Tình hình sản xuất, kinh doanh của Công ty

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Tân Mỹ trên trị trường Việt Nam Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 57)

Bảng 3.1 : Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh công ty TNHH Tân Mỹ (Giai đoạn 2011 – 2013)

ĐVT : Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % 1 Tổng Doanh thu 683,123 891,518 1,012,705 208,395 0.31 121,187 0.14 2 Các khoản giảm trừ 63,364 81,030 99,368 17,666 0.28 18,338 0.23 3 Doanh thu thuần 619,759 810,488 913,337 190,729 0.31 102,849 0.13 4 Giá vốn hàng bán 521,837 695,384 801,455 173,547 0.33 106,071 0.15 5 Lợi nhuận gộp 97,922 115,104 111,882 17,182 0.18 -3,222 -0.03 6 DT hoạt động tài chính 300 244 80 -56 -0.19 -164 -0.67 7 Chi Phí tài chính 23,760 34,387 29,418 10,627 0.45 -4,969 -0.14 8 Chi phí Bán hàng 40,525 47,665 38,547 7,140 0.18 -9,118 -0.19 9 Chi phí QLDN 24,729 26,345 36,866 1,616 0.07 10,521 0.40 10 Lợi nhuận thuần 9,208 6,951 7,131 -2,257 -0.25 180 0.03 11 Thu nhập khác 8,299 13,428 13,379 5,129 0.62 -49 0.00 12 Chi phí khác 1,531 2,003 1,772 472 0.31 -231 -0.12 13 Lợi nhuận khác 6,768 11,425 11,607 4,657 0.69 182 0.02 14 Lợi nhuận trƣớc thuế 15,976 18,376 18,738 2,400 0.15 362 0.02

15 Thuế TNDN 3,515 4,043 4,122 528 0.15 80 0.02

16 Lợi nhuận sau thuế 12,461 14,333 14,616 1,872 0.15 282 0.02

(Nguồn: Phòng Kế toán - Công ty TNHH Tân Mỹ)

Qua bảng 3.1 Có thể khái quát tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong kỳ, đồng thời nó phản ánh toàn bộ giá trị về sản phẩm mà công ty đã thực hiện đƣợc và phần chi phí tƣơng ứng phát sinh để tạo nên kết quả đó. Một số chỉ tiêu chính phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.

Doanh thu Công ty Tân Mỹ liên tục tăng trƣởng rất mạnh trong những năm qua. Từ năm 2008 – 2011 bất chấp những khó khăn của tình hình kinh tế Việt Nam doanh thu đều tăng trƣởng trên 30%. Năm 2013 mặc dù đƣợc đánh giá là năm gần nhƣ khó khăn nhất trong những năm trở lại đây nhƣng Công ty vẫn duy trì mức tăng trƣởng

47

14%. Năm 2013 Công ty vẫn tiếp tục tập trung vào sản xuất các sản phẩm cốt lõi đó là Bồn nƣớc, Chậu rửa và nhôm định hình bằng cách tăng năng lực sản xuất và cơ cấu hệ thống phân phối để đẩy mạnh tiêu thụ. Doanh thu năm 2013 tăng so với 2012, nguyên nhân là do sự gia tăng của số lƣợng hàng sản xuất ra (chủ yếu là của sản phẩm nhôm định hình, bình nƣớc nóng và bồn nhựa) và gia tăng giá bán của hàng hóa trong kỳ (do NVL đầu vào tăng giá)

- Các khoản giảm trừ doanh thu:

+ Do duy trì chiến lƣợc nhƣ trên để tăng cƣờng tính cạnh tranh và chiếm lĩnh trị trƣờng nên Các khoản trừ của công ty có giá trị tƣơng đối lớn và ngày càng có xu hƣớng tăng khi mà thị phần trị trƣờng đang tăng lên.

+ Nhƣng xét về tỷ lệ các khoản giảm trừ trong tổng doanh thu thì năm 2011 là 11,9% và đến năm 2013 giảm xuống còn 9,8%, điều đó là cho thấy tín hiệu tốt trong việc quản lý hệ thống bán hàng để vừa đảm bảo mức độ cạnh tranh của sản phẩm đi đôi với hiệu quả trong hoạt động mở rộng mạng lƣới của mình.

