Nhờ hoạt động sống của vi sinh vật, một số lượng lớn chất hữu cơ bị
phân giải va làm làm giảm khối lượng. Trong quá trình này, các hydratcacbon (xenluloza, lignin, pectin, hemixenluloza,...) được phân giải thành những phần nhỏ hơn, sinh khối vi sinh vật mới được tạo thành đồng thời tạo ra các sản
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 18
phẩm của quá trình chao đổi chất, các chất khí (N2, CO2,...). Ngoài ra, tạo thành các axit hữu cơ như: axit fomic, axit axetic, axit propionic, axit béo, axit lactic..., các chất này liên tục chuyển hoá thành các sản phẩm khác.
Xenlulozo là hợp chất các bon phân bố nhiều nhất, là thành phần cơ bản của tế bào thực vật và là nguồn các bon dự trữ lớn nhất trong tự nhiên. Do vậy, sản phẩm của quá trình phân giải xenlulozo là một phần cơ bản nhất tạo nên phân hữu cơ, mùn và rác. Chúng giữ vai trò to lớn trong sản xuất nông nghiệp.
Lên men xenlulozo là quá trình phân giải kỵ khí nhờ các vi khuẩn khử
sunphat hay vi khuẩn sinh metan. Lên men phân giải xenlulozo hiếu khí có ý nghĩa quan trọng đối với cây trồng. Cũng như phân giải kỵ khí, xenlulozo được phân giải thành các axit hữu cơ thường là các axit uroic (axit mùn) và các oxit đơn giản hơn. Các các chất này bị oxy hoá và sản phẩm cuối cùng là H2O và CO2.
Qua các giai đoạn trung gian trong quá trình phân giải xenlulozo hình thành con đường hoà tan và các axit hữu cơ rất quan trọng. Chúng là nguồn dinh dưỡng thích hợp cho các loại vi sinh vật đất, đặc biệt là các loại vi sinh vật cố định nitơ (Azotobacter và Clostridium). Phân bón hữu cơ có nhiều xenlulozo, người ta phát hiện có nhiều vi sinh vật cố định nitơ phát triển mạnh. Ngoài xenlulozo, vi sinh vật còn phân giải các chất pectin, lignin...các chất này dễ bị oxy hoá nhờ các vi sinh vật thành H2O, CO2, các loại đường và axit hữu cơ như axit galactonic, axit axetic.
1.7. Một số nghiên cứu về xử lý rơm rạ thành phân hữu cơ bằng bằng phương pháp sinh học ở trong và ngoài nước