Các nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty tập đoàn thủy sản minh phú sang thị trường hàn quốc (Trang 85 - 88)

5. Nội dung và kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu, )

4.5.1 Các nhân tố bên ngoài

Pháp luật

Một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu thủy sản của một quốc gia. Nó bao gồm các quy định về thuế, giá cả, chủng loại thủy sản, khối lượng thủy sản nhập khẩu…Từ năm 2012, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã áp mức thuế chống bán phá giá lên sản phẩm tôm Việt Nam trong đợt xem xét hành chính lần thứ tám (POR 8) một cách quá cao và bất hợp lý. Tập đoàn Thủy sản Minh Phú đã phải chịu mức thuế 4,98%, không chỉ riêng Minh Phú mà hơn 32 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của việt nam cũng cùng chung số

phận. trước tình hình đó tập đoàn Thủy sản Minh Phú đã mạnh dạn tìm kiếm thị trường mới và phát triển những thị trường tiềm năng có nhu cầu thủy sản ngày càng cao như thị trường HÀN QUỐC. Ngoài ra, theo thoả thuận cuả

Hiệp định Thương mại Hàng hoá khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Hàn Quốc (AKFTA), rằng các nước thành viên ASEAN trong đó có Việt Nam sẽ được miễn thuế nhập khẩu 10.000 tấn thủy sản sang thị trường Hàn Quốc

việt nam và hàn quốc đã trở thành đối tác chiến lược của nhau những ưu

đãi về thuế quan và phi thuế quan đã được áp dụng. tuy nhiên, những rào cản về công nghệ kĩ thuật còn khá dày đặc,quy trình kiểm duyệt thủy sản nhập khẩu nói chung và tôm nhập khẩu nói riêng rất khiêm ngặt như: nguồn gốc, tiêu chuẩn về dinh dưỡng, quy trình nuôi phải tiên tiến tiêu chuẩn châu âu, quy

định về bao bì-mẫu mã…hàn quốc tuy khó tính ởđầu vào nhưng ngược lại rất quan tâm thu hút hàng thủy sản vào trong nước để phục vụ nhu cầu trong nước do sản lượng thủy sản trong nước giảm

Hành vi tiêu dùng

Người Hàn Quốc thường thích nhất là ăn thuỷ sản sống, rồi đến thủy sản tươi và sau cùng là mới đến thủy sản đông lạnh. Các thuỷ sản sống thường

được ăn dưới dạng sashimi và được bán với giá đắt nhất trong tất cả các loại. Còn đối với thuỷ sản tươi và đông lạnh, người Hàn Quốc luôn cho rằng sản phẩm tươi sau khi nấu sẽ có mùi vị ngon hơn sản phẩm đông lạnh, do vậy giá bán thủy sản tươi luôn luôn cao hơn thủy sản đông lạnh. Tuy nhiên, đối với tổng sản lượng thủy sản nhập khẩu thì mặt hàng thủy sản đông lạnh luôn chiếm tỷ trọng cao.

Ngày nay nhờ vào thu nhập tăng và chất lượng cuộc sống được nâng cao, các nhà hàng thủy sản ngày càng được mở ra nhiều và ngày càng trở nên quen thuộc với người Hàn Quốc. Ví dụ các nhà hàng Todai, Seafood Ocean, Bono- Bono, OceanStar, Muscus,...đang trở nên nổi tiếng.

Người dân Hàn Quốc ngày càng thích đi ăn ngoài nhiều hơn và tiêu thụ

thủy sản nhiều hơn. Các nhà hàng này chủ yếu sử dụng các sản phẩm thủy sản nhập khẩu cũng như thuỷ sản trong nước. Phụ nữ Hàn Quốc ngày nay làm việc ngoài xã hội ngày càng nhiều nên nhu cầu về thực phẩm tiện lợi tăng cao. Người tiêu dùng Hàn Quốc ngày càng thích các sản phẩm ready-to-eat tại các siêu thị. Tại các khách sạn, người ta thường sử dụng thủy sản chẩt lượng cao

để nấu các món ăn thuỷ sản, do vậy, giá cả cũng thường được tính cao hơn. Còn đối với những dịch vụ thức ăn công nghiệp, các món ăn thủy sản thường

được sử dụng nguyên liệu rẻ tiền hơn để giảm chi phí tối đa và nâng cao khả

năng cạnh tranh.

Thủy sản Minh Phú ngày càng chiếm thị phần quan trọng trong tổng sản lượng thủy sản nhập khẩu cuả Hàn Quốc cho thấy thị trường Hàn Quốc đã chấp nhận và quen thuộc với các sản phẩm thủy sản Minh Phú. Nhu cầu tiêu thụ thủy sản tại Hàn Quốc ngày càng tăng và các ngành công nghiệp thực phẩm tiện lợi ngày càng phát triển nên nhu cầu sử dụng thuỷ sản tươi và đông lạnh- sản phẩm cạnh tranh cao cuả Minh Phú sẽ ngày càng phát triển trong tương lai

Tỷ giá hối đoái

Nền kinh tế ổn định thì thương mại sẽ diễn ra một cách thuận lợi và nhanh chóng, nhất là trong lĩnh vực xuất khẩu. Cụ thể là vấn đề tỷ giá hối