- Doanh thu thuần

Doanh thu thuần của Tân Mỹ liên tục tăng trƣởng cao trong 4 năm vừa qua, hệ số CAGR (2009 - 2012) là 37%. Năm 2013 mặc dù đối mặt với rất nhiều khó khăn nhƣng doanh thu thuần cũng đã tăng trƣởng 12,7% so với năm 2012 đạt 913,337 triệu đồng. Những nguyên nhân giúp cho Doanh thu thuần của Tân Mỹ tăng trƣởng trong năm 2013 khi mà hoạt động kinh doanh đối mặt với nhiều khó khăn:

+ Tập trung các nguồn lực và cơ cấu chủng loại vào các sản phẩm cốt lõi chiếm thị phần lớn: Bồn nƣớc và nhôm định hình. Đặc biệt sản phẩm nhôm định hình phát triển rất tốt.

+ Chiến lƣợc mở rộng kênh phân phối hiệu quả khi lấy chi nhánh làm trọng tâm và có chính sách bán hàng hợp lý .

Hiện tại Công ty cũng đang nỗ lực nghiên cứu cải tiến năng suất sản xuất, tập trung các sản phẩm chính và nghiên cứu mở rộng và điều chỉnh hệ thống phân phối để đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa.

48

Chính vì các yếu tố trên doanh thu thuần của Công ty còn tiếp tục tăng trƣởng trong những năm tới.

- Các khoản chi phí:

Giá vốn hàng bán: Năm 2013 chiếm 87,75% của doanh thu thuần tăng hơn so với năm 2012 (85,80%) và năm 2011 (84,20%) cũng đã làm ảnh hƣởng đến hiệu quả của Tân Mỹ trong năm qua do Nguyên nhân sau:

+ Thứ nhất: Việc đầu tƣ dây truyền sản xuất mới cũng làm gia tăng chi phí khấu hao.

+ Thứ hai: Trong năm 2013 tình hình kinh doanh khó khăn để mở rộng và chiếm lĩnh thêm thị phần mặc dù giá nguyên vật liệu có tăng nhƣng giá bán đầu ra tăng thấp hơn cũng là nguyên nhân làm cho tỷ trọng giá vốn trong DTT tăng lên.

+ Thứ ba: Sản phẩm nhôm là sản phẩm mới thâm nhập trị trƣờng đƣợc hơn 3 năm nên công ty duy trì mức giá cạnh tranh so với các đối thủ để chiếm lĩnh trị trƣờng.

Chi phí bán hàng và Quản lý doanh nghiệp: Trong năm 2013 các Chi phí này giảm so với 2012, nguyên nhân nhƣ đã giải thích. Cho đến hiện tại Công ty vẫn thƣờng xuyên theo dõi kiểm soát định mức của các chi phí này đối với từng nhóm sản phẩm.

Chi phí tài chính: Năm 2013, Công ty tiếp tục quản lý dòng tiền tốt hơn, đẩy mạnh luân chuyển vốn để sử dụng hiệu quả. Đồng thời, lãi suất vay vốn cũng đã giảm xuống làm cho Chi phí này đã giảm cả về số tuyệt đối và tƣơng đối so với năm 2012

- Lãi ròng: Lãi ròng của công ty năm 2013 đạt 16.385 triệu đồng. Nếu so sánh với mức tăng của doanh thu thuần thì chứng tỏ mức độ hiệu quả trong sản xuất kinh doanh đã giảm so với năm trƣớc. Nguyên nhân chính do Giá vốn hàng bán tăng nhƣ đã giải thích ở phần trên. Trong thời gian tới tình hình kinh tế ổn định hơn và lãi suất cho vay hạ thấp thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ đƣợc cải thiện.

