 10-20 USD/tấn. Do vậy, có những lúc Thái Lan cũng mua gạo của Việt Nam, rồi lại tái suất. về thị trưững, thị trưững không ổn định, theo đợt, dẫn đến bị động về nguồn và thị trưững. Tình trạng khan hiếm tạo nên các cơn sốt cũng như sự ứ đọng lương thực làm mất ổn định tình hình lương thực trong nước, gây khó khăn cho nông dân.

Cao su là mặt hàng có lợi thế cạnh tranh nằm ở chi phí nhân công thấp. Hạn chế về năng lực cạnh tranh của mặt hàng này là do năng suất và chất lượng thấp. Năng suất cao su Việt Nam đạt 545kg/ha, trong khi đó Thái Lan đạt 1480kg/ha, Indonesia đạt 742kg/ha, năng suất trung bình của thế giới là 910kg/ha.

Chè là mặt hàng được đánh giá có sức cạnh tranh cao. Tuy vậy, hạn chế của mặt hàng này là năng suất thấp, chỉ bằng 5 0 % năng suất chè của Ân Độ, Trung Quốc, Indonesia. Ngoài ra, giá chè xuất khẩu của Việt Nam thưững thấp hơn thế giới từ 600-1000USD/tấn.

Cà phê cũng là mặt hàng có sức cạnh tranh cao. Tuy vậy, thị trưững thế giới cho mặt hàng này lại không ổn định, cung lớn hơn cầu làm giảm giá liên tục. Loại cà phê Robusta là loại giảm nhanh nhất. Đây là loại dễ trồng, năng suất cao nhưng chất lượng thấp nên giá cũng rất thấp. Việt Nam chủ yếu trồng loại này, đương nhiên bị hạn chế về năng lực cạnh tranh. Một điểm yếu nữa là chúng ta thưững phải xuất qua trung gian ở dạng cà phê hạt. Điều này cũng hạn chế đáng kể sức cạnh tranh của mặt hàng này.

Trái cây - loại nông sản rất có tiềm năng của ta, do điều kiện địa lý tự nhiên thuận lợi của Việt Nam. Trong chiến lược phát triển nông sản hàng hoa Việt Nam, trái cây được coi là hàng hoa có nhiều triển vọng. Tuy vậy, hiện nay, mặt hàng này vẫn còn nhiều hạn chế: chưa hấp dẫn ngưữi tiêu

dùng nước ngoài, thậm chí còn phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của trái cây

nước ngoài ở thị trường nội địa; Trái cây Việt Nam còn mang nặng tính tự nhiên, giống cũ, chất lượng thấp nên gặp khó khăn trong cạnh tranh.

* Về thị trường tiêu thụ:

Trong nhóm hàng nông sản thì thị trường tiêu thữ sản phẩm vẫn được giữ vững và mở rộng. Cho đến năm 2004 các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu vào 164 nước và vùng lãnh thổ. N ă m thị trường xuất khẩu lớn: EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, ASEAN, Trung Quốc chiếm 6 8 % k i m ngạch xuất khẩu của Việt Nam đều có sự tăng trưởng cao, trong đó, EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản là những thị trường khó tính với nhiều rào cản kỹ thuật, còn ASEAN và Trung Quốc thì lại là những thị trường thường chỉ tạm nhập tái xuất. Hiện nay chúng ta cũng đang bước đầu thâm nhập vào một số thị trường mới

như: Nam Phi, Nam Mỹ2 3 .

* Vê trình độ công nghệ và thiết bị:

Công nghệ sau thu hoạch và chế biến đã được quan tâm nhưng nhìn chung trình độ công nghệ và thiết bị vẫn còn lạc hậu và kém phát triển, kém linh hoạt so với yêu cầu. Hàng nông sản của ta còn ở dạng thô và sơ chế là chủ yếu, tỷ trọng chế biến sâu mới đạt 25%. Hệ số sử dững công suất của nhà máy chế biến của ta thấp, chỉ đạt bình quân 50-60%, gây lãng phí và hao tốn nguyên - nhiên vật liệu cao, nhưng chất lượng chế biến còn thấp,

đặc biệt hao hữt và thất thoát sau thu hoạch cũng khá lớn (12-15%), có nhiều loại nông sản lên tới 18-20%.

* Về chất lượng nguồn nhãn lực :

Chi phí nhân công thấp thường được coi là thế mạnh của Việt Nam. Tuy nhiên nếu nhìn nhận về yếu tố chất lượng lao động, còn nhiều vấn đề phải bàn. Đặc biệt lao động trong nông nghiệp có trình độ văn hoa thấp: tỷ lệ người chưa tốt nghiệp tiểu học là 29,4%, tỷ lệ người tốt nghiệp phổ thông trung học là 11,11%. Hơn nữa, con số lao động chưa qua đào tạo nghề lên

2 3

tới 9 0 %2 4

. Chất lượng lao động trực tiếp thấp chắc chắn tác động không nhỏ tới đầu ra của sản phẩm.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam - một số giải pháp nhìn từ góc độ quản lý con ngườiNâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam - một số giải pháp nhìn từ góc độ quản lý con người (Trang 41 - 44)