2.2.7.1 Tình hình sử dụng vốn sai mục đích
Trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thì mục đích sử dụng vốn của khách hàng là một căn cứ quan trọng để ngân hàng quyết định có cấp vốn hay không, khối lượng vốn được cấp, thời hạn cho vay, cách thức trả nợ… vì mục đích sử dụng vốn của khách hàng quyết định đến hiệu quả việc sử dụng vốn vay của khách hàng, thu nhập khách hàng có được từ viếc sử dụng vốn vay từ đó quyết định đến khả năng trả nợ đầy đủ và đúng hạn cho ngân hàng. Vì vậy với mỗi khoản vốn được cấp cho khách hàng bị sử dụng sai mục đích sẽ gây cho ngân hàng không ít khó khăn trong việc thu hồi vốn và lãi dẫn đến tổn thất cho ngân hàng cho nên các ngân hàng thương mại rất coi trọng và cẩn thận trong việc xác định chính xác mục đích sử dụng vốn của khách hàng ngay từ khi xem xét điều kiện để cấp vốn và trong suốt quá trình cấp vốn cho khách hàng. Tuy nhiên với số lượng cán bộ tín dụng còn hạn chế và sự đa dạng về mục đích sử
63
dụng vốn của khách hàng đặc biệt là sự thiếu trung thực của một bộ phận khách hàng đã gây không ít khó khăn cho ngân hàng trong việc giám sát mục đích sử dụng vốn của từng khoản vay riêng biệt nên vẫn có một số khoản vay khách hàng sử dụng vốn sai mục đích mà Ngân hàng vẫn không phát hiện được. Do đại đa số đời sống của nông còn ở mức thấp, năng lực tài chính kém, một bộ phận vốn tín dụng thương mại đầu tư cho hộ nông dân đã trở thành vốn tiêu dùng (không phải là tín dụng đầu tư cho phát triển), nên khả năng trả nợ (gốc và lãi) rất khó khăn, do đó nhiều khoản vay này khi đến thời hạn trả nợ phải thông qua thị trường tín dụng không có tổ chức ( thị trường tín dụng trôi nổi). NHNo & PTNT huyện Tháp Mười có khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp. Vì vậy ngân hàng luôn coi trọng và giám sát chặt chẽ mục đích sử dụng vốn của khách hàng để có biện pháp phòng ngừa, phân loại khách hàng tránh thiệt hại lớn có thể xảy ra.
Bảng 2.12: Tình hình sử dụng vốn sai mục đích tại CN ( 2012 – 2014)
Đơn vị: Triệu đồng
Năm Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Tổng dư nợ 1.029.559 1.272.535 1.707.615
Dư nợ vốn sử dụng sai mục đích 1.235 1.273 1.366
Tỷ lệ sử dụng vốn sai mục đích (%) 0,12 0,1 0,08
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh qua các năm 2012-2014)
Qua biểu trên ta thấy tổng dư nợ vốn sử dụng sai mục đích của NHNo & PTNT huyện Tháp Mười tăng qua các năm. Năm 2013, tổng dư nợ vốn sử dụng sai mục đích là 1.273 triệu tăng so với năm 2012 là 38 triệu đồng. Năm 2014, tổng dư nợ vốn sử dụng sai mục đích tăng so với năm 2013 là 93 triệu đồng lên đến 1.366 triêụ đồng, nhưng tỷ lệ vốn sử dụng sai mục đích lại liên tục giảm qua các năm từ 0,12% năm 2012 xuống còn 0,1% năm 2013 và 0,08% năm 2014. Như vậy chất lượng tín dụng của ngân hàng đã được cải thiện qua từng năm cùng với việc mở rộng tín dụng. Tuy nhiên hiện tượng sử dụng vốn sai mục đích vẫn còn tồn tại tức là rủi ro cho ngân hàng vẫn còn tiềm ẩn, điều này đòi hỏi ngân hàng vẫn phải có những biện pháp tốt hơn để
64
nâng cao chất lượng tín dụng như thu thập đầy đủ và chính xác thông tin về khách hàng, không ngừng nâng cao trình độ cán bộ tín dụng, đặc biệt là trình độ thẩm định, tiến hành phân loại khách hàng đồng thời thực hiện tốt việc giám sát mục đích sử dụng vốn của khách hàng…
Trong năm 2013, trong tổng số 1.273 triệu dư nợ vốn sử dụng sai mục đích đã có 640 triệu phải chuyển nợ quá hạn trong đó có 70 triệu là nợ khó đòi
Năm 2014, bên cạnh việc mở rộng tín dụng thì chất lượng tín dụng cũng được tăng lên thể hiện ở tỷ lệ dư nợ vốn tín dụng sử dụng sai mục đích giảm nhưng vẫn có 1.366 triệu dư nợ vốn tín dụng sử dụng sai mục đích trong đó có 580 triệu chuyển nợ quá hạn và nợ khó đòi là 97 triệu. Như vậy chất lượng tín dụng tăng nhưng ngân hàng vẫn cần có những biện pháp cần thiết để giảm hiện tượng sử dụng vốn sai mục đích của khách hàng.
