Khái niệm hợp đồng ngoại thương

Một phần của tài liệu tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty tập đoàn thủy sản minh phú sang thị trường hàn quốc (Trang 37 - 41)

5. Nội dung và kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu, )

2.1.6.1Khái niệm hợp đồng ngoại thương

Hợp đồng ngoại thương hay còn gọi là hợp đồng xuất nhập khẩu, là sự

thỏa thuận của bên mua và bên bán giữa hai nước khác nhau, trong đó quy

định bên bán phải chịu cung cấp hàng hóa và chuyển giao các chứng từ các liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu hàng cho bên mua và bên mua phải thanh toán tiền hàng.

2.1.6.2 Đàm phán hp đồng ngoi thương

Đàm phán là quá trình đối thoại giữa người mua và người bán nhằm đạt

được những thỏa thuận nhất trí về những nội dung của hợp đồng ngoại thương, để

sau quá trình đàm phán người mua và người bán có thểđi đến ký kết hợp đồng. 2.1.6.3 Ký hp đồng xut khu

Sau khi đã thống nhất các vấn đề cơ bản ở giai đoạn đàm phán, các bên tiến hành ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Khi ký kết, các bên cần tuân thủ các nguyên tắc ký kết, đó là bình đẳng, tự nguyện, thỏa thuận song phương, tuân thủ pháp luật và thông lệ quốc tế. Trong giao dịch mua bán hàng

hóa quốc tế, các bên có thể áp dụng nhiều phương thức ký kết hợp đồng khác nhau như ký trực tiếp, ký gián tiếp:

- Ký trực tiếp là việc các bên trực tiếp gặp gỡ, bàn bạc, thương lượng các nội dung, điểu khoản của hợp đồng và cùng nhau ký vào bản hợp đồng.

- Ký gián tiếp là việc các bên ký kết hợp đồng thông qua các phương tiện thông tin như thư từ giao dịch, điện báo, telex, fax, điện tín, email…

2.1.6.4 Các bước t chc thc hin hp đồng xut khu

1. Làm thủ tục xuất khẩu theo quy định 7. Giao hàng cho người vận tải. 2. Thực hiện công việc đầu của khâu thanh toán. 8. Mua bảo hiểm cho hàng hóa.

3. Chuẩn bị hàng để xuất khẩu 9. Lập bộ chứng từ thanh toán.

4. Kiểm tra hàng. 10. Thanh toán. 5. Làm thủ tục hải quan. 11. Khiếu nại

6. Thuê phương tiện vận tải. 12. Thanh lý Hð ngoại thương.

2.1.6.5 Mt s chng t s dng trong xut khu hàng hóa

+ Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): là chứng từ cơ bản của khâu thanh toán là yêu cầu của người bán đòi người mua phải trả số tiền hàng ghi trên hóa đơn.

+ Phiếu đóng gói (Packing List): là bản kê khai tất cả hàng hóa đựng trong một kiện hàng (thùng, hàng, cont…). Phiếu đóng gói được lập khi đóng gói hàng hóa.

+ Vận đơn đường biển (Bill of Lading): là biên lai của người chuyên chở xác nhận là họ đã nhận hàng. Là một bằng chứng về những điều khoản của một hợp đồng vận tải đường biển. Nó là một chứng từ sở hữu hàng hóa quy định hàng hóa sẽ giao cho ai ở cảng đích do đó cho phép mua bán hàng hóa bằng cách chuyển nhượng B/L.

+ Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin): là chứng từ do nhà sản xuất hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp để xác nhận nguồn gốc của hàng hóa.

+ Chứng từ bảo hiểm (Certificate of Insurance): là chứng từ do người bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm nhằm hợp thức hóa hợp đồng bảo hiểm và đểđiều tiết quan hệ giữa tổ chức bảo hiểm và người được bảo hiểm .

+ Hối phiếu (Bill of Exchange): là một tờ mệnh lệnh đòi tiền do nhà xuất khẩu lập đòi tiền sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho nhà nhập khẩu.

+ Giấy chứng nhận kiểm dịch và giấy chứng nhận vệ sinh (Health

Certificate): là những chứng từ do cơ quan của nhà nước cấp cho chủ hàng để

xác nhận hàng hóa đã được an toàn về mặt dịch bệnh, sâu hại, vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm..

+ Giấy chứng nhận Chất lượng /Số lượng hàng hóa (Certificate of

Quality/ Quantity): là chứng từ xác nhận chất lượng và số lượng (hoặc trọng lượng) của hàng thực giao và chứng minh phẩm chất số lượng hàng phù hợp với các điều khoản của hợp đồng.

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Các số liệu liên quan đến quá trình phân tích được thu thập trực tiếp dựa trên cơ sở những số liệu thực tế trong quá trình hoạt động của công ty cổ phần tập đoàn thủy sản Minh Phú giai đoạn từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2014. Ngoài ra số liệu còn được thu thập từ sách, báo, internet, tạp chí có liên quan

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

- Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả như phương pháp số

tương đối động thái, số tương đối kết cấu kết hợp với phương pháp so sánh số

tương đối và tuyệt đối từđó thiết lập bản đồ, sơđồ, biểu đồ, so sánh đối chiếu, phân tích, nhận xét đánh giá.

- Mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp suy luận và vận dụng lý thuyết và thực tếđể phân các nhân tốảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu tôm đông lạnh của công ty.

- Mục tiêu 3: Từ việc mô tả và đánh giá trên, sử dụng phương pháp tổng hợp và tự luận đề ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty phát triển hơn nửa trong thời gian tới.

* Thống kê mô tả: Là các phương pháp có liên quan đến việc thu nhập số

liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát các đối tượng nghiên cứu.

+ Số tương đối động thái (lần, %): Là kết quả so sánh giữu hai mức độ

của cùng một chỉ tiêu ở hai thời kỳ hay hai thời điểm khác nhau để thấy được sự thay đổi của chỉ tiêu nghiên cứu.

+ Số tương đối kết cấu (%): Dùng để xác định tỷ trọng của từng bộ phận cấu thành nên một tổng thể.

* Phương pháp so sánh: Là phương pháp đối chiếu các chỉ tiêu kinh tế

nhằm rút ra những kết luận đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Trong những trường hợp đặc biệt có thể so sánh những chỉ tiêu phản ánh những hiện tượng kinh tế khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình phân tích.

+ Phương pháp so sánh tuyệt đối: là hiệu số của hai chỉ tiêu là chỉ tiêu kỳ

phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc, chẳng hạn như so sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc giữa việc thực hiện kỳ này và thực hiện kỳ trước.

∆ y = y1 – y0 (2.1) Trong đó:

y0: Là chỉ tiêu năm trước y1: Là chỉ tiêu năm sau

∆y: Là phần chênh lệch tang, giảm của các chỉ tiêu kinh tế

+ Phương pháp so sánh tương đối: Là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu cần phân tích so với chỉ tiêu gốc để thực hiện mức độ hoàn thành kế hoạch của một công ty, hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu kỳ gốc để

nói lên tốc độ tang trưởng.

ti = [(y1 / y0)/y0]*100 (2.2) Trong đó:

ti: Là tốc độ tăng trưởng

Y1: Là mức độ cần thiết nghiên cứu (Mức độ kỳ báo cáo) Y0: Là mức độ kỳ trước (Mức độ dung làm cơ sở)

CHƯƠNG 3

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THỦY HẢI SẢN MINH PHÚ

Một phần của tài liệu tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty tập đoàn thủy sản minh phú sang thị trường hàn quốc (Trang 37 - 41)