49

3.3 Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến xây dựng chiến lƣợc kinh doanh của công ty TNHH Tân Mỹ đến năm 2020

3.3.1. Phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến xây dựng chiến lược kinh doanh tại công ty TNHH Tân Mỹ đến năm 2020 lược kinh doanh tại công ty TNHH Tân Mỹ đến năm 2020

3.3.1.1. Phân tích môi trường vĩ mô (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a. Yếu tố chính trị - pháp luật

Hệ thống chính trị - xã hội Việt Nam là hệ thống các thiết chế chính trị, chính trị - xã hội. Cơ chế vận hành các thiết chế đó dƣới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam vì mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Quy trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đƣợc đổi mới. Nhiều bộ luật, luật, pháp lệnh đƣợc ban hành đã tạo khuôn khổ pháp lý ngày càng hoàn chỉnh hơn để Nhà nƣớc quản lý bằng pháp luật trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại... Để hoàn thiện môi trƣờng đầu tƣ đồng bộ trên cả nƣớc, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 121/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 8 năm 2008 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020, đây cũng là cơ sở để các doanh nghiệp yên tâm đầu tƣ phát triển và đổi mới thiết bị sản xuất. Để sản xuất sản phẩm sứ vệ sinh thì nguyên liệu chính là đất sét, cao lanh và các nguyên vật liệu phụ khác. Các loại nguyên liệu chính này thì ở nƣớc ta có nhiều, không phải nhập khẩu và đây là điều kiện tốt nhất cho công ty giảm đƣợc chi phí sản xuất. Tuy nhiên, công tác quy hoạch khoáng sản trên cả nƣớc hiện nay chƣa đƣợc đánh giá tổng thể, chƣa xác định đƣợc trữ lƣợng từng loại khoáng sản, để các doanh nghiệp chủ động hơn trong việc hoạch định sản xuất và quản trị doanh nghiệp.

b. Yếu tố công nghệ

Ngày nay, xu hƣớng nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học ngày càng mạnh mẽ, đặc biệt là ứng dụng công nghệ hoá, tự động hoá vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trong hoạt động nghiên cứu, thiết kế, quản trị sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Trong khi đó công nghệ sản xuất của các nƣớc trên thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ, trong lĩnh vực sản xuất đã sử dụng những máy móc hiện

50

đại kết hợp với kỹ thuật công nghệ thông tin, tự động hóa làm tăng năng suất lao động, rút ngắn quy trình sản xuất...Sản phẩm sản xuất ra với chất lƣợng cao, mẫu mã đa dạng đáp ứng đƣợc thị hiếu, yêu cầu ngày càng cao của khách hàng (

c. Yếu tố văn hóa xã hội

Việt Nam với nền tảng văn hoá Á - Đông đang chuyển biến theo hƣớng kết hợp hài hoà giữa hiện đại và đậm đà bản sắc dân tộc. Sự giao lƣu học hỏi với thế giới bên ngoài ngày càng đƣợc mở rộng. Từ khi gia nhập WTO, rất nhiều hàng hóa gia nhập vào trị trƣờng Việt Nam với chất lƣợng và mẫu mã phong phú khiến cho ngƣời dân dần hình thành sở thích và thói quen dùng hàng nhập khẩu. Tâm lý chuộng hàng nhập khẩu của ngƣời dân thì khó có thể khắc phục đƣợc trong thời gian ngắn. Do đó, công ty phải cần phải tạo ra những sản phẩm chất lƣợng, mẫu mã hiện đại, tạo thƣơng hiệu và uy tín trong lòng ngƣời tiêu dùng.

Quyết định mua sản phẩm phụ thuộc phần lớn vào thu nhập của khách hàng. Với từng mức độ thu nhập khác nhau, khách hàng sẽ có những yêu cầu về sản phẩm khác nhau. Khách hàng có thu nhập cao thƣờng yêu cầu các sản phẩm sứ vệ sinh có chất lƣợng tốt, mẫu mã hiện đại, có nhiều phụ kiện v.v..Những ngƣời có thu nhập trung bình có yêu cầu sản phẩm không cao bằng nhƣng vẫn đảm bảo chất lƣợng và mục đích sử dụng. Khách hàng có thu nhập tƣơng đối thấp thƣờng yêu cầu sản phẩm thông dụng và có giá thành thấp. Thu nhập của ngƣời dân Việt Nam tăng dần qua các năm, kèm theo đó là yêu cầu về sản phẩm cũng cao hơn.

