Thực trạng xuất khẩu tôm của công ty cổ phần tập đoàn Minh

Một phần của tài liệu tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty tập đoàn thủy sản minh phú sang thị trường hàn quốc (Trang 78 - 85)

5. Nội dung và kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu, )

4.4.2.1 thực trạng xuất khẩu tôm của công ty cổ phần tập đoàn Minh

Phú sang Hàn Quc theo cơ cu mt hàng

Công ty chủ yếu xuất khẩu hai nhóm mặt hàng chính là mặt hàng truyền thống và giá trị gia tăng trong đó, nhóm hàng truyền thống bao gồm các sản phẩm tôm tươi, tôm hấp, nhóm hàng giá trị gia tăng bao gồm các loại sản phẩm như hàng tẩm bột, Sushi, Breaded, Tempure, Nobashi, Ring-shrimp. Nhìn chung qua ba năm, nhóm hàng truyền thống xuất khẩu sang thị trường hàn Quốc luôn chiếm tỉ trọng cao hơn nhóm hàng giá trị gia tăng nhưng có xu hướng thay đổi tỉ trọng theo chiều ngược lại trong giai đoạn này.

Bảng 4.8: Doanh thu xuất khẩu sang Hàn Quốc của Công ty theo cơ cấu mặt hàng từ 2011- 2013

Mặt hàng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Giá trị (Triệu USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (Triệu USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (Triệu USD) Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%) Truyền thống 32,032 76 51,217 72 29,857 58 19,185 60 -21,359 -72 Giá trị gia tăng 10,204 24 19,957 28 22,096 42 9,753 96 2,138 10 Tổng 42,236 100 71,174 100 51,953 100 28,938 69 -25,833 -50

Năm 2012, doanh thu xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc của công ty là 71,174 triệu USD tăng hơn 28 triệu USD, tăng 69% so voi năm 2011. Doanh thu 2 nhóm mặt hàng đều tăng nhưng tỷ trọng của chúng có sự thay đổi cụ

thể,tỷ trọng nhóm hàng truyền thống giảm từ 76% xuống còn 72%, giảm 4% so với năm 2011, nhóm hàng giá trị gia tăng tăng từ 24% lên đến 28%, tăng 4%. Nguyên nhân do nhu cầu các mặt hàng giá trị gia tăng lên tại thị trường Hàn quốc người Hàn Quốc ngày càng ưu chuộng các sản phẩm tôm chế biến với công nghệ cao và sâu, tại Hàn quốc các siêu thị, cửa hàng thức ăn nhanh và các nhà hàng thủy sản trong năm 2012 mộc lên như nấm nên nhu cầu về

những sản phẩm thủy sản chế biến chất lượng cao ngày càng tăng dẫn đến doanh thu của nhóm hàng giá trị gia tăng cũng tăng theo.

Năm 2013, tình hình xuất khẩu của công ty sang thị trường Hàn Quốc không mấy sáng sủa doanh thu xuất khẩu đạt 51,953, giảm 25,833 triệu USD giảm gần 50% so với năm 2012. Nguyên nhân là do dịch tôm EMS làm cho nguyện liệu tôm cho chế biến xuất khẩu bị thiếu hụt dẫn đến sản lượng bị tụt giảm, nhà nhập khẩu hoang mang về bệnh tôm EMS ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng nên đã ngừng nhập khẩu tôm từ các nước có dịch bệnh ở tôm hoành hành, rào cản ethoxyquin kiểm tra ethoxyquin trong tôm nhập khẩu từ

Việt Nam với mức giới hạn để kiểm tra là 0,01 ppm bằng với mức của Nhật Bản đang áp dụng tại Hàn Quốc, vài khách hàng của công ty bị cắt quota nhập khẩu. Thị trường Hàn Quốc cũng gặp rất nhiều khó khăn trong năm 2013 do tình hình bất ổn trên bán đảo Triều Tiên vào tháng 03/2013 và hệ lụy những tháng tiếp theo. Tuy tổng doanh thu tại thị trường giảm mạnh nhưng nhóm các mặt hàng giá trị gia tăng lại tăng nhẹ 10% trong khi nhóm mặt hàng truyền thống lại giảm mạnh, giảm 72%. Nguyên nhân, tuy tình hình xuất khẩu sang Hàn quốc gặp nhiều khó khăn nhưng nhóm các mặt hàng giá trị gia tăng lại

được ưu chuộng do sản phẩm có độ an toàn cao đạt tiêu chuẩn chất lượng làm cho nhà nhập khẩu nhà phân phối Hàn quốc tin cậy. Một phần là do định hướng phát triển của công ty trong những năm tới là chú trọng sản xuất những mặt hàng có giá trị gia tăng cao làm tăng khả năng cạnh tranh khi xuất vào thị

trường Hàn Quốc.

