Phân tích môi trường nội bộ của công ty TNHH Khánh Thành Đạt

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển thưởng hiệu sản phẩm INOX của công ty TNHH Khánh Thành Đạt đến năm 2015 (Trang 25)

a. Tình hình về Vốn – Tài chính

Bng 2.1: Tài Sn – Ngun Vn năm 2008 – 2009 – 2010 (ĐVT : Triu Đ) Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2009/2008 2010/2009

± ∆ ± % ± ∆ ± % 1. Tài sn 4,028 5,222 6,921 1,194 29.64 1,699 32.54 1.1 Tài sn ngn hn 3,107 4,192 5,535 1,085 34.92 1,343 32.04 1.2 Tài sn dài hn 921 1,030 1,386 109 11.83 356 34.56 2. Ngun vn 4,028 5,222 6,921 1,194 29.64 1,699 32.54 2.1 N phi trả 16 542 2,222 526 3287.5 1,680 309.96 2.2 Vn ch s hu 4,012 4,680 4,699 668 16.65 19 0.41 (Ngun: [Ph Lc 12] và x lý ca tác gi bng phn mm EXCEL)

Tốc độ tăng trung bình hàng năm của tài sản và nguồn vốn: TTaiSan = TNguonVon = 4028 6921 - 1 = 0.3108 (lần) hay 31.08% Nhận xét: Qua số liệu trên, ta thấy

Tài sản và nguồn vốn của công ty từ năm 2008 đến 2010 có tốc độ tăng trung bình 31.08%, cụ thể: Tài sản và nguồn vốn năm 2009 so với năm 2008 tăng 1,194 Triệu Đ (tương ứng với tỷ lệ tăng là 29.64%), tài sản và nguồn vốn năm 2010 so với năm 2009 tăng 1,699 Triệu Đ (tương ứng với tỷ lệ tăng là 32.54%). Ngoài ra, nợ phải trả từ năm 2008 đến 2010 tăng nhanh chóng, cụ thể năm 2009 so với năm 2008 tăng 526 Triệu Đ (tương ứng với tỷ lệ tăng là 3,287.5%), năm 2010 so với 2009 tăng 1,680 Triệu Đ (tương ứng với tỷ lệ tăng 309.96%).

Ở bảng 2.2 ta thấy, kết quả trên ta thấy mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp năm 2010 so với 2008 và 2009 thấp rất nhiều. Do từ năm 2009 đến 2010 công ty mua nợ của nhà cung cấp nguyên vật liệu càng lúc càng tăng, trong khi đó vốn chủ sở hữu hầu như không thay đổi, dẫn đến hệ số tự tài trợ giảm.

Bng 2.2: H s t tài tr và t s n qua các năm 2008 – 2009 – 2010

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Nguồn vốn (VNĐ) 4,028,073,989 5,222,775,685 6,920,440,844 Nợ phải trả (VNĐ) 15,717,042 541,657,012 2,221,294,552 Vốn chủ sở hữu (VNĐ) 4,012,356,947 4,681,118,673 4,699,146,292 H s t tài tr (%) 99.61 89.63 67.9 T s n (%) 0.39 10.37 32.1 (Ngun: [Ph Lc 12] và x lý ca tác gi bng phn mm EXCEL) Tỷ số nợ năm 2010 so với năm 2009 và năm 2008 rất cao (nợ phải trả năm 2010 so với năm 2009 tăng 1,679,637,540VNĐ - Tương ứng với tỷ lệ tăng 309.96%, nợ phải trả năm 2009 so với năm 2008 tăng 525,939,970VNĐ - Tương ứng với tỷ lệ tăng 3,287.5%) mà nợ phải trả lại vượt quá doanh thu của công ty, nguyên nhân là công ty mua nợ của nhà cung cấp nguyên vật liệu càng lúc càng tăng, mà số lượng sản phẩm bán ra không như mong đợi, dẫn đến giá trị hàng tồn kho tăng [Phụ Lục 12]. Ngoài ra lạm phát cũng là nguyên nhân khá quan trọng dẫn đến tình trạng này, lạm pháp tăng làm giá nguyên vật liệu đầu vào tăng nợ phải trả tăng. Với tỷ số nợ cao như hiện nay, công ty sẽ phải chịu sức ép từ bên ngoài. Chính

vì vậy, đòi hỏi công ty phải thắt chặt quản lý cũng như có các chiến lược phù hợp để tránh tình trạng vỡ nợ khi nợ phải trả ngày càng tăng.

