Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tháp mười (Trang 78 - 82)

2.3.2.1 Những mặt hạn chế

Như những phân tích ở trên, NHNo & PTNT huyện Tháp Mười là một ngân hàng có chất lượng tín dụng khá tốt. Tuy nhiên trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng vẫn còn một số hạn chế. Vì vậy ngân hàng vẫn có các biện pháp nhằm duy trì các kết quả đạt được và khắc phục những hạn chế để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động tín dụng của mình trong giai đoạn tiếp theo. Sau đây là một số hạn chế:

- Cơ cấu tín dụng theo ngành chưa đa dạng và vẫn chủ yếu tập trung vào một số lĩnh vực, một số khách hàng lớn. Bởi vậy hoạt động tín dụng của ngân hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tỷ lệ dư nợ trung dài hạn có xu hướng giảm qua các năm 2012 – 2014; đến năm 2014 là 9,9%. Chỉ số này tương đối thấp so với tổng dư nợ cho vay trong khi dư nợ vay ngắn hạn tăng đến 90,1% năm 2014.

68

- Nguồn vốn huy động có tăng, tình hình tăng trưởng tín dụng (tổng dư nợ năm 2014 tuy nhiên hiệu suất sử dụng vốn chưa thật hiệu quả (năm 2013 chỉ đạt 73%; năm 2014 đạt 85%) vẫn chưa đến mức dụ trữ bắt buộc an toàn là 90%, do chi phí huy động vốn bình quân còn lớn khiến chênh lệch lãi suất còn thấp, làm giảm sút hiệu quả kinh doanh.

- Nợ quá hạn, nợ xấu đã giảm (nợ xấu năm 2012 là 1,2%; năm 2013 giảm xuống còn 0,8% năm 2014). Trong năm 2014, nợ quá hạn, nợ xấu của ngân hàng là 1,1% và 0,8% tổng dư nợ, từ đó ảnh hưởng nhiều đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Mặt khác, tình hình kinh tế xã hội vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của một số khách hàng đang gặp khó khăn do đó nợ xấu có nhiều tiềm ẩn nguy cơ gia tăng.

Nợ xấu tuy đã giảm còn 0,8% năm 2014 nhưng vẫn còn cao hơn các NHNo & PTNT chi nhánh huyện, thị xã trong tỉnh Đồng Tháp. Cụ thể vào cùng thời điểm thì NHNo & PTNT chi nhánh huyện Lai Vung nợ xấu chiếm tỷ lệ 0,5%; chi nhánh huyện Cao Lãnh nợ xấu chiếm tỷ lệ 0,2%, chi nhánh huyện Thanh Bình thì nợ xấu chỉ với tỷ lệ 0,05%

- Chất lượng tín dụng ở một số Phòng giao dịch trong chi nhánh chưa đồng đều dẫn đến ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ. Hiện tượng nợ quá hạn, nợ xấu tăng trong năm 2014 do Chi nhánh đã quá chú trọng vào nâng cao dư nợ tín dụng bằng cách cho vay với số lượng lớn nhưng lại không có biện pháp quản lý nợ hiệu quả làm tăng nguy cơ rủi ro, chất lượng tín dụng giảm sút.

- Cơ chế bảo đảm tiền vay và việc định giá tài sản đảm bảo trong quá trình thẩm định hồ sơ vay đóng vai trò quan trọng nhưng việc xem xét, đánh giá tài sản, quản lý tài sản đảm bảo chưa thực hiện chặt chẽ. Nhận thức của cán bộ tín dụng về quyền lựa chọn tài sản đảm bảo còn chưa đầy đủ. Việc định giá đôi khi được thực hiện một cách chiếu lệ và mang tính thủ tục.

2.3.2.2 Nguyên nhân

69

+ Sự biến động của nền kinh tế thế giới trong những năm gần đây tác động đến nền kinh tế trong nước. Hoạt động kinh doanh có nhiều diễn biến phức tạp, có rất nhiều rủi ro mà bản thân NH không lường đón hết được. Khủng hoảng kinh tế, lạm phát tăng cao, một số khách hàng thiếu ý thức đã sử dụng đồng vốn vay sai mục đích làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.

+ Chịu sự tác động của diễn biến kinh tế, chính sách của nhà nước, NHNN vì thế mà cũng thay đổi đã phần nào tạo nên khó khăn cho ngân hàng

+ Do thị trường bất động sản đóng băng kéo dài, khoản vốn Ngân sách về xây dựng cơ bản giải ngân chậm cho nên ảnh hưởng đến khách hàng trong lĩnh vực xây dựng và kinh doanh bất động sản

+ Mặt khác do sự biến động bất thường của các yếu tố tự nhiên (như thiên tai, khí hậu,…) đã tác động mạnh đến các hoạt động sản xuất – kinh doanh của khách hàng cũng có ảnh hưởng không ít đến chất lượng tín dụng của ngân hàng.

+ Thu nợ đã xử lý rủi ro gặp nhiều khó khăn, phát mãi tài sản đảm bảo gặp nhiều khó khăn do thị trường bất động sản đóng băng, giá cả giảm sút, thủ tục hành chính rườm rà, khách hàng không hợp tác.

* Nguyên nhân chủ quan

- Lực lượng cán bộ tín dụng trẻ, chưa nhiều kinh nghiệm trong công tác tín dụng ảnh hưởng đến công tác thẩm định cũng như chất lượng khoản vay.

- Việc tăng cường tìm kiếm khách hàng chưa tích cực chủ động công tác phát triển sản phẩm tín dụng mới còn chậm, chưa khai thác được ưu thế và tiềm năng của ngân hàng.

- Một số cán bộ thực hiện chưa tốt các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, chưa chấp hành đúng quy trình (thẩm định sơ sài, cho vay chưa nắm vững tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính của khách hàng; thiếu kiểm tra sau khi cho vay, kiểm tra chưa kịp thời hoặc kiểm tra có tính chất chiếu lệ, hình thức).

- Công tác triển khai cho vay qua tổ nhóm làm chưa triệt để, ở một số xã chưa thực hiện thu nợ, thu lãi tiền vay thông qua tổ tín dụng lưu động....

70

Kết luận chương 2

Trong chương 2 đã trình bày thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng NHNo & PTNT Tháp Mười, hiệu quả hoạt động tín dụng tại chi nhánh trong những năm qua có sự cải thiện đáng kể, tuy nhiên bên cạnh đó còn tồn tại một số hạn chế như cơ cấu tín dụng theo ngành chưa đa dạng, nợ quá hạn, nợ xấu còn chiếm tỷ lệ cao.

Qua việc đánh giá hiệu quả tín dụng tại chi nhánh thông qua các chỉ tiêu từ đó rút ra những nhận xét khách quan về hiệu quả tín dụng, đánh giá được kết quả đạt được và những tồn tại hạn chế còn đang diễn ra tại ngân hàng. Đây cũng chính là cơ sở để đưa ra những giải pháp thích hợp nhất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn chi nhánh nói chung cũng như tín dụng của Ngân hàng Hội sở nói riêng.

71

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN THÁP MƯỜI

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tháp mười (Trang 78 - 82)