0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Các biện pháp kỹ thuật

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG XỬ LÝ RƠM RẠ BẰNG CHẾ PHẨM SINH HỌC FITOBIOMIXRR VÀ EMINA LÀM PHÂN BÓN CHO GIỐNG LÚA LT2 VỤ MÙA 2013 TẠI YÊN KHÁNH NINH BÌNH (Trang 42 -43 )

- Kỹ thuật làm đống ủ và đo nhiệt độđống ủ: Rơm rạ sau khi thu hoạch,

điều chỉnh độẩm từ 75-80% rồi đánh đống ủ chiều rộng 1,5m chiều dài 1,5m và chiều cao 1,8 m. Có thể kê kệ như rát giường ở dưới đống ủ để thoát bớt nước, khi lên đống ủ cứ 20-30cm lại tưới chế phẩm sinh học một lần. Bổ sung

NPK bằng cách rắc mỏng phân NPK theo tỷ lệ 1kg/tấn rơm rạ. Sau đó quấn nilon chặt xung quanh đống ủ để đảm bảo nhiệt độ. Có ống thông khí ở giữa

đống ủđể bổ sung nước hoặc chế phẩm sinh học (Fito-Biomix RR và EM) khi nguyên liệu khô. Sau đó đậy toàn bộ đống ủ bằng nilon để đảm bảo vệ sinh, giứ độ ẩm và nhiệt. Để cho rơm rạ hoai mục và làm cho các vi sinh vật phân bốđều cần phải thường xuyên tưới bổ sung duy trì độ ẩm, trộn đều chỗ chưa phân hủy với chỗđã phân hủy.

Nhiệt độ đống ủđược đo vào buổi sang tại 3 vị trí khác nhau của đống

ủ rồi lấy kết quả trung bình.

Nhiệt độ đống ủ được đo trực tiếp bằng nhiệt kế 100 0C ở ngày thứ

1,2,3,4,5,6,7 và ngày thứ 10, 15, 20, 25 và 30.

- Kỹ thuật làm đất: đất được làm bằng máy, nhặt sạch cỏ dại, san phẳng, đắp bờ theo sơ đồ thí nghiệm. - Thời vụ: Vụ Mùa 2013 - Lượng giống : 45 kg/ha. - Ngày gieo : 06/6/2013. - Tuổi mạ: 20 ngày-mạ 4-5 lá - Ngày cấy: 25/6/2013

- Áp dụng phương pháp gieo cấy: bằng tay - Mật độ : 38 khóm/m2

- Khoảng cách: 12x 23cm; hàng cách hàng 12cm, cây cách cây 23 cm - Số dảnh cấy: 2 dảnh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33

- Ngày thu hoch: 23/9/2013

- Quy trình Bón phân, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh: Theo quy trình kỹ

thuật khuyến cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình. + Bón lót: 100% phân hữu cơ + 100% phân lân + 50% phân đạm. Phân hữu cơ ủ từ rơm rạ bón sau khi cày vỡ, phân lân và phân đạm bón trước khi vạt cấy.

+ Bón thúc: chia làm 02 đợt.

Đợt 1: Khi lúa bắt đầu đẻ nhánh: Bón 30% phân đạm + 50% phân kaly. Bón kết hợp với làm cỏ sục bùn (để trộn phân với đất).

Đợt 2: Khi lúa bắt đầu phân hoá đòng: Bón nốt số phân đạm và phân kaly còn lại, kết hợp với làm cỏ sục bùn.

+ Chăm sóc:

+ Làm cỏ kết hợp với bón thúc lần 1 và lần 2, tưới nước đầy đủ. + Phòng trừ sâu bệnh kịp thời khi phát hiện sâu bệnh.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG XỬ LÝ RƠM RẠ BẰNG CHẾ PHẨM SINH HỌC FITOBIOMIXRR VÀ EMINA LÀM PHÂN BÓN CHO GIỐNG LÚA LT2 VỤ MÙA 2013 TẠI YÊN KHÁNH NINH BÌNH (Trang 42 -43 )

×