b. Tình hình hoạt động kinh doanh

Bng 2.3: Doanh thu t năm 2007 đến 2010 (ĐVT: VNĐ)

Năm 2007 2008 2009 2010

Doanh thu 2,556,791,993 1,692,251,362 1,035,159,817 1,187,505,659 Gía vốn hàng bán 2,495,162,619 1,638,130,185 989,615,103 1,115,460,934 Lợi nhuận EBIT 61,629,374 54,121,177 45,544,714 72,044,725

(Ngun: Báo cáo KQHĐKD năm 2007 – 2008 – 2009 – 2010 [Ph lc 12])

Ngun: Tng hp và x lý ca tác gi bng phn mm EXCEL

Biu đồ 2.1: Hot động kinh doanh t năm 2007 đến 2010

Ở bảng 2.3 ta thấy, doanh thu từ năm 2007 đến năm 2009 giảm (cụ thể doanh thu năm 2007 là 2,556,791,993VNĐ, đến năm 2009 doanh thu chỉ đạt 1,035,159,817VNĐ). Nguyên nhân là do khủng hoảng nền kinh tế năm 2008 và năm 2009 tình hình tiêu thụ giảm doanh thu giảm mạnh. Nhưng đến năm 2010 thì có dấu hiệu tăng trở lại.

Nhìn vào bảng 2.4 ta thấy: doanh thu thuần năm 2010 so với năm 2009 tăng 152,345,842VNĐ, tương ứng với tỷ lệ tăng 14.72%. Giá vốn hàng bán năm 2010 so với năm 2009 tăng 125,845,831VNĐ, tương ứng với tỷ lệ tăng 12.72%. Lợi nhuận gộp năm 2010 so với năm 2009 tăng 26,500,011VNĐ, tương ứng với tỷ lệ tăng 58.18%. Chi phí quản lý kinh doanh năm 2010 so với năm 2009 tăng 27,478,821VNĐ, tương ứng với tỷ lệ tăng 133.85%. Lợi nhuận EBIT năm 2010 so với năm 2009 giảm 978,810VNĐ, tương ứng với tỷ lệ giảm 3.91%. Lãi ròng năm 2010 so với năm 2009 giảm 734,107VNĐ, tương ứng với tỷ lệ giảm là 3.91%.

Bng 2.4: Báo cáo kết qu hot động kinh doanh năm 2010 (ĐVT: VNĐ) Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2009 Chênh lệch So sánh 2010/2009

(VNĐ) Gỉam (Tăng/ %) Tốc độ phát triển(%)

Doanh thu bán hàng và

cung cấp dịch vụ 1,187,505,659 1,035,159,817 152,345,842 14.72 114.72 Các khoản giảm trừ - - - - - Doanh thu thuần về bán

hàng và cung cấp dịch vụ 1,187,505,659 1,035,159,817 152,345,842 14.72 114.72 Giá vốn hàng bán 1,115,460,934 989,615,103 125,845,831 12.72 112.72 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 72,044,725 45,544,714 26,500,011 58.18 158.18 Chi phí quản lý 48,007,900 20,529,079 27,478,821 133.85 233.85 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 24,036,825 25,015,635 (978,810) (3.91) 96.09 Lợi nhuận trước thuế 24,036,825 25,015,635 (978,810) (3.91) 96.09 Thuế TNDN 6,009,206 6,253,909 (244,703) (3.91) 96.09 Lợi nhuận ròng 18,027,619 18,761,726 (734,107) (3.91) 96.09

(Ngun: Báo cáo KQHĐKD[Ph lc 12] và x lý ca tác gi bng phn mm EXCEL)

Tóm lại, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là bất ổn. Khi doanh thu tăng, nhưng lợi nhuận lại không tăng mà còn giảm là do chi phí kinh doanh năm 2010 tăng cao hơn so với năm 2009. Chính vì vậy, công ty phải có các biện pháp kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời lưu ý đến các rủi ro do nền kinh tế hiện nay mang lại như: lạm pháp, lãi suất… nhằm làm giảm chi phí kinh doanh một cách hợp lý. Ngoài ra với hàng tồn kho lớn như hiện nay, công ty cần tái cơ cấu nguồn vốn để xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu dài hạn.

