Thực trạng vốn tín dụng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn Việt

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tháp mười (Trang 36 - 64)

những năm gần đây

Xét trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam thời gian qua, nông nghiệp là ngành giữ được tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định, đảm bảo cân bằng cho nền kinh tế. Điều đó khẳng định vai trò của nông nghiệp, nông thôn cũng như tiềm năng phát triển của khu vực này. Phát triển nông nghiệp đòi hỏi nhu cầu vốn lớn, tuy nhiên, tỷ lệ vốn tự có của người dân Việt Nam tham gia vào sản xuất hiện nay còn ở mức thấp nên nguồn vốn tín dụng được xem là nguồn vốn chủ yếu. Vốn tín dụng giúp đẩy nhanh quá

26

trình đầu tư vào sản xuất quy mô lớn, đầu tư khoa học kĩ thuật cho sản xuất nông nghiệp, qua đó, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn, thúc đẩy sự phát triển khu vực nông thôn.

- Dư nợ tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn liên tục tăng với tốc độ tăng trưởng cao hơn so với mức tăng tín dụng của toàn nền kinh tế.

Nếu như giai đoạn 2007- 2009, tăng trưởng tín dụng nền kinh tế luôn cao hơn tăng trưởng tín dụng nông nghiệp, thì trong giai đoạn 2010- 2013, diễn biến hoàn toàn ngược lại. Đặc biệt là năm 2012, nếu như tốc độ tăng trưởng tín dụng của toàn nền kinh tế chỉ là 8,9% thì tốc độ tăng trưởng tín dụng nông nghiệp cao hơn gấp hơn 5 lần, đạt 47,55%. Tính đến hết năm 2013, sau hơn 3 năm triển khai Nghị định 41/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, dư nợ cho vay trong lĩnh vực này đã tăng gấp gần 2,29 lần và đạt 671.986 tỷ đồng.

Đến tháng 9/2014, dư nợ tín dụng nông nghiệp, nông thôn đạt 718.353, tăng 6,9% so với năm trước. Tỷ lệ này tuy có thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế, song số liệu đến cuối năm có thể thay đổi. Tính chung 5 năm, tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn liên tục tăng trưởng với tốc độ tăng bình quân khoảng 20%, cao hơn tất cả các ngành nghề khác trong nền kinh tế.

Những chính sách kịp thời của Chính phủ và Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam (NHNN) đã góp phần quan trọng vào kết quả trên. NHNN đã ban hành chỉ thị về thực hiện giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội. Theo đó, NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng (TCTD) tập trung ưu tiên vốn tín dụng cho sản xuất, kinh doanh, khu vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đồng thời, NHNN đã kiểm soát chặt chẽ, giảm cho vay vào lĩnh vực bất động sản và chứng khoán, về mức khoảng 7%; có khung chính sách tín dụng đặc thù cho ngành lĩnh vực có tầm chiến lược và quan trọng của đất nước như cho vay sản xuất lúa gạo, thủy sản, chăn nuôi gia súc, nhà ở cho người nghèo góp phần tăng trưởng kinh tế nông nghiệp, ngành kinh tế làm nên ổn định cho nền kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội nhiều năm qua. Để khuyến khích hệ thống ngân hàng tập trung vốn cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, NHNN đã triển khai một số cơ chế chính sách ưu đãi đối với các TCTD

27

cho vay nông nghiệp, nông thôn: (i) Áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc (DTBB) bằng VNĐ ở mức thấp đối với các TCTD có tỷ trọng dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn cao; (ii) Tái cấp vốn cho TCTD cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn phù hợp với mục tiêu, biện pháp điều hành chính sách tiền tệ; các khoản cho vay này được ưu tiên về thời hạn và nguồn vốn cho vay so với các lĩnh vực khác. NHNN cũng đề nghị các TCTD xem xét, điều chỉnh, giảm lãi suất cho vay nhằm chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp và người dân. Hiện nay các mức lãi suất cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thấp hơn so với lãi suất cho vay thông thường (Thông tư số 08/2014/TT- NHNN).

- Khách hàng của tín dụng nông thôn chủ yếu là hộ gia đình sản xuất nông nghiệp và doanh nghiệp nhỏ.

