huyện Yên Khánh tỉnh Ninh Bình
Khi ta xử lý rơm rạđể thành phân bón hữu cơ bón cho cây lúa thì chính rơm rạ chứa các chất dinh dưỡng mà cây lúa đã lấy đi từ đất, nay trả lại cho
đất. Các chất dinh dưỡng này là những yếu tố cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Trên thực tế, trong thâm canh lúa con người
đã sử dụng rất nhiều loại phân bón từ đa lượng (N, P, K), trung lượng (Ca, Mg, S…) đến vi lượng (Mo, B, Zn, Cu, Fe…) nhằm tăng năng suất lúa và cải thiện tính chất đất. Tuy vậy, không phải địa phương nào, vùng thâm canh lúa nào cũng bón đủ cho đất 3 loại dinh dưỡng đó mà chủ yếu chỉ chú trọng đến các yếu tố đa lượng còn các yếu tố trung và vi lượng thì cây lúa phải tự khai thác từđất mẹ. Trong khi đó, tàn dư cây lúa lại không được bón trả lại cho đất sau mỗi vụ thu hoạch, lượng phân bón hữu cơ bón cho mỗi diện tích thâm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43
canh lại rất thấp (5 - 6 tạ/ha) thậm chí không có. Phương thức thâm canh này nếu kéo dài trong nhiều vụ, nhiều năm sẽ dẫn đến tình trạng đất bị nghèo kiệt chất hữu cơ cùng các yếu tố trung và vi lượng. Điều này ảnh hưởng rất lớn
đến sức sản xuất của đất, đến hiệu suất phân bón cũng như năng suất, chất lượng lúa gạo và túi tiền của người sản xuất. Do đó, chúng tôi thiết nghĩ bón phân hữu cơ tái chế từ rơm rạ cho diện tích gieo trồng lúa là việc làm khá thiết thực và có ý nghĩa khoa học to lớn đối với chất lượng đất lúa và năng suất, chất lượng lúa gạo của mỗi địa phương.
Để chứng minh cho nhận định trên chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm 3 loại phân hữu cơ khác nhau (phân chuồng, Phân hữu cơ rơm rạ xử lý Fito- Biomix RR, Phân hữu cơ rơm rạ xử lý Fito-Biomix RR và EMINA) trên lúa mùa năm 2013 tại huyện Yên Khánh - tỉnh Ninh Bình. Đồng thời theo dõi ảnh hưởng của chúng đối với các yếu tố sinh trưởng, phát triển; các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lúa. Từ đó, tính toán hiệu quả kinh tế mỗi loại phân hữu cơ mang lại cho nhà nông.