Phân tích cơ cấu thị trường xuất khẩu Công ty

Một phần của tài liệu tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty tập đoàn thủy sản minh phú sang thị trường hàn quốc (Trang 72 - 75)

5. Nội dung và kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu, )

4.3.3 Phân tích cơ cấu thị trường xuất khẩu Công ty

Bảng 4.6: Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường thủy sản giai đoạn 2011-6t/ 2014

ĐVT: Triệu USD

Thị trường

2011 2012 2013 6 tháng đầu 2014

Kim ngạch Tỷ trọng (%) Kim ngạch Tỷ trọng (%) Kim ngạch Tỷ trọng (%) Kim ngạch Tỷ trọng (%)

Mỹ 123,022 36,79 118,692 32,12 181,837 35,00 129,36 42,50 Nhật 70,264 21,01 95,181 25,76 129,884 25,00 51,50 17,00 EU 42,842 12,81 33,827 9,16 46,758 9,00 20,72 6,80 Hàn Quốc 42,236 12,63 71,174 19,26 51,953 10,00 67,34 22,10 Canada 30,161 9,02 29,163 7,89 36,367 7,00 28,02 9,20 Úc 7,592 2,27 3,585 0,98 31,172 6,00 - - Hồng Kông 5,053 1,51 6,332 1,71 15,586 3,00 - - Khác 13,247 3,96 11,524 3,12 25,977 5,00 7,64 2,50 Tổng cộng 334,421 100 369,478 100 519,534 100 304,58 100 (Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu)

Năm 2011 thị trường Mỹ tiếp tục chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu thị

trường của công ty, chiếm 36,79% tổng kim ngạch đạt giá trị 123,022 triệu USD, con số này giảm nhẹ vào năm 2012 với tỷ trọng chiếm 32,12%, đạt giá trị kim ngạch 118,692 triệu USD. Đến năm 2013 kim ngạch đạt 181,837 triệu USD (35%), thị trường Mỹ luôn giữ vững vị trí đứng đầu và là bạn hàng quen thuộc của công ty. Một trong những nguyên nhân làm cho Mỹ trở thành thị

trường số 1 là do Mỹ là thị trường tương đối dễ thâm nhập, có thị hiếu và yêu cầu kĩ thuật đối với sản phẩm không khắc khe nhiều, và hơn nữa là do công ty

đã đặt trụ sở Mseafood tại Mỹ nên việc tìm kiếm khách hàng, dễ dàng cho việc xuất khẩu. Mặt khác, sản phẩm tôm mà thị trường Mỹ thường tiêu thụ là các mặt hàng truyền thống (là sản phẩm phổ biến của công ty).

Đứng ngay sau thị trường Mỹ là Nhật Bản vẫn duy trì vị trí thứ hai với kim ngạch ngày càng tăng qua các năm. Cụ thể năm 2011 kim ngạch đạt 70,264 triệu USD (21,01% tổng kim ngạch), tăng 95,181 triệu USD (25,76%) vào năm 2012 và tăng lên với kim ngạch đạt 129,837 triệu USD (25%) vào năm 2013. Tuy tỷ trọng giảm so với năm 2012 nhưng do sản kim tổng kim ngạch năm 2013 đạt cao nên Nhật vẫn duy trì được vị trí thứ 2 trong cơ cầu thị

trường xuất khẩu trong những năm qua. Thị trường Nhật vốn là thị trường tiêu thụ đa số các mặt hàng GTGT chiếm 70%, còn lại là mặt hàng truyền thống trái ngược hẳn vói thị trường Mỹ. Nhật Bản có vị trí địa lý thuận lợi cho việc xuất khẩu cũng như văn hóa – xã hội của người Châu Á nên việc tiếp cận thị

trường này tương đối dễ dàng. Tuy Nhật là thị trường khó tính trong các thị

trường bởi những yêu cầu khắc khe về chất lượng sản phẩm, các vi định về dư

lượng chất kháng sinh,… Nhưng nhờ quy trình sản xuất và chế biến sản phẩm khép kín từ con giống đến nuôi trồng và qunr lý dịch bệnh, nên thị trường Nhật vẫn là bạn hàng lớn và có nhiều tiềm năng để công ty phát triển thêm các loại sản phẩm mang lại giá trị cao hơn trong tương lai.

