0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Một số nghiên cứu ở trên thế giớ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG XỬ LÝ RƠM RẠ BẰNG CHẾ PHẨM SINH HỌC FITOBIOMIXRR VÀ EMINA LÀM PHÂN BÓN CHO GIỐNG LÚA LT2 VỤ MÙA 2013 TẠI YÊN KHÁNH NINH BÌNH (Trang 28 -30 )

Nguyễn Xuân Thành (2006), trong nhiều năm qua, nông nghiệp thế

giới cũng như Việt Nam đã đạt được những bước tiến phát triển vượt bậc về

năng suất cây trồng nhưng với việc hoá học cao độ (sử dụng tối đa phân hoá học và hoá chất bảo vệ thực vật) dẫn đến lượng ô nhiếm môi trường; giảm sut nghiêm trọng chất lượng đất, nước và sản phẩm nông nghiệp, có hại đến sức

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19

khoẻ con người, đảo lôn cân bằng sinh thái và giảm tính đa rạng sinh học. Nhiều các biện pháp (hoá học, vật lý) đã được sử dụng nhưng chưa giải quyết

được triệt để. Những năm 1980, Giáo sư Teruo Higa người Nhật Bản đã đưa ra giải pháp áp dụng công nghệ vi sinh vật vào hệ thống sản xuất nông nghiệp bền vững đã khắc phục những tồ tại trên. Hiện nay, đây là công nghệ đang

được áp dụng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực như: tròng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, xử lý môi trường, công nghiệp, y học

Nghiên cứu của Gotaas, HB.(1956) cho biết: nguyên liệu đầu vào dùng làm phân ủ cần phải có pH = 5-7, trong quá trìng ủ giai đoạn ban đầu pH phải

đạt khoảng 6, sau 2-4 ngày pH giảm xuống chỉ còn 4,5-5, do các axit hữu cơ được sinh ra với số lượng lớn, nhưng khi nhiệt độ tăng cao thì pH tăng lên theo su hướng hơi kiềm (7,5-8,5). Tác giả cũng cho rằng không nên bổ sung tro, cacbonnat hoặc vôi vào đống ủ vì sẽ gây mất đạm dưới dạng NH3 trong

điều kiện pH cao.

Harper và Lynch (1984), đã nuôi hốn hợp 2 chủng Tricodema harzianum (phân giải xenlulozo) và Clostridium butiricum (cố địng N) nhằm làm tăng khả

năng phân giải xenlulozo (thành phần chính trong phân giải hữu cơ).

Trên đây chỉ là một số kết quả nghiên cứu của hàng trăm, hàng nghìn các nhà khoa học trên thế giới đóng góp vào sự phát triển chung của nền nông nghiệp thế giới cũng như sự giứ gìn màu xanh của trái đất. Thế kỷ 21, thế kỷ

của công nghệ sinh học chúng tôi ti rằng sự đóng góp của các nhà khoa học trên thế giới trong lĩnh vực này sẽ ngày càng lớn lao đúng theo nhận định của FAO và IFA: Nếu thế kỷ 20 sản xuất phân bón bằng quặng từ lòng đất, thế kỷ

21 sẽ là nền nông nghiệp của phân bón hữu cơ vì các nhà khoa học đang và sẽ

tích cực nghiên cứu phát triển sản phẩm phân bón bằng những công nghệ tiên tiến nhất để tạo ra các chế phẩm mới có hiệu quả cao góp phần giảm chi phí vận chuyển và sử dụng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG XỬ LÝ RƠM RẠ BẰNG CHẾ PHẨM SINH HỌC FITOBIOMIXRR VÀ EMINA LÀM PHÂN BÓN CHO GIỐNG LÚA LT2 VỤ MÙA 2013 TẠI YÊN KHÁNH NINH BÌNH (Trang 28 -30 )

×