Cơ cấu doanh thu theo từng mặt hàng

Một phần của tài liệu tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty tập đoàn thủy sản minh phú sang thị trường hàn quốc (Trang 69 - 70)

5. Nội dung và kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu, )

4.3.1 Cơ cấu doanh thu theo từng mặt hàng

Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Công ty Minh Phú là tôm, được chia ra làm hai mặt hàng chính là hàng truyền thống và hàng giá trị gia tăng. Vì vậy, việc nghiên cứu chỉ chú trọng phân tích hai mặt hàng này. Nhóm hàng truyền thống bao gồm các sản phẩm tôm tươi, tôm hấp,… Nhóm hàng này chủ yếu xuất sang các nước EU và nhất là Mỹ, nhóm hàng giá trị gia tăng bao gồm các loại sản phẩm như hàng tẩm bột, Sushi, Breaded, Tempure, Nobashi, Ring- shrimp,… Nhóm hàng này được xuất khẩu chủ yếu qua các nước châu Á và

đặc biệt là Nhật Bản. Các nhóm hàng này chiếm phần lớn tổng sản phẩm của công ty Trong giai đoạn năm 2011-6T/2014 ta thấy, có sư thay đổi rõ rệt trong cơ cấu của 2 nhóm mặt hàng. mặt hàng giá trị gia tăng ngày càng được ưu chuộng nhiều hơn, chiếm tỷ trong cao trong cơ cấu mặt hàng của công ty.

Bảng 4.4: Doanh thu xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng của Công ty từ 2011- 2013 Mặt hàng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Giá trị (Triệu USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (Triệu USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (Triệu USD) Tỷ trọng (%) Truyền thống 231,22 69,15 226,40 61,29 233,28 44,90 Giá trị gia tăng 103,17 30,85 143,00 38,71 286,25 55,10 Tổng 334,39 100 369,40 100 519,53 100

(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu Công ty)

Mặt hàng truyền thống chiếm hầu hết sản lượng xuất khẩu cũng như

kim ngạch. Cụ thể năm 2011 Tổng giá trị xuất khẩu theo từng mặt hàng của công ty đạt 334,39 triệu USD, trong đó nhóm hàng truyền thống đạt 231,22 triệu USD chiếm 69,15% tỷ trọng, vào thời điểm năm 2011, tình hình công ty còn phụ thuộc nhiều vào các thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ, EU nên việc sản xuất thường để phục vụ nhu cầu của những thị trường này vốn ưu chuộng các mặt hàng truyền thống. mặt khác, để sản xuất các mặt hàng giá trị cao cần có công nghệ-kỹ thuật cao, máy móc- thiết tiên tiến, tốn nhiều chi phí. Năm

2012, nhóm hàng này chỉ đạt 226,40 triệu USD (61,29%), giảm 4,82 triệu USD so với năm 2011, tỷ trọng của nhóm hàng này giảm 7,86% so với năm 2011. Nguyên nhân là vào năm 2012, cuộc khủng hoảng nợ công ở châu âu đã làm cho hàng hóa tại thị trường EU bị ứ đọng ảnh hưởng sản lượng tiêu thụ

các mặt hàng truyền thống tại thị trường này dẫn đến kim ngạch vào năm 2012 tụt giảm. Năm 2013, giá trị nhóm hàng truyền thống đạt 233,28 triệu USD, còn về tỷ trọng giảm 16,39% so với năm 2012. Nguyên nhân là chiến lược phát triển dài hạn của công ty năm 2011 đã xác định sẽ tập trung sản xuất các mặt hàng có giá trị cao mà các doanh nghiệp đối thủ không sản xuất được vì tốn nhiều chi phí, xu hướng thế giới sẽ ưu chuông những sản phẩm được sản xuất với công nghệ cao và kỹ thuật sâu.

Do việc cầu kì trong văn hóa ẩm thực vì thế Nhật Bản là quốc gia nhập khẩu hàng đầu các nhóm hàng này. Vì là mặt hàng mang lại giá trị cao nên nhóm hàng này chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu sản phẩm của công ty. Năm 2011 về tỷ trọng mặt hàng này chỉ chiếm 30,85%. Với giá trị mà nó mang lại đã thúc đẩy công ty sản xuất ngày một nhiều, cụ thể giá trị cũng như

cơ cấu tỷ trọng tăng dần qua các năm, từ năm 2011 chỉ với trị giá 103,17 triệu USD con số này đã tăng lên 286,25 triệu USD năm 2013. Con số này nói lên xu hướng chuyển đổi từ mặt hàng truyền thống sang các nhóm mặt hàng có giá trị gia tăng cao. Điều này cũng dễ nhận thấy được lợi ích mà mặt hàng giá trị gia tăng mang lại. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là Tập đoàn Minh Phú phát triển đa dạng sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

Một phần của tài liệu tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty tập đoàn thủy sản minh phú sang thị trường hàn quốc (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)