Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ngân hàng

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tháp mười (Trang 26 - 31)

1.2.2.1 Chỉ tiêu định tính

Nhóm chỉ tiêu này nhằm đánh giá việc chấp hành các văn bản pháp như: luật NH và luật các tổ chức tín dụng, các qui chế, nguyên tắc, qui trình nghiệp vụ, chế độ tín dụng và các văn bản chỉ đạo của NH cũng như của Chính phủ trong quá trình thực hiện qui trình cho vay.

*Bảo đảm nguyên tắc cho vay

Tín dụng là hoạt động sinh lời lớn nhất song rủi ro cao nhất cho NHTM. Rủi ro này có rất nhiều nguyên nhân, đều có thể gây ra tổn thất, làm giảm thu nhập của ngân hàng. Ngân hàng là một tổ chức tài chính đặc biệt, hoạt động của nó ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước, do vậy, nguyên tắc cho vay là một nguyên tắc quan trọng đối với mỗi ngân hàng. Để đánh giá chất lượng một khoản cho

16

vay, đầu tiên cần xem xét khoản cho vay đó có đảm bảo nguyên tắc cho vay hay không.

Hai nguyên tắc cho vay là: (1)Hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng; (2) Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.

* Tuân thủ quy trình cho vay

Đối với NHTM, quy trình tín dụng đảm bảo việc thực hiện các hoạt động tín dụng theo một quy trình thống nhất, chặt chẽ, hiệu quả nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong công tác quản lý hoạt động tín dụng an toàn, chất lượng.

Quy trình tín dụng là các bước được thực hiện tuần tự từ bước tiếp nhận hồ sơ, thẩm định hồ sơ, phân tích khách hàng, ký kết hợp đồng tín dụng, giải ngân và kiểm soát khi cấp tín dụng cho đến bước cuối cùng là thu nợ hoặc đưa ra các phán quyết tín dụng mới.

Ngân hàng thực hiện theo đúng quy trình tín dụng, tức là việc thực hiện phải logic, bài bản, giúp cho ngân hàng đánh giá đúng tình hình về khách hàng từ đó ra quyết định tài trợ hợp lý, đảm bảo an toàn cho ngân hàng, hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Ngược lại, nếu ngân hàng thực hiện tài trợ không theo quy trình tín dụng (có thể chỉ thực hiện một số bước, bỏ qua một số bước khác) thì có thể gây ra cho ngân hàng những rủi ro trong hoạt động tín dụng, hạn chế chất lượng tín dụng.

Như vậy, việc chấp hành các quy trình tín dụng có ý nghĩa quan trọng, nó là nền tảng, là thước đo để đánh giá chất lượng tín dụng.

* Chính sách cho vay của ngân hàng

Là một hệ thống các biện pháp liên quan đến việc khuếch trương hay hạn chế tín dụng do ban lãnh đạo NH vạch ra để đạt được mục tiêu đã định. Bao gồm các yếu tố giới hạn mức cho vay đối với một khách hàng, kỳ hạn, lãi suất, lệ phí của khoản vay, các loại cho vay được thực hiện, sự đảm bảo và khả năng thanh toán của khách hàng, hướng giải quyết phần cho vay vượt quá giới hạn, các khoản nợ quá hạn… Như vậy, chính sách cho vay ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động cho vay, là yếu tố

17

định hướng cho hoạt động của cán bộ tín dụng trong việc cho vay đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đạt được mục tiêu hoạt động của ngân hàng.

* Mức độ đáp ứng kịp thời nhu cầu tài trợ của khách hàng

Chất lượng tín dụng của ngân hàng đối với khách hàng được đánh giá là tốt khi ngân hàng có khả năng đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu vay vốn hợp lý của khách hàng. Để đảm bảo được điều đó, ngân hàng cần phải có hệ thống phân tích, đánh giá, dự báo nhu cầu tín dụng của khách hàng một cách nhanh chóng và chính xác, từ đó nâng cao chất lượng tín dụng.

