0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Giới thệu, khả năng ứng dụng của Fito-Biomir RR và EMINA

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG XỬ LÝ RƠM RẠ BẰNG CHẾ PHẨM SINH HỌC FITOBIOMIXRR VÀ EMINA LÀM PHÂN BÓN CHO GIỐNG LÚA LT2 VỤ MÙA 2013 TẠI YÊN KHÁNH NINH BÌNH (Trang 33 -39 )

1.8.1. Chế phm EMINA

Theo Nguyễn Quang Thạch (2001; 2008): dựa trên nguyên tắc hoạt

động và phối chế của chế phấm EM (Effective Microorganisms) của Nhật bản, nhiều chế phẩm của Việt Nam như EMUNI của trường Đại học Khoa học tự nhiên, EMINA của Viện Sinh học nông nghiệp của Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Chế phẩm sinh học EMINA đã được thử nghiệm và ứng dụng có hiệu quả trên nhiều loại cây trồng khác nhau.

Chế phẩm sinh học EMINA là tập hợp các chủng vi sinh vật có lợi như

vi khuẩn Axitlactic, nấm mem và xạ khuẩn.

EMINA có tác dụng tăng năng suất và rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây trồng. Khi xử lý EMINA cho hạt có tỷ lên nẩy mầm cao hơn, cây con sống khoẻ và tốc độ sinh trưởng phát triển nhanh hơn. Trong lĩnh vực nông nghiệp Emina có tác dụng bổ sung vi sinh vật cho đất, cải thiện môi trưởng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24

đất, phân huỷ chất hữu cơ, tăng hiệu quả của phân bón, cố định Nitơ không khí, ngăn chặn tác nhân gây hại, sâu bệnh trong đất, kích thích sự nẩy mầm, ra hoa, kết quả, tăng khả năng quang hợp, tăng năng suất, chất lượng cây trồng (Trần Thị Hiến và Cs, 1999).

Các nhà khoa học đã đánh giá tác dung tốt của EMINA: - Cải tạo hoá tính và đặc tính sinh học của đất.

- Làm giảm mầm mống sâu bệnh trong đất. - Tăng hiệu quả của phân hữu cơ.

- Cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao, phẩm chất tốt. - Hạn chế sâu bệnh hại cây trồng.

1.8.2. Chế phm Fito-Biomir RR

* Nguồn gốc của chế phẩm: Theo TS Lê Văn Tri, chế phẩm Fito- Biomix RR là một hỗn hợp vi sinh vật xử lý rơm, rạ do Công ty cổ phần Công nghệ sinh học Hà Nội sản xuất. Quy trình kỹ thuật xử lý rơm, rạ làm phân bón hữu cơ vi sinh bằng chế phẩm Fito-Biomix RR đã được cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích số 956 và Chứng nhận Nhãn hiệu hàng hóa số

19058 của Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ.

Chế phẩm sinh học dùng để xử lý H2S được cấp bằng Độc quyền Giải pháp hữu ích số 02509 của Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ.

* Thành phần chế phẩm: Các chủng vi sinh vật phân giải hữu cơ, vi sinh vật kháng bệnh cho cây mật độ ≥ 107 CFU/g.và Các nguyên tố khoáng, vi lượng.

* Công dụng của chế phẩm: Bổ sung các chủng giống vi sinh vật phân giải hữu cơ có khả năng phân giải nhanh và triệt để rơm, rạ sau thu hoạch thành phân bón hữu cơ vi sinh giàu dinh dưỡng phục vụ sản xuất nông nghiệp. Phân bón hữu cơ vi sinh là sản phẩm an toàn với người và động vật.

* Quy trình kỹ thuật xử lý rơm rạ thành phân hữu cơ bằng chế phẩm Fito- Biomix RR: Hiện nay ước tính 1ha lúa khi thu hoạch có khoảng 6 tấn rơm rạ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25

Quy trình kỹ thuật xử lý rơm thành phân bón hữu cơ :

Sơđồ quy trình

(nguồn: Công ty cổ phần Công nghệ sinh học năm 2012).

Các bước tiến hành:

- Lựa chọn địa điểm: nên chọn địa điểm ủ xử lý gần nguồn nguyên liệu (rơm, rạ), thuận tiện nguồn nước và hợp lý khi bảo quản và sử dụng, việc xử

lý theo quy mô hộ gia đình nhưng nên bố trí theo hướng tập trung theo khu xử

lý để tiện quản lý kỹ thuật. Nếu ủ tại đồng ruộng phải đảm bảo không ảnh hưởng tới giao thông nội đồng.

Thu gom rơm, rạ

sau thu hoạch ĐỐ(đượNG c che ph TI RUủ kín) NG

Chế phẩm Fito-Biomix RR (0,2kg/tấn rơm, rạ) Phân NPK: 1kg/1 tấn rơm, rạ Đảo ủ sau 10 - 15 ngày Đống ủ sau 25 - 30 ngày Phân bón hữu cơ

Bón ngay trong vụ kế tiếp Bảo quản để bón vụ sau

Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm tra chất lượng đống ủ

Bổ sung nước đảm bảo ẩm độ 75 - 80% Kiểm tra dụng cụ che đậy

Theo dõi diễn biến nhiệt độđống ủ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26

Nguyên vật liệu dùng trong quá trình ủ: - Rơm rạ tươi: 1 tấn

- Chế phẩm Fito-Biomix RR: Lượng dùng 1 gói 200g xử lý cho 1 tấn rơm rạ. - Phân NPK 1kg/tấn rơm rạ, hoặc có thể bổ sung thêm phân chuồng - Nilon, bạt rách, hoặc trát bùn… để che đậy.

- Ô doa để tưới.

