Chỉ tiêu và phương pháp theo dõ

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng xử lý rơm rạ bằng chế phẩm sinh học fitobiomixrr và emina làm phân bón cho giống lúa lt2 vụ mùa 2013 tại yên khánh ninh bình (Trang 43 - 46)

- Thí nghiệm 1 và 2 theo dõi các chỉ tiêu sau:

+ Nhiệt độ đống ủở các thời gian: ngày thứ 1,2,3,4,5,6,7 và ngày thứ 10, 15, 20, 25 và 30.

+ Tình trạng hoai mục: Thể tích, màu sắc, độ tơi xốp của đống củ

- Thí nghiệm 3 theo dõi các chỉ tiêu sau:

a/ Các chỉ tiêu sinh trưởng.

Thời kỳđẻ nhánh

+ Khi có 10% số khóm đẻ nhánh.

+ Ngày đẻ nhánh tối đa: khi ngừng đẻ nhánh hoàn toàn. Thời kỳ trổ

+ Ngày bắt đầu trổ (10%). + Ngày trổ hoàn toàn (90%).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34

Thời kỳ chín: Chín sữa - Chín sáp - Chín hoàn toàn.

- Động thái tăng trưởng chiều cao (cm/cây): Dùng phương pháp đo mút lá. Đo 5 điểm chọn trước (theo phương pháp đường chéo) đã được đánh dấu, mỗi điểm chọn 2 khóm đểđo.

Đo chiều cao cây tính từ gốc cho đến mút lá khi lúa chưa trổ, đầu bông kể cả râu khi lúa đã trổ.

- Động thái đẻ nhánh (nhánh/cây): Tiến hành đếm số nhánh trong một khóm lúa, 7 ngày 1 lần khi cây lúa bắt đầu đẻ nhánh.

- Xác định nhánh hữu hiệu và vô hiệu

Lấy 5 điểm chọn trước (theo phương pháp đường chéo) đã được đánh dấu, mỗi điểm chọn 2 khóm đểđếm số nhánh rồi lấy giá trị trung bình.

b/ Các chỉ tiêu sinh lý.

Tiến hành lấy mẫu ở 4 thời kỳ: Đẻ nhánh rộ - Làm đòng - Trỗ hoàn toàn - Chín sáp. Mỗi ô thí nghiệm lấy 3 khóm và theo dõi các chỉ tiêu sau:

- Chỉ số diện tích lá LAI (m2 lá/m2đất) theo phương pháp hệ sô K. LAI = Diện tích lá / khóm x Mật độ/m2 đất.

- Tích luỹ chất khô (g/khóm): lấy trên 5 điểm, mỗi điểm lấy 2 khóm. Các khóm rửa sạch sau đó sấy khô ở 1050C (trong 48h) cho đến khối lượng không đổi. Xác định lượng chất khô tích luỹ (g/khóm).

c/ Khả năng chống chịu sâu bệnh.

Theo dõi thời kỳ sâu, bệnh xuất hiện đến trước chín sau đó phân cấp cho điểm theo thang điểm của Viện lúa quốc tế (IRRI) năm 1996.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35

TT Tên Điểm Cách đánh giá

1

Sâu đục thân, Sâu cuốn lá nhỏ

1 1-10% cây bị hại 3 11-20% cây bị hại 5 21-35% cây bị hại 7 36-50% cây bị hại 9 51-100% cây bị hại 2 Bệnh bạc lá 1 Vết bệnh 1-5% diện tích lá 3 Vết bệnh 6-12% diện tích lá 5 Vết bệnh 13-25% diện tích lá 7 Vết bệnh 26-50% diện tích lá 9 Vết bệnh trên 51% diện tích lá 3 Bệnh kho vằn

1 Vết bệnh < 20% chiều cao cây 3 Vết bệnh 20-30% chiều cao cây 5 Vết bệnh 31-45% chiều cao cây 7 Vết bệnh 46-65% chiều cao cây 9 Vết bệnh >65% chiều cao cây d/ Các chỉ tiêu về năng suất.

Mỗi ô thí nghiệm lấy 5 điểm, mỗi điểm hai khóm (những khóm đã theo dõi trước đó), tiến hành đo đếm các chỉ tiêu.

+ Số bông trên khóm (chỉ tính những bông có từ 10 hạt trở lên). + Số bông/ m2 (A): Tính tất cả các bông có trong 1m2.

+ Số hạt/ bông (B): Tính số hạt trên các bông của khóm. + Tỷ lệ % hạt chắc / bông (C).

+ Khối lượng 1000 hạt (gam) (D).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36

+ Năng suất thực thu (tạ/ha): Cân toàn bộ khối lượng hạt chắc thu được trong một ô thí nghiệm, sau đó đem cân.

NSTT (tạ/ha) = Năng suất ô thí nghiệm (kg)/Diện tích ô thí nghiệm (m2) X 10.000 2 x 1/100

+ Hệ số kinh tế = NSKT / NSSVH

* Xác đinh năng suất sinh vật học (g/cây): Mỗi ô lấy 5 khóm, cả rễ, phơi khô rơm rạ và cân cùng với thóc. Lấy trọng lượng TB một khóm (Ptb).

* Xác định năng suất kinh tế (g/cây): cân toàn bộ hạt thóc của 5 khóm trên và lấy trọng lượng TB một khóm (Ptb)

+ Hiệu quả kinh = Tổng thu - Tổng chi

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng xử lý rơm rạ bằng chế phẩm sinh học fitobiomixrr và emina làm phân bón cho giống lúa lt2 vụ mùa 2013 tại yên khánh ninh bình (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)