Bảng 4.9: Doanh thu xuất khẩu sang Hàn Quốc của Công ty theo cơ cấu mặt hàng 6T/2013 – 6T2014 Mặt hàng 6/2013 6/2014 Chênh lệch 6/2014/6/2013 Giá trị (Triệu USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (Triệu USD) Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối(%) Truyền thống 13,671 52 32,976 49 19,305 59 Giá trị gia tăng 12,449 48 34,364 51 21,915 64 Tổng 26,120 100 67,340 100 41,220 61

(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu công ty MINH PHÚ)

Sáu tháng đầu năm 2014, doanh thu xuất khẩu sang hàn quốc của công ty

đạt 67,34 triệu USD tăng 41,22 triệu USD , tăng 61 % so với cùng kỳ 6 tháng năm 2013 nguyên nhân là do công ty mở quy mô sản xuất và kết hợp với nhiều nhà phân phối lớn như Mitsui đã đẩy nhanh tốc độ phát triển tại thị

trừơng này. Ngoài ra, nguyên nhân chính giúp xuất khẩu tôm Minh Phú vào Hàn Quốc tăng mạnh là do nhập khẩu tôm từ Trung Quốc giảm đột ngột. Từ vị

trí thứ nhất năm 2013 với 14.610 tấn xuống chỉ còn 9.391 tấn, giảm 35,7%. Ngoài ra, xuất khẩu tôm của Thái Lan vào Hàn Quốc cũng giảm mạnh. Điều này được giải thích là do ảnh hưởng của hội chứng tôm chết sớm (EMS, một loại bệnh) tại Trung Quốc và Thái Lan.

Xét về tỷ trọng doanh thu theo cơ cấu nhóm hàng ta thấy có sự thay dổi rõ rệt. 6 tháng đầu năm 2014 nhóm các mặt hàng giá trị gia tăng xuất khẩu sang hàn quốc chiếm 51% cao hơn nhóm hàng truyền thống 2%. Từ năm 2011 – 6T/2014 ta thấy, tỷ trọng nhóm hàng giá trị gia tăng luôn tăng theo các năm dến 6T/2014 thì vượt lên cả nhóm các mặt hàng truyền thống. Nguyên nhân, từ nhiều năm trước, Minh Phú chuyển mạnh sang sản xuất những mặt hàng tôm có giá trị gia tăng cao, tôm cao cấp, tôm ăn liền. Đây là những mặt hàng mà các đối thủ khác không sản xuất được hoặc không dám sản xuất vì phải

đầu tư rất nhiều cho công nghệ cũng như con người. Trong hơn 1 năm trở lại

đây, số lượng các đơn hàng này tăng mạnh cho thấy, xu hướng trên thế giới, nhiều khách hàng ưa chuộng các mặt hàng chế biến sâu. Chiến lược và các giải pháp trên đã giúp sản phẩm của Minh Phú trở nên cạnh tranh và bán được giá cao hơn trên thị trường Hàn quốc. Điều này tạo cho Minh Phú khả năng

mua tôm nguyên liệu mạnh hơn với giá cao hơn, đem lại lợi ích lớn hơn cho người nuôi tôm. Nhờ đó, khuyến khích họ mở rộng diện tích vùng nuôi cũng như đầu tư mạnh cho công nghệ và kỹ thuật nuôi tôm để mang lại lợi nhuận tốt hơn cho chính bản thân họ. Minh Phú đã và đang tạo ra động lực cho ngành nuôi tôm của Việt Nam phát triển.

4.4.2.2 thc trng xut khu tôm ca công ty Minh Phú sang Hàn Quc theo hình thc và giá xut khu Quc theo hình thc và giá xut khu

Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú xuất khẩu sang Hàn Quốc theo cả hai hình thức: xuất khẩu trực tiếp chiếm khoảng 30% và xuất khẩu ủy thác (gián tiếp) chiếm khoảng 70%. Hiện nay công ty hợp tác với mitsui một nhà phân phối lớn có mặt hầu hết ở các nước châu Á trong đó có Hàn Quốc để đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng tôm của mình vào thị trường này.