Các bước tiến hành:

- Bước 1: Thu gom rơm rạ, vun đống tùy theo hướng dẫn và mặt bằng nơi ủ. - Bước 2: Ủ rơm rạ với chế phẩm Fito-Biomix RR, bổ sung dinh dưỡng NPK, phân chuồng.

+ Nguyên liệu sau khi thu gom được chất đống với chiều rộng khoảng 2m, cứ mỗi lớp 30cm rơm rạ thì tưới một lượt dung dịch chế phẩm Fito-Biomix RR (độ đậm đặc của dung dịch tùy thuộc vào độ ẩm của rơm rạ sao cho khi ủ

rơm rạ có độẩm 75% - 80%). Bổ sung NPK và phân chuồng nếu có.

+ Cách kiểm tra độẩm khi ủ: Cầm nắm rơm rạ vắt thấy nước rỉ ra theo kẽ tay là đạt độẩm cần thiết. Tiếp tục rải cho đến khi chiều cao đạt 1,5 - 1,6m.

+ Dùng các loại vật liệu đã chuẩn bị để che đậy. Phải che kín cả trên nóc lẫn ở cạnh. Đảm bảo duy trì nhiệt độđống ủở mức 45 oC - 50oC.

+ Sau 10 - 15 ngày kiểm tra và đảo trộn. Công việc này có ý nghĩa quan trọng: đảo trộn sẽ làm cho rơm rạ vụn thêm do tác động cơ học. Đảm bảo độẩm cũng như nhiệt độ của đống ủ luôn trong mức tối ưu, tạo điều kiện cho quá trình phân hủy rơm rạ diễn ra nhanh chóng và triệt để. Nếu chỗ nào chưa đảm bảo độẩm thì tưới bổ sung thêm để cho nguyên liệu hoại hoàn toàn.

+ Sau 25 - 30 ngày rơm rạ phân hủy tốt thành phân ủ hữu cơ.

Phân ủ hữu cơ giúp cái thiện tính chất đất làm cho đất tơi xốp, tăng độ

phì nhiêu và tăng dinh dưỡng trong đất. Trong đó tăng đáng kể là hàm lượng mùn, tăng từ 0,01-0,02% so với đối chứng. Các chất dinh dưỡng tổng số và dễ

tiêu đều tăng nhẹ và lần lượt dao động từ 0,001-0,004%, 0,15-0,21mg. Mật độ

vi sinh vật tổng số đạt 105 CFU/g, trong khi đó công thức đối chứng chỉ đạt 103 CFU/g.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27

Với chế phẩm này, sau 25 - 30 ngày rơm sẽ mủn ra và trở thành 1 loại phân bón hữu cơ rất tốt cho đất. Phân được bón trước khi trồng cây, giảm từ 20 - 30% lượng phân hóa học và tăng năng suất cây trồng 10 - 15%. Qua đánh giá chất lượng rơm rạ sau 30 ngày ủ cho thấy: về cảm quan rơm rạ phân hủy tốt, nhiệt độ đống ủ dao động từ 52,5 - 55,70C, rơm rạđã chuyển sang màu nâu, vi khuẩn, nấm phát triển tốt, rơm rạ phân hủy được khoảng 80 - 85%. Dưới đây là kết quả phân tích một số chỉ tiêu hóa sinh đểđánh giá chất lượng đống ủ.

Bảng 1.3. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu hóa sinh của đống ủ rơm rạ

STT Chỉ tiêu phân tích ĐVT Trước khi ủ Sau 30

ngày ủ 1 pHKCl 7.3 7,1 2 Chất hữu cơ (OC) % 49,02 29,7 3 Nitơ tổng số (N) % 0,232 0,423 4 Photpho hữu hiệu (Phh) % 0,215 0,348 5 Kali tổng số (K2O) % 1,685 1,504 6 Vi sinh vật tổng số (VSV) CFU/g 5,2x103 3,8x108

7 Vi sinh vật cốđịnh đạm CFU/g Không tìm thấy 5,1x106

8 VSV phân giải lân CFU/g Không tìm thấy 4,2x106

9 X khun phân gii xenluloza CFU/g 1,9x102 3,5x107 10 Vi khun phân gii xenluloza CFU/g 1,7x102 1,5x107 11 Vi khuẩn hiếu khí tổng số CFU/g 1,6x103 3,1x107

(nguồn: Công ty cổ phần Công nghệ sinh học năm 2012).

Kết quả phân tích rơm rạ trước khi ủ cho thấy: pH =7,3 phản ứng hơi kiềm, chất hữu cơ là 49,02%, hàm lượng đạm và lân đều ở mức trung bình, riêng kali trong ở mức cao. Mật độ các vi sinh vật ở các công thức đều ở mức thấp chỉ từ 102

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28

vậy, rơm rạ để tự nhiên với mật độ vi sinh vật thấp và hàm lượng dinh dưỡng

trung bình thì phải mất một thời gian dài mới có thể phân hủy.

Đống ủ rơm rạđược bổ sung men vi sinh vật và dinh dưỡng, sau 25 - 30 ngày: hàm lượng cacbon tổng số giảm, hàm lượng đạm và lân hữu hiệu đều tăng, lượng kali lại giảm nhẹ so với thời kỳ trước (không được bổ sung và 1 phần do vi sinh vật sử dụng), mật độ các vi sinh vật đều tăng và đạt từ 106 - 108 CFU/g.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29

Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG XỬ LÝ RƠM RẠ BẰNG CHẾ PHẨM SINH HỌC FITOBIOMIXRR VÀ EMINA LÀM PHÂN BÓN CHO GIỐNG LÚA LT2 VỤ MÙA 2013 TẠI YÊN KHÁNH NINH BÌNH (Trang 33 -39 )

×