* Đóng góp vào sự phát triển kinh tế địa phương

Chất lượng tín dụng của ngân hàng được đánh giá là tốt khi nó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Phát triển kinh tế địa phương cũng là mục tiêu hướng tới của mọi chủ thể trong nền kinh tế trong đó có ngân hàng.

1.2.2.2 Các chỉ tiêu định lượng

Chất lượng tín dụng là một phạm trù hết sức trừu tượng và phức tạp. Do đó để đánh giá chất lượng tín dụng một cách chính xác tương đối người ta phải dựa vào các tiêu thức sau :

* Doanh số cho vay và thu nợ

- Doanh số cho vay: là chỉ tiêu phản ánh lượng vốn cho vay của ngân hàng đối với nền kinh tế trong từng thời kỳ. Con số này dùng để phản ánh quy mô và xu hướng cho vay của ngân hàng trong năm là mở rộng hay thu hẹp. So sánh giữa các năm để thấy được xu hướng hoạt động cho vay trong từng thời kỳ. Doanh số cho vay phụ thuộc vào quy mô, chính sách cho vay của ngân hàng, chu kỳ kinh tế, môi trường pháp lý.

-Doanh số thu nợ: là tổng số tiền mà ngân hàng đã thu được trong kỳ từ người cho vay trả cho ngân hàng, bao gồm cả nợ kỳ trước mà ngân hàng đã thu được trong kỳ này. Mọi khoản vay đều phải thu nợ theo đúng kỳ hạn và kỳ hạn nợ đã ghi trong sổ vay vốn hoặc khế ước, khách hàng được trả nợ trước hạn.

18

* Dư nợ và kết cấu dư nợ

Chỉ tiêu tổng dư nợ phản ánh số tiền ngân hàng cấp cho nền kinh tế tại một thời điểm. Tổng dư nợ bao gồm dư nợ ngắn hạn, trung và dài hạn. Tổng dư nợ thấp chứng tỏ ngân hàng hoạt động tín dụng kém, không có khả năng mở rộng, trình độ của các cán bộ ngân hàng thấp. Tuy nhiên chỉ tiêu này càng cao thì chất lượng tín dụng càng cao, tuy nhiên những khoản tín dụng này còn chứa đựng những khoản rủi ro mà ngân hàng phải gánh chịu.Tổng dư nợ của NH khi so sánh với thị phần tín dụng của các NH trên địa bàn sẽ cho chúng ta biết được dư nợ của NH là cao hay thấp.

Dư nợ cho vay = Dư nợ đầu kỳ + Doanh số cho

vay trong kỳ - Doanh số thu nợ Kết cấu dư nợ phản ánh tỷ trọng của các loại dư nợ trong tổng dư nợ. Phân tích kết cấu dư nợ trong tổng dư nợ cho thấy ngân hàng chủ yếu tập trung vào loại hình vay nào, đồng thời cũng cho ngân hàng biết cần đẩy mạnh cho vay theo loại hình nào để cân đối với thực lực của ngân hàng. Kết cấu dư nợ khi so sánh với kết cấu nguồn vốn huy động cho biết loại hình cho vay nào chứa nhiều rủi ro nhất.

* Hiệu suất sử dụng vốn huy động

Chỉ tiêu này cho biết ngân hàng cho vay được bao nhiêu so với nguồn vốn huy động được. Nó còn nói lên hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng, thể hiện ngân hàng đã chủ động trong việc tích cực tạo ra lợi nhuận từ nguồn vốn huy động hay chưa.

Hệ suất sử dụng vốn huy động trong kỳ =

Dư nợ cho vay trong kỳ Nguồn vốn huy động

trong kỳ

Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt bởi vì nếu chỉ tiêu này quá lớn sẽ cho thấy khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngân hàng có thể gặp rủi ro thanh khoản. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này quá nhỏ cho thấy ngân hàng sử dụng vốn không hiệu quả, chưa tận dụng hết nguồn vốn. Chỉ tiêu này lớn thể hiện khả năng tranh thủ vốn huy động, nếu chỉ tiêu này lớn hơn 1 thì ngân hàng chưa thực hiện tốt việc huy động vốn, vốn huy động tham gia cho vay ít, khả năng huy động vốn của ngân hàng chưa tốt, nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thì ngân hàng chưa sử dụng hiệu quả toàn bộ nguồn vốn huy động, gây lãng phí.