3.3.1.2. Phân tích môi trường ngành

* Tình hình sản xuất thép không gỉ, nhôm trên thế giới

- Năm 2013 nền kinh tế thế giới vẫn tiếp tục đối mặt với một năm đầy thách thức nhƣ cuộc khủng hoảng nợ công của EU, bên cạnh đó, những tai họa từ thiên nhiên cũng mang lại nhiều khó khăn cho nền kinh tế thế giới. Chính phủ nhiều nƣớc đã đồng loạt đƣa ra các gói kích thích kinh tế nhằm tháo gỡ khó khăn, đƣa nền kinh tế thoát ra khỏi khủng hoảng. Chính điều đó đã phần nào giúp nền kinh tế dần thoát ra khỏi khủng hoảng, đƣa các ngành sản xuất quay lại với nhịp độ tăng trƣởng trƣớc

51

đó, trong đó có lĩnh vực sản xuất thép không gỉ. Sản lƣợng thép không gỉ toàn thế giới năm 2012 đạt 34 triệu tấn (theo MEPS), tăng 0,8% so với năm 2011.

- Tại Đông Nam Á, các thị trƣờng thép không gỉ gần nhƣ bị đóng băng hoàn toàn do chính phủ các nƣớc chuyển hƣớng ƣu tiên cho việc giải quyết lạm phát thay vì mục đích kích thích tăng trƣởng kinh tế. Giá nhập khẩu HRC cao nhất là hồi tháng 03 với 655-668 USD/tấn cfr nhƣng bắt đầu đi xuống ở những tuần sau đó và chạm đáy hồi tháng 08 tại mức 516-548 USD/tấn cfr do ảnh hƣởng bởi sự tuột dốc của thị trƣờng thép Trung Quốc và tiêu thụ yếu kém tại khu vực nội địa.

Bảng 3.2 : Báo cáo tình hình sản xuất Nhôm trên thế giới

ĐVT: 1.000 tấn Thời kỳ Khu vực 1: Châu Phi Khu vực 2: Bắc Mỹ Khu vực 3 : Mỹ La tinh Khu vực 4: Châu Á (Trừ Trung Quốc) Khu vực 5: Tây Châu Âu Khu vực 6: Trung Châu Âu Khu vực 7: Châu Đại Dƣơng Khu vực 8: Vùng Vịnh (Trung Đông) Trung Quốc Tổng số Tốc độ tăng trƣởng 2006 1,864 5,333 2,493 3,493 4,182 4,230 2,274 9,349 33,218 5.87% 2007 1,815 5,642 2,558 3,717 4,305 4,460 2,315 12,588 37,400 12.6% 2008 1,715 5,783 2,660 3,923 4,618 4,658 2,297 13,105 38,759 3.6% 2009 1,681 4,759 2,508 4,400 3,722 4,117 2,211 12,964 36,362 -6.2% 2010 1,742 4,689 2,305 2,500 3,800 4,253 2,277 2,722 16,131 40,419 11.2% 2011 1,803 4,969 2,185 2,532 4,027 4,318 2,306 3,485 17,786 43,411 7.4%

(Nguồn: International Aluminium Institute (IAI))

* Tình hình sản xuất thép không gỉ, nhôm tại Việt Nam:

- Nhu cầu sử dụng thép không gỉ của Việt Nam hiện đạt khoảng 400.000 tấn/năm với mức tăng trƣởng hàng năm trên 10%. Tuy nhiên, Việt Nam hiện vẫn chƣa có dây chuyền cán thép không gỉ nào chính thức hoạt động, toàn bộ nhu cầu thép không gỉ trong nƣớc đều phải nhập khẩu ở dạng thành phẩm và bán thành phẩm, điều này khiến cho thị trƣờng thép không gỉ trong nƣớc phụ thuộc hoàn toàn vào thị trƣờng thế giới. Chính vì vậy giá hàng trong nƣớc luôn luôn biến động theo giá thế giới.