2.2.1.2 Nhân lc

Do công ty thuộc loại mô hình doanh nghiệp vừa và nhỏ nên số lượng nhân viên không nhiều. Chính vì vậy, nhân lực chuyên trách về marketing cũng như về thương hiệu không có. Ngoài ra, trình độ của nhân viên trong công ty thấp, đây cũng là điểm yếu của công ty khi thực hiện các hoạt động phát triển thương hiệu.

Bng 2.5: S lượng và trình độ lao động ti tr s chính công ty tính đến tháng 08/2011 Trình Độ Số Nhân Viên Tỷ lệ (%) Sau Đại Học 0 0 Cao Đẳng - Đại Học 2 5.56 Cấp III - THCN 22 61.11 Cấp I - II 12 33.33 Tổng 36 100

Qua bảng 2.5 ta thấy, số lượng nhân viên tại trụ sở chính công ty là 36 nhân viên (chưa tính quản lý). Số người có trình độ cao đẳng - đại học là 2 người, chiếm tỉ lệ 5.56%. Số người có trình độ cấp III – Trung học chuyên nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất là 61.11% tương ứng với 22 người. Còn lại là trình độ cấp I – II với 12 người chiếm tỷ trọng 33.33%.

Ngoài ra, tác giả thực hiện phỏng vấn sâu về mức độ nhận thức cũng như tìm hiểu nguyên nhân vướng mắc trong việc phát triển thương hiệu tại công ty hiện nay. Đối tượng khảo sát là ban lãnh đạo công ty và nội dung là những câu hỏi liên quan đến nhân lực cũng như hoạt động phát triển thương hiệu.[Phụ Lục 1]

Trong cuộc phỏng vấn, ban lãnh đạo công ty hoàn toàn đồng ý cho rằng thương hiệu có tầm quan trọng trong việc phát triển công ty cũng như cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên, ban lãnh đạo của công ty cho rằng không thực hiện được việc xây dựng và phát triển thương hiệu là vì nguồn lực tài chính hạn hẹp, nguồn nhân lực cho việc phát triển thương hiệu không có và nếu phát triển thương hiệu thì không biết nên bắt đầu từđâu.

Ngoài ra, tác giả cũng thu được những kết quả liên quan đến thực trạng phát triển thương hiệu của công ty hiện nay như sau:

Công ty có website nhưng thực chất hoạt động không đạt hiệu quả. Công ty không có slogan riêng cho mình.

Logo công ty lấy theo mẫu có sẵn trên mạng, không có bản sắc riêng và không nói lên được bản chất công ty.

Quảng cáo trên báo chí hạn chế (Chỉ quảng cáo từ 2 đến 3 kỳ trên báo Đồng Nai vào cuối năm 2010).

Công ty hiện nay chưa có chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm INOX.

Tóm lại, nguồn nhân lực công ty hạn hẹp, trình độ lao động của công ty thấp. Chính vì vậy, khi công ty muốn xúc tiến hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu cho riêng mình thì đòi hỏi công ty phải có chiến lược đào tạo cũng như tuyển dụng nhân viên có trình độ chuyên môn về thương hiệu. Dần dần hình

thành bộ phận quản lý chuyên trách về thương hiệu của công ty và qua đó sẽ giúp cho nhân viên trong công ty nhận thức được tầm quan trọng của thương hiệu thông qua hình thức đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên.

2.2.2 Phân tích mt s yếu t môi trường ngành 2.2.2.1 Khách hàng 2.2.2.1 Khách hàng

Để phân tích và đánh giá mức độ hài lòng và trung thành cũng như hành vi, nhu cầu… của khách hàng đối với công ty TNHH Khánh Thành Đạt nói chung và sản phẩm INOX của công ty nói riêng. Tác giả đã tiến hành nghiên cứu bằng cách tiến hành phát phiếu khảo sát [Phụ Lục 2]

đến các khách hàng của công ty (phát phiếu qua các chi nhánh của công ty).

Đối tượng cuộc khảo sát: các khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm INOX của công ty TNHH Khánh Thành Đạt. Tổng kết số lượng phiếu như sau:

Số lượng phiếu dự kiến phát ra: 150 phiếu. Số lượng phiếu thu lại: 143 phiếu.