2.2.7.2 Tình hình gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ đối với khách hàng
Đối với mỗi ngân hàng, tình trạng nợ quá hạn là không thể tránh khỏi nên từ đó đặt ra một vấn đề là làm thế nào để xử lý được khoản nợ quá hạn của khách hàng mà vẫn giúp khách hàng tránh được khó khăn tạm thời còn ngân hàng cũng tránh được rủi ro mất vốn. Mỗi ngân hàng sẽ có những cách thức riêng để xử lý nợ quá hạn của mình, nhưng có một biện pháp mà rất nhiều NHTM hay sử dụng là gia hạn nợ cho khách hàng. Đây là biện pháp có rất nhiều ưu điểm như giúp khách hàng tránh được khó khăn tạm thời về vốn, có thêm thời gian để hoàn thành nốt chu kỳ sản xuất của mình hay có thêm thời gian để tìm giải pháp khắc phục khó khăn tạm thời trong sản xuất, bên cạnh đó khách hàng có thể được ngân hàng tư vấn, giúp đỡ trong thời gian gia hạn nợ. Về phía ngân hàng, NH không những thu hồi được vốn và lãi mà còn có được niềm tin của khách hàng từ đó có thể xây dựng và củng cố thương hiệu của mình, tăng khả năng cạnh tranh .
NHNo & PTNT huyện Tháp Mười cũng coi đây là một giải pháp tốt để xử lý nợ quá hạn trong trường hợp khoản vay của khách hàng đến hạn nhưng do mùa màng chưa đến kỳ thu hoạch, hay khách hàng đã bán được hàng nhưng chưa lấy được tiền hay khi khách hàng đang tìm nơi tiêu thụ sản phẩm… Trên cơ sở xác minh chính xác
65
tình hình khó khăn thực tế của khách hàng với mục đích tư vấn, tạo điều kiện giúp đỡ khách hàng khắc phục khó khăn.
Tình hình gia hạn nợ của NHNo & PTNT Tháp Mười qua một số năm :
+ Năm 2012, ngân hàng đã gia hạn nợ 7.605 triệu đồng được ngân hàng gia hạn nợ cho khách hàng nhằm giúp đỡ khách hàng khi bàn hàng nhưng chưa thu được tiền vốn.
+ Năm 2013, ngân hàng đã gia hạn nợ cho 8.680 triệu đồng trong đó có 116 triệu khách hàng vẫn không trả đúng hạn.
+ Năm 2014, có 9.920 triệu đồng được ngân hàng gia hạn nợ cho khách hàng nhằm giúp đỡ khách hàng. Trong số tiền được gia hạn nợ trên có 135 triệu khách hàng vẫn không trả được nợ đúng hạn khi đã được gia hạn nợ.
Qua các năm lượng tiền ngân hàng gia hạn nợ tăng do ngân hàng đã mở rộng quy mô tín dụng, tuy nhiên việc xử lý nợ quá hạn của ngân hàng ngày càng tốt hơn thể hiện ở số tiền quá hạn sau khi đã gia hạn nợ giảm.