Theo Hiệp hội xuất khẩu và chế biến thủy sản Việt Nam, EU là một trong ba thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Xuất khẩu sang khu vực này chiếm gần 18% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản cả nước (nguồn: theo Vasep, vov.vn, 2014). Trong đó tôm là mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất. Đối với Tập đoàn Minh Phú thì EU cũng là thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng đầu và ổn định qua các năm. Cụ thể trong năm 2011 xuất sang EU đạt 42,842 triệu USD ( chiếm 12,81% tổng kim ngạch). Tuy giảm nhẹ vào năm 2012 nhưng đã giữ thếổn định trở lại vào năm 2013 với kim ngạch đạt 46,758 triệu USD (9% tổng kim ngạch). EU có thị hiếu tiêu dùng gần giống với thị

trường Mỹ, đa số nhập khẩu các mặt hàng truyền thống, nhất là tôm thẻ chân trắng. EU ưa chuộng hon các mặt hàng có giá tương đối vì họ đã thắt chặt chi

tiêu ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Do đạt được các chứng nhận như BRC; ISO; GMO; BAP;…. Nên việc thâm nhập thị trường EU ngày càng dễ dàng vì khách hàng ởđây có các yêu cầu về sản phẩm đạt các chứng nhận nêu trên.

Các thị trường còn lại chủ yếu có kim ngạch tương đối bình ổn và tăng qua các năm do xu hướng đồng hóa thị trường. Hàn Quốc và Canada đạt kim ngạch ở tầm trung lần lượt là 42,236 triệu USD (12,63%) và 30,161 triệu USD (9,02%), và tăng qua các năm. Các thị trường như Úc, Hồng Kông, Nga,… chiếm tỷ trọng khá nhỏ tuy nhiên công ty vẫn đánh giá đây là các thị trường

đầy tiềm năng để thâm nhập và mở rộng thị trường.

tình hình xuất khẩu các mặt hang thủy sản của tập đoàn MINH PHÚ trong 6 tháng đầu năm nhìn chung đều có chiều hướng tốt, đặc biệt là với mặt hàng tôm. Tính đến hết 6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu của công ty đạt 304 triệu USD, tương đương 55% kế hoạch năm, tập trung chủ yếu xuất khẩu vào thị trường Mỹ, châu Âu, Nhật và Hàn Quốc. Trong đó, Mỹ vẫn duy trì là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản MINH PHÚ, chiếm 42.5% tổng giá trị xuất khẩu. Bên cạnh đó, xuất khẩu thủy sản sang hầu hết các thị trường tiêu thụ lớn khác như Nhật Bản, EU và Hàn Quốc đều tăng mạnh.

Nhìn chung cơ cấu thị trường có sự biến động khá nhẹ và tương đối ổn

định. Sự biến động tập trung vào năm 2012, năm mà nguồn nguyên liệu bị

thiếu hụt trầm trọng do dịch bệnh gây ra và chưa có chủ động được nguồn nguyên liệu. Đây là xu thế chung của các doanh nghiệp xuất khẩu vào năm này. Sự biến động nhẹ này không ảnh hưởng đáng kểđến kim ngạch xuất khẩu qua các thị trường và đến năm 2013 tổng kim ngạch tăng vượt bậc từ 369,478 triệu USD lên 519,534 triệu USD. Đứng vị trí số một vẫn là Mỹ, tiếp theo là Nhật Bản và EU,… Đạt được thành tích này là nhờ vào tầm nhìn mang tính chiến lược của ban lãnh đạo công ty, đủ để thấy được sức mạnh của việc cổ

phần hóa doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty tập đoàn thủy sản minh phú sang thị trường hàn quốc (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)