Số lượng phiếu hợp lệ: 114 phiếu (Đạt 76%)

Số lượng phiếu không hợp lệ: 29 phiếu. (Đa sốđin sai câu 43 và 45)

a. Thống kê thông tin khách hàng tham gia cuộc khảo sát:

Bng 2.6: Thng kê gii tính ca khách hàng tr li kho sát Tần Số Tần Suất (%) Tần Suất Hợp Lệ (%) Tần Suất Tích Lũy(%) H ợ p L ệ Nam 69 60.5 60.5 60.5 Nữ 45 39.5 39.5 100.0 Tổng Cộng 114 100.0 100.0 (Ngun: Kết qu kho sát và x lý ca tác gi bng phn mm SPSS)

Trong tổng số 114 khách hàng tham gia cuộc khảo sát, có 69 khách hàng là nam chiếm tỷ lệ 60.5%, có 45 khách hàng là nữ chiếm tỷ lệ 39.5%. Chứng tỏ rằng phái nam có xu hướng mua sắm sản phẩm INOX nhiều hơn phái nữ tại công ty TNHH Khánh Thành Đạt, ngoài ra đa số khách hàng khảo sát đều ở TP.Biên Hòa.

Nhìn vào bảng 2.7 ta thấy: trong tổng số 114 khách hàng tham gia khảo sát, có 55 khách hàng có độ tuổi từ 20 đến 40 chiếm tỷ lệ 48.2%, có 40 khách hàng có độ tuổi từ 41 đến 60 chiếm tỷ lệ 35.1%, có 18 khách hàng có độ tuổi dưới 20 chiếm tỷ

lệ 15.8% và có 1 khách hàng có độ tuổi trên 60 chiếm tỷ lệ 0.9%. Như vậy khách hàng của công ty tập trung vào nhóm tuổi từ 20 đến 40, kế tiếp là từ 41 đến 60.

Bng 2.7: Thng kê độ tui và hc vn ca khách hàng tham gia kho sát

Độ tuổi Tổng cộng Dưới 20 đếTừn 40 20 đếTừn 60 41 Trên 60 T rì nh đ ộ h ọ c v ấ n Cấp I - II Số người 8 10 13 0 31 Tỷ lệ 7.0% 8.8% 11.4% 0.0% 27.2% Cấp III - THCN Số người 10 31 19 1 61 Tỷ lệ 8.8% 27.2% 16.7% 0.9% 53.5% CĐ - ĐH Số người 0 14 8 0 22 Tỷ lệ 0.0% 12.3% 7.0% 0.0% 19.3% Tổng cộng Số người 18 55 40 1 114 Tỷ lệ 15.8% 48.2% 35.1% 0.9% 100% (Ngun: Kết qu kho sát và x lý ca tác gi bng phn mm SPSS)

Về trình độ học vấn: trong tổng số 114 khách hàng tham gia cuộc khảo sát, có 61 khách hàng có trình độ cấp III – THCN chiếm tỷ lệ 53.5%, có 31 khách hàng có trình độ cấp I – II chiếm tỷ lệ 27.2%, có 22 khách hàng có trình độ CĐ – ĐH chiếm tỷ lệ 19.3% và không có khách hàng nào có trình độ sau đại học tham gia cuộc khảo sát này. Như vậy khách hàng công ty đa số có trình độ cấp III – THCN.

Nhóm khách hàng có độ tuổi từ 20 đến 40 có trình độ học vấn cao nhất với 31 người có trình độ học vấn cấp III – THCN và 14 người có trình độ CĐ – ĐH. Kế tiếp là nhóm khách hàng có độ tuổi từ 41 đến 60 với 19 người có trình độ cấp III – THCN và 8 người có trình độ CĐ – ĐH.

b. Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng và trung thành của

khách hàng

Tác giả nghiên cứu, phân tích mức độ hài lòng và trung thành của khách hàng về công ty TNHH Khánh Thành Đạt thông qua phát phiếu khảo sát tới tay khách hàng [Phụ Lục 2].

