NHNo & PTNT huyện Tháp Mười hoạt động chủ yếu trên địa bàn có nền kinh tế chủ yếu là công – thương nghiệp chưa phát triển mạnh với chức năng kinh doanh và phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương và được quản lý theo hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương.
Kết quả hoạt động của ngân hàng nó gắn liền với sự hưng thịnh và thăng trầm của nền kinh tế, nó chịu ảnh hưởng trực tiếp của các chính sách kinh tế xã hội của địa phương, trong quá trình hoạt động liên quan chặt chẽ với sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương. Do đó cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp cần nhận rõ vai trò của NHNo & PTNT huyện Tháp Mười đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương mình, còn bản thân NHNo & PTNT huyện Tháp Mười cũng phải thấy rõ trách nhiệm trong việc cung ứng vốn tác động đến phát triển kinh tế điạ phương.
Ngân hàng cở sở đề nghị chính quyền địa phương chỉ đạo các cơ quan chức năng, các tổ chức đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội phối hợp, hỗ trợ ngân hàng trong việc thực hiện hoạt động tiền tệ tín dụng trên địa bàn. Như thông qua các tổ chức đoàn thể, hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh... để tổ chức và xây dựng các tổ tín chấp vay vốn, tổ liên đới trách nhiệm.v.v... để huy động vốn và cho vay, thu nợ, thu lãi của ngân hàng.
Chỉ đạo ban quản lý dự án, phối hợp với ngân hàng trong việc tham gia các dự án đầu tư vốn cho những khu vực, những vùng kinh tế đã được quy hoạch và phê duyệt để đảm bảo quá trình thực hiện có hiệu quả.
86
Chỉ đạo ngành địa chính tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký giao dịch khi vay vốn và giải quyết những vấn đề khác thuộc địa phương quản lý liên quan đến hoạt động tín dụng.
Kết luận chương 3
Tóm lại, chương 3 đã trình bày định hướng hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Tháp Mười, qua đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trong thới gian tới, đồng thời nêu một số kiến nghị đối với NHNN, NHNo & PTNT Việt Nam, NHNo & PTNT tỉnh Đồng Tháp và các ngành, các bộ phận có liên quan.
87
KẾT LUẬN
Nền kinh tế thị trường đặt ra cho các ngân hàng thương mại những thuận lợi và thách thức mới vì hoạt động tín dụng của ngân hàng luôn gắn với mội trường cũng như các lĩnh vực của nền kinh tế. Mục tiêu kinh doanh hàng đầu của các ngân hàng thương mại là lợi nhuận, nhưng trên con đường tìm kiếm lợi nhuận, các ngân hàng thương mại luôn gặp phải một rào cản lớn, đó là rủi ro, đây là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên mức độ rủi ro đó còn phụ thuộc vào cơ chế quản lý, điều hành, quy trình, tác nghiệp các hoạt động ngân hàng cũng như môi trường kinh doanh của ngân hàng.
Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản đem lại lợi nhuận và cũng đem lại nhiều rủi ro trong hoạt động của ngân hàng. NHNo nói chung và NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tháp Mười nói riêng cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa, đặc biệt là trong việc giữ vững khách hàng truyền thống và nỗ lực vào đầu tư phát triển công nghệ, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực để có thể tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường cạnh tranh vô cùng gay gắt và khốc liệt như hiện nay.
Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, luận văn đã rút ra một kết luận sau:
Thứ nhất, hệ thống hoá những luận điểm cơ bản về tín dụng Ngân hàng, hiệu quả hoạt động TDNH và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động TDNH. Từ đó đưa ra những cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý, chỉ đạo thực hiện về nâng cao hiệu quả TDNH.
Thứ hai, từ lý luận và thực tiễn đã soi rọi vào thực tiễn của hoạt động NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tháp Mười, phân tích, đánh giá toàn diện thực tình hình hoạt động của Ngân hàng, đặc biệt luận văn đi sâu vào nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng, hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng, phát hiện ra những tồn tại, tìm nguyên nhân để đưa ra những biện pháp hạn chế và khắc phục.
Thứ ba, từ cơ sở lý luận và thực trạng của Ngân hàng trong những năm gần đây, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tháp Mười. Việc nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng là yêu cầu mang tính cấp thiết cho NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tháp Mười và cho nền kinh tế
88
huyện vì nó không những mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng mà còn phục vụ trực tiếp cho CNH - HĐH trên địa bàn. Tuy nhiên, để giải quyết một cách hoàn chỉnh các vấn đề có liên quan đến nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng, đòi hỏi không chỉ có nỗ lực của bản thân Ngân hàng mà cần có sự giúp đỡ của nhà nước và sự phối hợp chặt chẽ của các ngành khác trong nền kinh tế.
Luận văn được viết trên cơ sở kết hợp lý thuyết về hoạt động tín dụng trong kinh doanh ngân hàng cùng với kiến thực học tập từ nhà trường, nghiên cứu thực tiễn, kinh nghiệm làm việc của bản thân và sự hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn, tác giả hoàn thành luận văn của mình. Song với luận văn chỉ nghiên cứu thực tiển ở phạm vi nhỏ huyện Tháp Mười cho nên kết quả nghiên cứu chỉ đạt ở mức độ nhất định và không tránh khỏi khiếm khuyết tồn tại. Do đó, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến để cho luận văn được hoàn thiện hơn.
vii
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNNo&PTNT chi nhánh Tháp Mười năm 2012,2013,2014.
2. Bảng cân đối kế toán của NHNNo&PTNT chi nhánh Tháp Mười năm 2012,2013,2014
3. Báo cáo cuộc họp đại hội đồng thường niên 2014 NHNNo&PTNT chi nhánh Tháp Mười.
4. Nguyễn Kim Anh (2004), “Phát triển các nghiệp vụ tín dụng của các NHTM Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân.
5. Nguyễn Hữu Huấn (2005), “Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ, Học viện Ngân hàng.
6. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Quyết định 32/2014/QĐ- HĐTV-KHDN về chính sách tín dụng; Quyết định 35/2014/QĐ- HĐTV-KHDN về giao dịch đảm bảo trong hệ thống ngân hàng Nông nghiệp;Quyết định 66/2014/QĐ- HĐTV-KHDN ban hành quyết định cho vay đối với khách hàng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
7. PGS.TS.Trần Huy Hoàng (2011),”Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại”, TP.HCM, Nhà xuất bản lao động xã hội.
8. Tài liệu: Hội Nghị triển khai hoạt động kinh doanh năm 2012, 2013, 2014 của NHNNo&PTNT chi nhánh Tháp Mười.
9. Võ Việt Hùng (2009), “Giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.