Xuất khẩu trực tiếp: là hình thức xuất khẩu mà trong đó Công ty kinh doanh quốc tế trực tiếp bán sản phẩm ra thị trường nước ngoài thông qua các bộ phận xuất khẩu của mình. Xuất khẩu trực tiếp thường đòi hỏi chi phí cao và ràng buộc nguồn lực lớn để phát triển thị trường. Tuy vậy xuất khẩu trực tiếp

đem lại cho công ty những lợi ích là: có thể kiểm soát được sản phẩm, giá cả, hệ thống phân phối ở thị trường nước ngoài. Vì được tiếp xúc với thị trường nước ngoài nên công ty có thể nắm bắt được sự thay đổi nhu cầu thị hiếu các yếu tố môi trường và thị trường nước ngoài để làm thích ứng các hoạt động xuất khẩu của mình. Chính vì thế mà nỗ lực bán hàng và xuất khẩu của công ty tốt hơn.

Tuy nhiên bên cạnh thu được lợi nhuận lớn do không phải chia sẻ lợi ích trong xuất khẩu thì hình thức này cũng có một số nhược điểm nhất định đó là: rủi ro cao, đầu tư về nguồn lực lớn, tốc độ chu chuyển vốn chậm.

Xuất khẩu uỷ thác là hình thức xuất khẩu trong đó đơn vị được cấp giấy phép xuất khẩu không có điều kiện đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện hợp

đồng xuất khẩu, phải uỷ thác cho đơn vị khác có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu tiến hành xuất khẩu hộ. Và đơn vị giao uỷ thác phải trả một khoảng hoa hồng cho đơn vị nhận uỷ thác theo một tỷ lệ nhất định đã được thoả thuận trong một hợp đồng gọi là phí uỷ thác. Doanh thu của đơn vị nhận uỷ thác trong trường hợp này là số hoa hồng được hưởng.

Hình thức xuất khẩu này đem lại cho công ty những lợi ích đó là: không cần đầu tư về nguồn lực lớn, rủi ro thấp tốc độ chu chuyển vốn nhanh. Tuy nhiên nó cũng có những hạn chế nhất định là: doanh nghiệp giao uỷ thác sẽ

không kiểm soát được sản phẩm, phân phối, giá cả ở thị trường nước ngoài. Do doanh nghiệp không duy trì mối quan hệ với thị trường nước ngoài cho

nên không nắm bắt được sự thay đổi nhu cầu thị hiếu các yếu tố môi trường, thị trường nước ngoài nhằm làm thích ứng các hoạt động marketing đặc biệt là làm thích ứng các sản phẩm với nhu cầu thị trường. Do phải trả chi phí uỷ thác nên hiệu quả xuất khẩu cũng không cao bằng so với xuất khẩu trực tiếp.

Theo xu hướng sắp tới đây công ty sẽ chuyển đổi cơ cấu của hai hình thức này theo chiều ngược lại bởi quy mô công ty ngày càng lớn mạnh vốn

điều lệ đạt 700 tỷ đồng tăng lên 1000 tỷ vào đầu năm 2013 nhờ vào việc tập

đoàn Minh Phú đang chào bán riêng lẻ 30 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài để lấy vốn phục vụ việc mở rộng sản xuất kinh doanh. Nhu cầu và thị

hiếu khách hàng tại thị trường Hàn quốc ngày càng tăng cao, cạnh tranh ngày càng khốc liệt do số doanh nghiệp gia nhập ngành ngày cào tăng từ khoảng 200 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào năm 2011 lên khoảng 600 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang thị trường Hàn Quốc vào năm 2014 để ứng phó với những thay đổi của thị trường xuất khẩu công ty cần phải thay đổi chiến lược kinh doanh một cách phù hợp với nguồn lực sẵn có và phải kiểm soát được sản phẩm, giá cả, hệ thống phân phối ở thị trường để có thể kịp thời

đưa ra những chính sách phù hợp, đúng đắn.

Về hình thức thanh toán , L/C là hình thức phổ biến hiện nay, đây là hình thức mà Ngân hàng thay mặt Người nhập khẩu cam kết với công ty Minh Phú sẽ trả tiền trong thời gian qui định khi công ty Minh Phú xuất trình những chứng từ phù hợp với qui định trong L/C đã được NH mở theo yêu cầu của người nhập khẩu. Thực chất trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, phương thức thanh toán thư tín dụng đã chuyển trách nhiệm thanh toán từ nhà nhập khẩu sang ngân hàng bảo đảm nhà xuất khẩu giao hàng và nhận tiền hàng an toàn, nhanh chóng, nhà nhập khẩu nhận được hóa đơn vận chuyển hàng đúng hạn. Vì vậy, ở một mức độ nhất định, L/C là phương thức thanh toán cân bằng được lợi ích của cả hai bên xuất khẩu và nhập khẩu và giải quyết được mâu thuẫn không tín nhiệm nhau của cả hai bên. Vì vậy, phương thức này được sử dụng phổ biến trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế.

Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú là một công ty lớn và có thể nói là đang dẫn đầu về sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu trong ngành. Với việc sở hữu quy trình sản xuất khép kín từ con giống đến sản phẩm cuối cùng, kiểm soát tốt dịch bệnh đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu có nhiều bạn hàng gắn bó lâu dài nên việc định giá cũng ít phụ thuộc vào thị

trường. Tuy nhiên chính sách giá của công ty vẫn thay đổi theo từng thời điểm

để phù hợp với từng chuyển biến của thị trường. Giá cả được quyết định bởi chất lượng sản phẩm và kích cỡ của từng mặt hàng. Công ty thường xác định

giá cho khách hàng theo giá DDP (Delivered Duty Paid). Khi tiếp cận thị

trường mới chấp nhận bán giá cạnh tranh để chiếm lĩnh thị phần.

Bảng 4.10 Giá tôm xuất khẩu trung bình sang Hàn Quốc giai đoạn 2011 – 2013

ĐVT: USD/KG Năm 2011 2012 2013 T6/2014

Giá XK TB 11,9 12,4 13,7 15,2

Nguồn: phòng xuất nhập khẩu

Năm 2012, giá tôm xuất khẩu trung bình 12,4 USD/kg, tăng 0,5 USD/kg so với năm 2011 nguyên nhân là dịch bênh ở tôm làm nguyên liệu khan hiếm giá cả

bịđội lên rất nhiều.Trong khi đó giá tôm nguyên liệu lại biến động bất thường,

đặc biệt là trong quý II, có thời điểm giá giảm tới 50%. Tháng 1/2012, tôm sú nguyên liệu cỡ 30/40 con tại Cà Mau có giá bán khoảng 155.000 - 195.000

đồng/kg thì đến tháng 6/2012, giá giảm còn 120.000 - 130.000 đồng/kg. Nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường thế giới giảm cộng ảnh hưởng từ các chính sách bất lợi như phí kiểm dịch tăng, tín dụng bị thắt chặt khiến nhu cầu thu mua tôm nguyên liệu chế biến giảm dẫn đến tôm nguyên liệu giảm mạnh.

Năm 2013 giá tôm xuất khẩu trung bình đạt 13,7 USD/kg, tăng 1,3 USD/kg so với năm 2012. Nguyên nhân của việc tôm Minh Phú tăng giá là do thiếu nguồn nguyên liệu tôm trên thế giới do dịch bệnh EMS làm sản lượng tôm trên thế giới giảm mạnh. Ở Việt Nam lượng sản lượng tôm có giảm nhưng vẫn ổn định để cung cấp tôm nguyên liệu cho xuất khẩu. Về phía công ty cũng

đã áp dụng các tiến bộ khoa học – kĩ thuật vào trong quy trình nuôi trồng nên

đã giảm phần nào thiệt hai đảm bảo đủ nguồn nguyên liệu chế biến. Tình hình giá cả 6 tháng đầu năm 2014 của các mặt hàng tôm xuất khẩu sang Hàn quốc có xu hướng tăng lên. Nguyên nhân một phần do tình hình lạm phát tăng , giá cả leo thang làm cho chi phí sản xuất tăng lên một phần do nhu cầu tôm tại Hàn quốc tăng nên giá cả cũng tăng theo. Thực tế thì giá bán của công ty phụ

thuộc rất nhiều vào các yếu tố khách quan như: ảnh hưởng của giá thế giới dẫn

đến sự bất ổn về giá của các nhà cung ứng trong nước, các quy định về chất lượng hàng hoá, tác động từ sự bất ổn của tỷ giá hối đoái, chiến lược giá cạnh tranh của các đối thủ cùng ngành, yếu tố cung-cầu của hàng thủy sản xuất khẩu. Vì vậy công ty nên đề ra biện pháp nhằm đảm bảo tối thiểu hóa chi phí sản xuất để có thể đảm bảo khả năng chống đỡđược những rủi ro mang tính khách quan.

Một phần của tài liệu tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty tập đoàn thủy sản minh phú sang thị trường hàn quốc (Trang 78 - 85)