Bng 2.8: Quy ước cho đim tng câu v quan đim ca khách hàng

Hoàn toàn không đồng ý

1 Không đồng ý 2 Trung lập 3 Đồng ý 4 Rất đồng ý 5 (Ngun: Phiếu kho sát khách hàng ca tác gi [Ph lc 2])

Mức độ hài lòng và trung thành của khách hàng được khảo sát qua 40 câu hỏi từ QB1 đến TT40 (Ni dung 40 câu hi ca phiếu kho sát phn ph lc 2) với nội dung 40 câu hỏi được dựa trên mô hình nghiên cứu ở phụ lục 4. Trong đó, 40 câu hỏi được chia thành 8 nhóm với 7 nhóm tiền tố và 1 nhóm yếu tố phụ thuộc như sau:

Bng 2.9: Thng kê nhóm câu hi v mc độ hài lòng và trung thành

STT Nội Dung Mã Câu Hỏi Số câu

1 Quảng bá QB1, QB2, QB3, QB4, QB5, QB6 6 2 Chăm sóc khách hàng KH7, KH8, KH9, KH10, KH11, KH12, KH13, KH14, KH15 9 3 Nhân viên NV16, NV17, NV18, NV19, NV20 5 4 Uy tín và nhận biết thương hiệu UT21, UT22, UT23, UT24, UT25 5 5 Chất lượng cảm nhận CL26, CL27, CL28, CL29, CL30 5 6 Tính năng và giá trị cảm nhận TN31, TN32, TN33, TN34 4 7 Giá cả và kiểu dáng sản phẩm KD35, KD36, KD37, KD38 4 8 Trung thành và hài lòng chung TT39, HL40 2

Tng cng 40

(Ngun: Phiếu kho sát khách hàng ca tác gi [Ph lc 2])

Để rút gọn thành một tập nhóm gồm ít câu hỏi hơn mà vẫn đầy đủ ý nghĩa như ban đầu thì tác giả tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA.

Nhìn lại bảng câu hỏi [Phụ lục 2] ta thấy có 40 câu hỏi (tức 40 quan sát để phân tích). Trong đó có 31 biến quan sát độc lập để đo lường mức độ hài lòng của khách hàng với công ty. Còn lại là 9 biến phụ thuộc (QB6, KH15, NV20, UT25, CL30, TN34, KD38, TT39, HL40) để đo lường chung về mức độ hài lòng và trung thành của khách hàng với công ty.

Phân tích nhân tố được thực hiện với phép trích Principle Component, phép xoay Varimax cho 31 biến độc lập. Cỡ mẫu của của phân tích là 114 (> 100 [11]). Khi phân tích nhân tố, tác giả quan tâm đến một số tiêu chuẩn sau:

- Thứ nhất: Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin)≥ 0.5 và mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett ≤ 0.05 [5 – Trang 31].

- Thứ hai: Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) > 0.5 (Do cỡ mẫu > 100[9]) . Nếu biến quan sát nào có hệ số tải nhân tố≤ 0.5 sẽ bị loại nhằm đảm bảo tập dữ liệu đưa vào là có ý nghĩa cho phân tích nhân tố. [9]

- Thứ ba: Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50% và Eigenvalues có giá trị lớn hơn 1 .[10]

- Th tư: Khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố≥ 0.3 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các yếu tố. [11]

Bng 2.10 KMO và Bartlett's Test ln 17

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .671 Bartlett's Test of Sphericity 564.312 136 .000

(Ngun: X lý ca tác gi bng phn mm SPSS [Ph Lc 5])

Bng 2.11: Phân tích nhân t - phương sai trích ln 17

C

om

po

ne

nt

Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings Rotation Sums of Squared Loadings

T ot al % o f V ar ia nc e C um ul at iv e % T ot al % o f V ar ia nc e C um ul at iv e % T ot al % o f V ar ia nc e C um ul at iv e % 1 3.702 24.682 24.682 3.702 24.682 24.682 3.640 24.270 24.270 2 1.933 12.886 37.568 1.933 12.886 37.568 1.813 12.087 36.356 3 1.671 11.137 48.705 1.671 11.137 48.705 1.708 11.385 47.742 4 1.589 10.595 59.300 1.589 10.595 59.300 1.672 11.150 58.892 5 1.243 8.284 67.585 1.243 8.284 67.585 1.304 8.693 67.585 6 .918 6.118 73.703 7 .807 5.378 79.081 8 .704 4.695 83.776 9 .535 3.569 87.345 10 .495 3.300 90.645 11 .357 2.383 93.028 12 .305 2.033 95.061 13 .286 1.907 96.967 14 .258 1.720 98.687

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển thưởng hiệu sản phẩm INOX của công ty TNHH Khánh Thành Đạt đến năm 2015 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)