đoái, việc tăng, giảm của tỷ giá hối đoái ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty. Do đó, công ty cần quan tâm đến yếu tố tỷ

giá vì nó liên quan đến việc thu đổi ngoại tệ sang nội tệ, từđó ảnh hưởng đến hiệu quả xuất khẩu của công ty. Để biết được tỷ giá hối đoái, công ty phải hiểu

được cơ chếđiều hành tỷ giá hiện hành của nhà nước, theo dõi biến động của nó từng ngày, phải lưu ý tỷ giá hối đoái được điều chỉnh là tỷ giá chính thức được điều chỉnh theo quá trình lạm phát. Sự thay đổi tỷ giá luôn là mối quan tâm của tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu nói tập đoàn thủy sản Minh Phú nói riêng, khi tỷ giá tăng thì khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu nhưng lại hạn chế phần nhập khẩu nguyên phụ liệu cung cấp cho ngành thủy sản. Bên cạnh đó thì sự thay đổi tỷ giá cũng sẽ làm cho công ty thiệt thòi trong xuất khẩu, đồng USD hay Won xuống giá thì lô hàng càng lớn thì công ty càng phải chịu thiệt do giá cả đầu vào lên cao, trong khi đó thu USD hay

Won về thì tỷ giá lại xuống thấp, nếu doang nghiệp sau khi ký hợp đồng mà giá USD hay Won giảm, để đảm bảo uy tính vẫn phải xuất khẩu chấp nhận lỗ

tỷ giá, tình trạng này sẽ mất một thời gian dài để hồi phục.

Các yếu tố khoa học công nghệ

Các yếu tố khoa học công nghệ có quan hệ chặt chẽ với các ngành kinh tế

nói chung và ngành xuất khẩu thủy sản nói chung. Khoa học công nghệ ngày càng phát triền làm cho sự giao thương giữa các đối tác trở nên dễ dàng hơn. Khoảng cách không gian dường như không còn là vấn đề đáng ngại. Sự phát triển của mạng thông tin Internet giúp cho mọi thông tin thị trường thế giới

được cập nhật liên tục. Các doanh nghiệp xuất khẩu có thể quảng cáo sản phẩm của mình mà tốn chi phí không đáng kể.

Năm 2011, tổng công ty Minh Phú đã tăng vốn điều lệ của hai công ty con là công ty TNHH thủy sản Minh phú Lộc An từ 50 tỷ lên 150 tỷ và công ty thủy sản Minh PHú Hậu Giang từ 500 tỷ lên 600 tỷđể đầu tư vào máy móc thiết bị với công nghệ kĩ thuật cao nhẳm mục tiêu tăng năng suất, chất lượng hàng hóa, sản phẩm. Việc chế biến thủy sản ở Minh Phú đang dần được hiện

đại hóa, máy móc ngày càng hiện đại, tay nghề của công nhân ngày một nâng cao cũng góp phần giúp ngành xuất khẩu thủy sản ngày một phát triển.

Yếu tố chính trịổn định là cơ hội mở rộng phạm vi thị trường cũng như

dung lượng thị trường thủy sản. Song nó cũng sẽ là rào cản nếu tình hình chính trị không ổn định. Việt Nam có nền chính trị rất ổn định do vậy không chỉ là điều kiện để yên sản xuất và chế biến thủy sản mà còn thu hút các nhà

đầu tư góp vốn vào xây dựng mở rộng quy mô.

Tháng 3/2013, tình hình bất ổn trên bán đảo Triều tiên trở nên cạnh thẳng Hàn quốc đứng nguy cơ chiến tranh với bắc triều tiên khi Bình Nhưỡng từ

chối mọi thõa thuận ngừng bán với Hàn Quốc. nhà lãnh đạo Triều Tiên tuyên bố sẽ tấn công phủ đầu seoul. Sau lời tuyên bố “ đầy mùi thuốc súng ” của Bình Nhữơng tình chính trị tại Hàn Quốc trở nên bất ổn kéo theo nhiều hệ lụy về kinh tế làm cho kim ngạch xuất khẩu của Minh phú sang thị trường này bị

sụt giảm.

Ngày nay, với xu thế mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới, Việt Nam

đón nhận được những cơ hội để phát triển nền kinh tế nhưng cũng gặp không ít khó khăn. Trong đó, cạnh tranh quốc tế là yếu tốảnh hưởng và tác động mạnh mẽ đến các ngành xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu thủy sản nói riêng. Sự cạnh tranh của các đối thủ trên trường quốc tế là rất mạnh mẽ và quyết liệt. Hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam muốn tồn tại và phát triển

cạnh tranh về mặt giá cả, chất lượng, uy tín,… Đây là một thách thức và là rào cản lớn đối với Việt Nam. Các đối thủ cạnh tranh của với Việt Nam về thủy không chỉ có sức mạnh về kinh tế, chính trị, khoa học công nghệ mà nay còn là việc áp đặt các quy định khắc khe khi nhập khẩu. Chính vì thế các doanh nghiệp Việt Nam cần xây dựng cho mình thương hiệu mạnh, ngoài ra còn có các chính sách hợp lý về giá cả, nâng cao chất lượng cũng như uy tín. Điều đó tạo thế

vững vàng để phát triển ổn định ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam.

Một phần của tài liệu tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty tập đoàn thủy sản minh phú sang thị trường hàn quốc (Trang 85 - 88)