Các nông hộ thường sống ở các vùng nông thôn, xa xôi, đi lại gặp nhiều khó khăn, điều kiện sinh hoạt còn nhiều hạn chế. Khả năng tài chính khách hàng yếu kém, năng lực sản xuất nhỏ bé, sản xuất kinh doanh còn theo tập quán, phong trào, trình độ nhận thức có nhiều hạn chế nên việc tổ chức sản xuất kinh doanh, vận dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất chưa đạt hiệu quả cao. Đặc điểm này phần nào ảnh hưởng đến kết quả sử dụng vốn vay của khách hàng, đưa đến rủi ro tín dụng cho các tín dụng nông thôn. Vấn đề này đặt ra cho cán bộ tín dụng phải chú ý khâu kiểm tra sau khi cho vay để kịp thời hướng dẫn, tư vấn khách hàng trong quá trình tổ chức sản xuất, nhằm đảm bảo an toàn trong việc sử dụng vốn và thực hiện mục tiêu hỗ trợ thành viên phát triển kinh tế hộ gia đình. Chính vì quy mô sản xuất kinh doanh của bên vay vốn đa số còn nhỏ nên vốn tự có và tài sản đảm bảo của các khách hàng nhóm này rất hạn chế. Do đó, việc vay vốn bổ sung khi tăng quy mô sản xuất kinh doanh rất khó thực hiện. Tuy nhiên, tín dụng nông thôn cũng có thuận lợi là có điều kiện gần gũi, hiểu rõ khách hàng, thành viên hơn vì cùng sống chung trong khu vực làng, xã.

- Sản phẩm của nông nghiệp thường bị chịu nhiều rủi ro từ thiên tai, mùa vụ cho đến giá cả thị trường mà bản thân người nông dân không thẻ dự báo được, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến vốn đầu tư của các ngân hàng thương mại.

28

Rủi ro tín dụng nông nghiệp, nông thôn được thể hiện chủ yếu qua con số nợ xấu mà khu vực kinh tế này phải đối mặt. Nếu so sánh với các ngành kinh tế khác, tín dụng nông nghiệp, nông thôn được xem là khu vực cho vay hiệu quả, hay nói cách khác, rủi ro cho vay là thấp nhất (Hình 1.1).

Điều này cho thấy, mặc dù phải đối mặt với nhiều rủi ro như vòng quay vốn chậm, rủi ro thiên tai, dịch bệnh, chính sách… nhưng tín dụng nông nghiệp, nông thôn, đối với các NHTM lại có mức độ rủi ro thấp hơn so với các lĩnh vực, ngành nghề khác. Tính đến hết năm 2013, tổng dư nợ cho vay các chương trình tín dụng chính sách đạt 121.696 tỷ đồng, tuy nhiên, nợ quá hạn chỉ chiếm 0,79% tổng dư nợ, tức là khoảng 961 tỷ đồng. Đáng chú ý, tỷ lệ nợ xấu của Lai Châu chỉ chiếm 0,82% trong tổng số dư nợ 10.504 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu ở Điện Biên chỉ 0,29% trong tổng dư nợ 7.864 tỷ đồng… Những con số trên cho thấy, đầu tư vào nông nghiệp, đặc biệt là ở các tỉnh vùng sâu, vùng xa không chỉ mang lại lợi ích về xã hội mà còn đi kèm những lợi ích về kinh tế, hiệu quả đầu tư tương đối khả quan.

Hình 1.1: Tỷ lệ nợ xấu trong TD nông nghiệp, nông thôn và toàn nền kinh tế (%)

- Lãi suất trên thị trường TD nông thôn thường đa dạng, phong phú; vừa tuân thủ lãi suất kinh doanh vừa tuân thủ lãi suất ưu đãi

Lãi suất trên thị trường TD nông thôn được áp dụng song hành 2 loại: lãi suất tín dụng thương mại và lãi suất ưu đãi. Do những điều kiện khách quan và chủ quan về

