Một số nghiên cứu ở trong nước

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng xử lý rơm rạ bằng chế phẩm sinh học fitobiomixrr và emina làm phân bón cho giống lúa lt2 vụ mùa 2013 tại yên khánh ninh bình (Trang 30 - 32)

Ở Việt Nam, nghiên cứu chế phẩm vi sinh vật được tiến hành từ những năm đầu của thập kỷ 60 nhưng đến những năm 80 mới được đưa vào các chương trình khoa học cấp nhà nước như: “Sinh học phục vụ nông nghiệp” giai đoạn 1982-1990, “Chương trình công nghệ sinh học phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp bền vững, bảo vệ môi trường và sức khoẻ con người” KHCN.02 giai đoạn 1996-2000. Ngoài các chương trình Quốc gia, nhiều Bộ, Ngành cũng triển khai nhiều đề tài, dự án về vấn đề này (Phạm Văn Toản, 2004; Lê Gia Huy và Cs, 2010).

Xuất phát từ những mặt ưu việt của phương pháp xử lý phế thải hữu cơ

bằng phương pháp sinh học (sử dụng các chế phẩm vi sinh vật), nhiều tác giả

trong nứơc đã dầy công đầu tư thời gian và trí lực vào nghiên cứu, từng bước hoàn thiện quy trình xử lý phế thải hữu cơ một cách hoàn thiện và triệt để

nhất. Tức là tìm mọi cách để biến “phế” thành “bảo”, góp phần giải quyết một vấn nạn môi trường là “rác thải” và “phế thải hữu cơ” đồng thời cũng giảm bớt gánh nặng cho ngành nông nghiệp trong lĩnh vực dinh dưỡng cây trồng và duy trì độ bền sức sản xuất của đất. Sau đây chúng tôi đưa ra một số nghiên cứu điển hình của các tác giả:

Phạm Văn Tý và Cộng sự (2004) đã phân lập được hàng trăm chủng vi sinh vật có khả năng phân giải xenlulozo, hemixenlulozo, lignin. Tác giả đã xây dựng được quy trình sản xuất chế phẩm phân giải hữu cơđạt huy chương vàng hội chợ triển lãm kinh tế ký thuật toàn quốc năm 1987. Kết quả thử

nghiệm sử lý phế thải hữu cơ bằng chế phẩm vi sinh vật này đã rút ngắn thời gian ủ xuống còn 45-60 ngày thay bằng ủ từ 6 tháng đến 1 năm với phương pháp ủ tự nhiên.

Đối với lúa mùa trên đất cấy vùi rơm rạ trước khi cấy 20 ngày và bón phân lân trước cấy 10 ngày cho năng suất cao hơn so với bón lân ngay trước khi cấy (Nguyễn Xuân Thành và CS, 2010). Phan Bá Học (2007), trong

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21

nghiên cứu “Ứng dụng chế phẩm vi sinh vật xử lý tàn dư thực vật trên đồng ruộng thành phân hữu cơ tại chỗ bón cho cây trồng trên đất phù sa sông Hồng” đã có kết luận: Cứ mỗi tấn rơm rạ ủ thì cho ra 0,2-0,25 tấn phân hữu cơ, một tấn phân và lá ngô sau khi ủ cho ra 0,3-0,33 tấn phân hữu cơ, một tấn thân và lá khoai tây thu được 0,2 tấn phân hữu cơ, một tấn các loại rau màu khác cho 0,15-0,3 tấn phân ủ.

Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long đã khai thác nấm Trichoderma, là nguồn vi sinh vật có khả năng phân huỷ rơm rạ nhanh, hạn chế sự phát triển của nấm bệnh khô vằn tồn trong rơm rạ, để điều chế thành chế phẩm thành chế phẩm sinh học phân huỷ rơm rạ, tạo nguồn phân hữu cơ cho đất. Nếu sử

dụng 10 kg chế phẩm cho 01 ha rơm rạ sau thu hoạch thì trong khoảng thời gian 4 tuần sẽ tạo thành 6 tấn phân hữu cở tại chỗ. Thời gian để chế phẩm sinh học phân huỷ rơm rạ là 5 - 6 tuần sau khi xử lý.

Viện khoa học công nghệ Việt Nam đã nghiên cứu thành công chế

phẩm Vixura và công nghệ sử lý rơm rạ mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Trong đó, chế phẩm Vixura chứa 12 - 15 loại vi sinh vật được phân lập tại Việt Nam có khả năng sinh ra các enzyme khác nhau để phân huỷ chất hữu cơ

trong rác và rơm rạ, đồng thời tăng khả năng đồng hoá dinh dưỡng, khả năng chống chịu sâu bệnh của cây trồng. Theo công nghệ này, tàn dư cây lúa sau khi thu hoạch được gom thành từng đống, rạđược xếp từng lớp có rắc xen kẽ

phân chuồng, phân NPK và chế phẩm vi sinh vật Vixura (dưới dạng hoà thành nước tưới). Chiều cao mỗi đống rạ từ 1,5-2,0m, được phủ kín bằng nilon, có một lỗ nhỏđể tưới nước. Đống rạủđược tưới ẩm thường xuyên. Sau thời gian 5-7 ngày, nhiệt độ tăng 70-800C, rạ lúc này sẻ mềm và sẹp xuống. Sau 20 ngày, rạ trong đống mềm hết và chuyển sang mầu đen, nhiệt độ giảm dần và trở thành một loại phân hữu cơ rất tốt cho đồng ruộng.

Như vậy, có thể nói các tác giả Việt Nam đã tận dụng và phát huy tốt những nguồn lợi thế thiên nhiên sẵn có trọng nước. Đóng góp lớn nhất của

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22

các tác giả ở đây là đã biến các nguồn lợi tự nhiên (các chủng giống vi sinh vật và phế thải hữu cơ) tưởng chừng như không có giá trị đối với cuộc sống nhưng lại chở thành có ý nghĩa, có giá trị thiết thực hơn. Từđó, không những góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do phế thải hữu cơ gây ra mà còn tạo ra một nguồn phân hữu cơ sinh học rất lớn để bón cho cây trồng, giảm bớt chi phí về phân bón cho nhà nông và nhà nước.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng xử lý rơm rạ bằng chế phẩm sinh học fitobiomixrr và emina làm phân bón cho giống lúa lt2 vụ mùa 2013 tại yên khánh ninh bình (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)