52

- Hiện nay trên thị trƣờng Việt Nam có hàng trăm công ty chuyên kinh doanh thƣơng mại và sản xuất các sản phẩm từ thép không gỉ nhƣ: Công ty Hoàng Vũ, Công ty Đông Á, Công ty SANA, Công ty Hoà Bình, Công ty Thuận Phát, Công ty Tiến Đạt, Công ty Đại Phát, Công ty Uginox, Công ty Vĩnh Xuân, Công ty Toàn Thắng, Công ty Uginox, Công ty Posco… Do nhu cầu thị trƣờng ngày càng tăng nên các đối thủ gia nhập thị trƣờng có xu hƣớng tăng lên.

- Theo kết quả điều tra địa chất, Việt Nam hiện có khoảng 5,6 tỷ tấn quặng bauxit nguyên khai, tƣơng đƣơng với 2,4 tỷ tấn tinh quặng bauxit, trong đó trữ lƣợng cấp tìm kiếm thăm dò (B+C1+C2) là 2,0 tỷ tấn, tài nguyên dự báo (cấp P1) là 0,4 tỷ tấn .

+ Quặng bauxit gipsit (quặng 3 nƣớc): Phân bố ở miền Nam chủ yếu là các tỉnh Tây Nguyên (chiếm 91,4% trữ lƣợng cả nƣớc) nhƣ: Đăk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum. Trữ lƣợng quặng loại này khoảng 5,4 tỷ tấn quặng nguyên khai tƣơng đƣơng với 2,3 tỷ tấn tinh quặng. Trong đó cấp A+B+C1 là 289 triệu tấn, cấp C2 :1,62 tỷ tấn, cấp dự báo P1: 386 triệu tấn tinh quặng.

+ Quặng bauxit diaspo (quặng 1 nƣớc): Trữ lƣợng loại quặng này khoảng 91 triệu tấn tinh quặng, trong đó cấp B+C1+C2 là khoảng 84 triệu tấn, cấp P là 7 triệu tấn. Quặng loại này phân bố ở phía Bắc, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang .

Đối với Tân Mỹ nguồn nguyên liệu về quặng và thép không gỉ ở Việt Nam tuy nhiều nhƣng chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu sản xuất của công ty, chủ yếu công ty vẫn phải nhập khẩu nguyên liệu từ nƣớc ngoài, điều này làm cho chất lƣợng sản phẩm của Tân Mỹ luôn đƣợc đảm bảo, tuy nhiên giá thành sản xuất chƣa thực sự cạnh tranh. Trong những năm tiếp theo, công ty tích cực tìm kiếm nguồn nguyên liệu trong nƣớc để từng bƣớc thay thế nguyên vật liệu nhập khẩu nhằm hạ giá thành sản phẩm.

a. Khách hàng

Công ty Tân Mỹ có các mạng lƣới phân phối rộng khắp tập trung chủ yếu ở miền bắc và miền trung. Khách hàng của công ty phần lớn là ngƣời tiêu dùng trực

53 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tiếp, một bộ phận khách hàng là các chủ thầu xây dựng mua sản phẩm với số lƣợng lớn để lắp vào các công trình nhƣ chung cƣ, văn phòng làm việc…

Bảng 3.3: Tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH Tân Mỹ qua 3 năm 2011-2013 STT Tỉnh (Thành phố) Tỷ lệ % Bồn nƣớc các loại Chậu rửa inox Bình nƣớc nóng các loại Nhôm 1 Hà Nội 29.5 28.5 39.1 46.6 2 Hải Phòng 8.8 7.5 7.7 1.6 3 Phú Thọ 1.2 1.4 0.6 1.1 4 Nam Định 6.3 5.7 3.0 5.2 5 Quảng Ninh 10.5 13.2 16.7 10.7 6 Thái Nguyên 11.5 9.3 7.6 8.6 7 Vinh 13.0 10.6 12.5 11.3 8 Quảng Bình 15.5 16.7 11.7 12.4 9 Vĩnh Phúc 0.6 3.2 0.8 0.3 10 Thanh Hóa 1.7 1.7 0.5 0.6 11 Bắc Giang 0.5 0.6 0.4 0.5 12 Hà Tĩnh 0.5 0.6 0.3 0.6

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Tân Mỹ trên trị trường Việt Nam Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 57)