29

địa lý, lịch sử, xã hội… khu vực nông nghiệp, nông thôn có xu hướng phát triển chậm hơn so với các khu vực kinh tế khác. Trên thế giới, nhiều nước đã áp dụng hai loại lãi suất trên thị trường TD nông thôn nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn, ổn định xã hội. Ở Việt Nam, Đảng, Nhà nước đã ban hành chủ trương, chính sách, trong đó có chính sách tài chính - tiền tệ, thực hiện nhiệm vụ điều tiết vĩ mô, thúc đẩy CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn, phát triển sản xuất nông nghiệp và ngành nghề phi nông nghiệp; thu hẹp dần khoảng cách giàu - nghèo giữa các khu vực trong cả nước; thực hiện công bằng xã hội. Vì vậy, lãi suất cho vay được áp dụng trên thị trường TD nông thôn vừa hàm chứa sự nâng đỡ, hỗ trợ, vừa định hướng kích thích tăng trưởng nguồn vốn tự có của từng hộ gia đình. Hay nói một cách khác, cụ thể hơn: lãi suất cho vay trên thị trường TD nông thôn vừa mang tính ưu đãi vừa mang tính thương mại là cần thiết, thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế gắn với phát triển xã hội bền vững.

Hình 1.2: Tốc độ tăng trưởng tín dụng nông nghiệp, nông thôn (2007-Tháng 9/2014)

- Nguồn vốn tín dụng tiếp tục tăng đối với các vùng, khu vực sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá quy mô lớn.

30

Tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đã từng bước được tập trung và đi sâu vào những khu vực, ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như nông, lâm, thủy sản với tỷ trọng luôn duy trì ở mức trên 20% trong những năm gần đây. Tính đến hết tháng 9/2014, tỷ trọng vốn tín dụng đầu tư vào vùng ĐBSCL là gần 332.600 tỷ đồng (46,3%), tiếp theo là khu vực miền núi phía Bắc với tỷ lệ 19,21%. Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng và khu vực miền Trung là những khu vực có tỷ lệ vốn tín dụng thấp nhất và tương đối đều nhau (hình 1.2)

Hình 1.3: Dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn các vùng, miền tháng 9-2014

- Cho vay lĩnh vực nông nghiệp đã được mở rộng ở hầu hết các NHTM.

Việc đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 41//2010/NĐ- CP đã thu hút sự tham gia tích cực của các TCTD. Nếu như trước đây, việc cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tập trung chủ yếu vào Agribank và Ngân hàng Chính sách xã hội thì đến nay, cho vay lĩnh vực nông nghiệp đã được mở rộng ở hầu hết các ngân hàng thương mại (NHTM). Trong số này, Agribank là ngân hàng đi đầu và có tỷ trọng cho vay đối với lĩnh vực này ở mức cao nhất (khoảng 70% dư nợ), chiếm 14,74% thị phần (tháng 01/2014). Tiếp theo là NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), NHTMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank), NHTMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB). Trong thời gian qua, NHTMCP Bưu điện Liên Việt là ngân hàng có mức tăng trưởng tín dụng nông nghiệp, nông thôn cao nhất, gấp 4 lần so với trước khi triển khai Nghị định 41; do đó, tỷ trọng vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn của ngân hàng này trong năm 2014 tương đương 40% tổng dư nợ cho vay.

31

Hình 1.4: Thị phần tín dụng nông nghiệp, nông thôn tháng 1-2014

- Hoạt động của thị trường TD nông thôn không tách rời hoạt động của thị trường tài chính, chịu sự chi phối không chỉ của chính sách tài chính - tiền tệ mà còn bị chi phối của hàng loạt chính sách (chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn; chính sách đầu tư, chính sách đất đai, chính sách thuế…). thị trường TD nông thôn hoạt động trong khung khổ pháp luật của Nhà nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.4 Kinh nghiệm hoạt động tín dụng của một số ngân hàng thương mại trong và ngoài nước

1.4.1 Kinh nghiệm từ hoạt động của NHNo& PTNT chi nhánh Quảng Nam đối với

lĩnh vực NNNT

Để đẩy mạnh HĐTD đối với lĩnh vực NNNT trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, NHNo& PTNT chi nhánh Quảng Nam đã thực hiện đồng bộ các giải pháp cụ thể sau:

- Lựa chọn cán bộ có phẩm chất, có năng lực chuyển sang làm cán bộ tín dụng để cho vay đối với lĩnh vực NNNT, đảm bảo mỗi xã có một cán bộ tín dụng phụ trách.

- Mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh bằng cách củng cố lại các phòng giao dịch, thành lập thêm các bàn huy động tiết kiệm tại cụm dân cư thành lập các phòng giao dịch liên xã, khu vực đảm bảo bình quân 4-6 xã có một điểm giao dịch. Thực hiện huy động vốn, cho vay, thu nợ tại khu vực phân công.