19

* Nợ quá hạn và nợ xấu

+ Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và lãi, hoặc lãi đã quá hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn là một chỉ tiêu quan trọng cho phép đánh giá chất lượng tín dụng. Theo quy định chung của NHNN, các ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ >=7% được xem là NH yếu kém. Nếu chỉ số này <=5%, ngân hàng đó được đánh giá là ngân hang có nghiệp vụ tín dụng tốt, chất lượng cho vay cao và nhận được nhiều thang điểm trong bảng xếp hạng ngân hàng.

Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn

x 100 Tổng dư nợ

+ Nợ xấu theo Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD ban kèm theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN, Thông tư 09/2014/TT-NHNN của NHNN Việt Nam là “các khoản nợ thuộc các nhóm nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3), nợ nghi ngờ (nhóm 4) và nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5).

+ Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ: Đây là chỉ tiêu phản ánh chung tỷ lệ của toàn bộ các khoản nợ xấu của ngân hàng so với tổng dư nợ.

Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu

x 100 Tổng dư nợ

+ Tỷ lệ xóa nợ ròng/tổng dư nợ: Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu nợ từ các khoản nợ đã chuyển ra ngoại bảng và đang được NH sử dụng biện pháp mạnh để theo dõi.

Đây là chỉ tiêu quan trọng, là cơ sở để đánh giá chất lượng tín dụng của một ngân hàng vì các khoản tín dụng được cấp mà không được xem xét kỹ lưỡng về mục đích sử dụng, uy tín của khách hàng cũng như khả năng tài chính của họ để từ đó có được quyết định chính xác về số tiền cho vay, thời hạn vay, cách thức trả nợ… cũng như việc giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn của khách hàng thì chắc chắn ngân hàng sẽ khó thu hồi được vốn và lãi theo đúng thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng, tức là có thể coi việc không đảm bảo chất lượng tín dụng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến nợ quá hạn cho ngân hàng.

20

Thu nhập từ hoạt động tín dụng của ngân hàng chủ yếu từ hoạt động cho vay, chiếm tỷ trọng khoảng 70% trong tổng thu nhập của ngân hàng. Do đó, với một ngân hàng có chất lượng tín dụng tốt sẽ được thể hiện thông qua thu nhập từ hoạt động cho vay tăng trưởng ổn định. Lợi nhuận do tín dụng mang lại cho ngân hàng khả năng phát triển và sự an toàn của đồng vốn cho vay.

Thu nhập từ hoạt động tín dụng = Lãi từ hoạt động tín dụng Tổng thu nhập

* Hệ số thu nhập trên chi phí của hoạt động tín dụng (H2): chỉ tiêu này so sánh thu nhập đạt được của hoạt động tín dụng với chi phí bỏ ra.

H2 = Thu nhập của hoạt động tín dụng

x 100 Chi phí cho hoạt động tín dụng

Chỉ tiêu này lớn hơn 1, phản ánh hoạt động tín dụng có hiệu quả và ngược lại, hoạt động tín dụng của ngân hàng không có hiệu quả. Đây là chỉ tiêu được xem là quan trọng nhất phản ảnh mức độ hiệu quả của hoạt động TDNH cao hay thấp và là chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả tổng hợp của các chỉ tiêu trên, đồng thời cũng là chỉ tiêu cơ sở để đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả kế tiếp.

* Doanh lợi hoạt động tín dụng: chỉ tiêu doanh lợi hoạt động tín dụng cho biết khi ngân hàng đầu tư 100 đồng vốn tín dụng thì thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận tín dụng.

Doanh lợi hoạt động tín dụng =

Lợi nhuận từ hoạt động

tín dụng x 100

Dư nợ tín dụng

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tháp mười (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)