- Thực hiện một số mô hình chuyển tải vốn tín dụng cho các hộ SXKD vay vốn, những hộ có nhu cầu vay lớn thì ngân hàng trực tiếp cho vay, các hộ nhỏ vay lẻ, ít thì

32

thông qua tổ, nhóm tương hỗ, tín chấp. Tìm tòi các hình thức cho vay với kỳ hạn và quy mô khoản vay phù hợp với đặc điểm SXKD của các hộ.

- Tăng cường quản lý, kiểm tra giám sát, thực hiện nghiêm túc các văn bản qui định và sự chỉ đạo của ngân hàng cấp trên.

- Có cơ chế phối hợp với các tổ chức đoàn thể như Hội nông dân, Hội phụ nữ để hướng dẫn và trợ giúp về mặt kỹ thuật đối với các hộ nông dân, hộ SXKD. Thông qua các tổ chức đoàn thể này để giám sát việc sử dụng vốn, đôn đốc thu nợ, thu lãi và trợ giúp về tìm kiếm thị trường, tiêu thụ sản phẩm.

1.4.2 Kinh nghiệm từ NHNo&PTNT chi nhánh Bình Định

Để nâng cao hiệu quả HĐTD đối với lĩnh vực NNNT, các chi nhánh NHNo trên địa bàn tỉnh Bình Định đã thực hiện các biện pháp sau:

Một là: Bám sát các Nghị quyết, chủ trương, đường lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước, bám sát định hướng, mục tiêu phát triển của ngành, từ đó xác định mục tiêu, kế hoạch, nhiệm vụ cho chi nhánh phù hợp trong từng giai đoạn.

Hai là: Lãnh đạo các chi nhánh phải có sự chỉ đạo tập trung theo các chương trình, mục tiêu đã đề ra. Có những giải pháp thích hợp tạo nguồn lực và động lực cho hoạt động kinh doanh. Phát hiện và xử lý kịp thời các tình huống xảy ra.

Ba là: Thường xuyên coi trọng việc xây dựng đoàn kết nội bộ từ lãnh đạo đến nhân viên trên cơ sở thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở. Chăm lo xây dựng đội ngũ nhân lực có đạo đức nghề nghiệp và kiến thức vững vàng. Tăng cường sự lãnh đạo thống nhất giữa cấp uỷ Đảng, chuyên môn và đoàn thể. Phân công công việc phù hợp, gắn trách nhiệm cá nhân với quyền lợi vật chất và tinh thần.

Bốn là: Nhanh chóng hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ và xử lý triệt để các tồn tại sau kiểm tra.

Năm là: Tổ chức tốt khâu tiếp thị và phục vụ khách hàng, đáp ứng được nhiều tiện ích, cung cấp được nhiều dịch vụ phù hợp với nhu cầu cuộc sống mới.

Sáu là: Thường xuyên phát động các phong trào thi đua nhằm động viên cán bộ nhân viên, người lao động hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

33

1.4.3 Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả tín dụng của NHTM ở Thái Lan

Mặc dù có bề dày hoạt động trăm năm nhưng vào năm 1997-1998, hệ thống ngân hàng Thái Lan vẫn bị chao đảo trước cơn khủng hoảng tài chính-tiền tệ. trước tình hình đó các NH Thái Lan đã có một loạt thay đổi căn bản trong hệ thống tín dụng.

Thứ nhất: Tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận và tuân thủ các khâu trong quy trình giải quyết các khoản vay. Có thể thấy điều này ở các ngân hàng Bangkok bank và Siam Commercial Bank (SCB). Còn quy trình cho vay của Kasikom Bank lại được tổng kết như sau: tiếp xúc KH/phân tích tín dụng/thẩm định tín dụng/đánh giá rủi ro/quyết định cho vay/thủ tục giấy tờ đánh giá chất lượng/xem lại khoản vay.

Thứ hai: Tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong tín dụng.

Rất nhiều NH của Thái Lan trước đây chỉ quan tâm đến tài sản thế chấp, không quan tâm đến dòng tiền của khách hang vay. Vì thế, hậu quả tín dụng là nợ xấu có lúc lên tới 40% (1997-1998). Sở dĩ có điều này là do một số ngân hàng đã không tuân thủ

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tháp mười (Trang 36 - 64)